Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ để đuổi kịp tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may và da giày

Thứ năm, 28/07/2022 11:02 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong 5 năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của 2 ngành dệt may và da giày liên tục tăng trưởng, thế nhưng, công nghiệp hỗ trợ cho 2 ngành này lại chưa bắt được kịp. Điều này dẫn đến hiện tượng, nhiều doanh nghiệp phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Dệt may và da giày tăng trưởng mạnh mẽ, công nghiệp hỗ trợ bị hụt hơi

Trong hơn 2 năm qua, bất chấp tác động của đại dịch COVID-19, ngành dệt may và da giày đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, trong năm 2021, ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu lên tới 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2020.

khuyen khich phat trien cong nghiep ho tro de duoi kip toc do tang truong cua nganh det may va da giay hinh 1

Tương tự, kim ngạch xuất khẩu da giày trong năm 2021 đạt 20,78 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.

Bước vào năm 2022, ngành dệt may và da giày tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 22,3 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Với ngành da giày, riêng trong quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu giày dép đã đạt hơn 5 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng cao trong điều kiện đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở trong nước và nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Mặc dù tăng trưởng mạnh, thế nhưng, các doanh nghiệp dệt may và da giày đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết: “Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm chưa thể khẳng định được nhiều. Bởi, hiện tại, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do COVID-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn, thậm chí tại nhiều quốc gia, tình hình dịch bệnh đang bùng phát trở lại”.

Theo Phó Chủ tịch VITAS, hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành dệt may phụ thuộc rất nhiều vào chính sách chống dịch trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Đặc biệt, tình hình thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, nhất là chiến sự giữa Nga - Ukraine vẫn chưa đi đến hồi kết, điều này ảnh hưởng rất lớn đối với giá năng lượng, giá nguyên, vật liệu.

“Tính chung 6 tháng đầu năm, giá bông đã tăng 19%, cùng với đó giá xăng, dầu cũng tăng mạnh khiến doanh nghiệp dệt may đứng trước những khó khăn”, ông Cẩm nói.

Tương tự, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) nhấn mạnh: Các doanh nghiệp ngành này đang đối mặt với nhiều vấn đề như tỷ lệ tồn kho cao (khoảng 40%), chi phí logistics cao, thiếu hụt nguồn lao động cho sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu khi Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách zero COVID.

Theo phân tích của Bộ Công Thương: Trong 5 năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của 2 ngành dệt may và da giày liên tục tăng trưởng, thế nhưng, công nghiệp hỗ trợ cho 2 ngành này lại chưa bắt được kịp. Điều này dẫn đến hiện tượng, nhiều doanh nghiệp phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may và da giày đa phần doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này hạn chế về vốn, kỹ thuật và công nghệ, không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Bộ Công Thương nhấn mạnh: Dù kim ngạch xuất nói chung, xuất khẩu dệt may, da giày nói chung ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực, song vẫn còn một số lo ngại như bất ổn chính trị trên thế giới và lạm phát tăng cao tiếp tục phủ bóng đen lên bức tranh kinh tế toàn cầu thời gian tới.

Vì vậy, việc hoàn thiện các chính sách nhằm tạo động lực lớn hơn thu hút đầu tư vào nguyên phụ liệu, lẫn cải thiện năng lực quản trị đang là những vấn đề cấp thiết.

Doanh nghiệp dệt may, da giày đã nỗ lực tự thân tìm ra những cách ứng phó với khó khăn phát sinh, nhất là thiếu nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ là tạm thời. Để giải quyết tận gốc vấn đề cần đồng bộ từ chính sách đến định hướng và thực hiện.

Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đồng hành cùng doanh nghiệp trong nỗ lực khôi phục sản xuất, xuất khẩu, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ ngay những nút thắt, đồng thời xây dựng các giải pháp dài hạn.

Trong đó, khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, giảm dần phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, phát triển ngành thời trang trong nước.

Bộ Công Thương cũng đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may và da giày đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.       

khuyen khich phat trien cong nghiep ho tro de duoi kip toc do tang truong cua nganh det may va da giay hinh 2

Đồng thời, tập trung hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ 4.0 trong thiết kế sản xuất; xanh hóa ngành công nghiệp dệt may, da giày cũng như phát triển dệt, nhuộm trong nước, bảo đảm nhu cầu vải cho ngành.

Liên quan tới mặt hàng xăng dầu, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã linh hoạt sử dụng Quỹ bình ổn cũng như kiến nghị Quốc hội điều chỉnh lại các chính sách thuế qua đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động từ thị trường, thích ứng dần với bối cảnh mới.

Trong những tháng còn lại của năm 2022, Bộ Công Thương sẽ thực hiện các biện pháp không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh, công khai số liệu về nguồn cung của doanh nghiệp, áp dụng mức chiết khấu hợp lý, duy trì hoạt động bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của doanh nghiệp.

Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, các bên liên quan có các phương án, giải pháp thống nhất công tác điều hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với các khó khăn.

Chỉ đạo các đơn vị sản xuất bám sát diễn biến và nhu cầu thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước, thay thế cho nhu cầu nhập khẩu trong bối cảnh mặt bằng giá cả thế giới tăng cao.

Đối với chi phí về logistics, trong Quyết định 221/2021/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, nhiều mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đã được đặt ra nhằm từng bước phát triển logistics và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Tuấn Minh

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp