KIDO (KDC) lợi nhuận quý 3 lao dốc 76%, liền thoái vốn khỏi Chuk Tea & Coffee

Thứ sáu, 23/12/2022 13:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) CTCP Tập đoàn KIDO ghi nhận quý 3 lợi nhuận giảm tới 76%, đồng thời bất ngờ tuyên bố thoái vốn khỏi chuỗi đồ uống Chuk Tea & Coffee.

Từng quyết định mở rộng chuỗi đồ uống Chuk Chuk nhưng Tập đoàn KIDO bất ngờ quyết định thoái vốn

Theo quyết định được công bố từ phía CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) thì đơn vị này đã thông qua việc thoái vốn hoàn toàn khỏi chuỗi đồ uống Chuk Tea & Coffee (còn gọi là Chuk Chuk). Cụ thể thì Tập đoàn KIDO sẽ thoái vốn khỏi mảng bán lẻ theo chuỗi cửa hàng của CTCP Đầu tư Thương mại TTV, pháp nhân đang sở hữu chuỗi F&B Chuk Tea & Coffee.

Quyết định thoái vốn khỏi Chuk Chuk một cách bất ngờ của KIDO khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi thắc mắc bởi đầu năm nay, trong buổi họp ĐHĐCĐ của Tập đoàn Kido, đơn vị này đã đặt mục tiêu hết năm nay sẽ mở rộng ra khoảng 200 - 300 cửa hàng. Bản thân ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT cũng dự kiến từ tháng 5 năm 2022, Chuk Chuk sẽ xuất hiện tại các tỉnh, thành phố lớn phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh...

kido kdc loi nhuan quy 3 lao doc 76 lien thoai von khoi chuk tea coffee hinh 1

CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) thoái vốn khỏi chuỗi đồ uống Chuk Chuk (Chuk Tea & Coffee) - Ảnh TL

Bài liên quan

Đến tháng 7 năm 2022, KIDO đã đổi tên thương hiệu từ Chuk Chuk Ice Cream - Coffee - Tea thành Chuk Tea & Coffee và bắt đầu mở rộng kinh doanh tại các tỉnh phía Bắc. Chính vì những động thái này nên việc Tập đoàn KIDO bất ngờ thoái vốn khỏi Chuk Chuk đã gây bất ngờ cho nhiều nhà đầu tư. 

Theo ghi nhận trên báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2022 thì KIDO đang nắm giữ tỷ lệ là 61% cổ phần tại TTV.

Tập đoàn KIDO lợi nhuận quý 3 lao dốc 76%, mới chỉ hoàn thành hơn một nửa kế hoạch lợi nhuận năm

Nhiều ý kiến cho rằng việc thoái vốn tại Chuk Chuk cho thấy Tập đoàn KIDO đang gặp phải một số vấn đề trong hoạt động kinh doanh. Trong đó đáng chú ý nhất là đà giảm tốc trong quý 3 khi lợi nhuận sụt giảm tới 76%.

Theo báo cáo tài chính quý 3 năm 2022, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tập đoàn KIDO ghi nhận ở mức 3.226,9 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán cũng ghi nhận tăng mạnh, lên mức 2.671,2 tỷ đồng, tương ứng gia tăng 29,3%. Điều này đã gây ảnh hưởng tới lợi nhuận gộp, ghi nhận chỉ ở mức 555,7 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính trong kỳ giảm từ 82,5 tỷ đồng xuống chỉ còn 60,5 tỷ đồng, giảm tới 26,7%. Trong khi đó chi phí tài chính lại tăng thêm 42%, lên mức 62,3 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt ghi nhận ở mức 356,3 tỷ và 104,5 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng lần lượt là 16% và 5%. Hoạt động kinh doanh trong công ty liên doanh liên kết ghi nhận lỗ tới 34,9 tỷ đồng, giảm rất sâu nếu so với khoản lãi 27,8 tỷ đồng cùng kỳ.

Cuối quý 3, lợi nhuận sau thuế của CTCP Tập đoàn KIDO ghi nhận ở mức 30 tỷ đồng, giảm tới 76% so với quý 3 năm 2021.

Dù rằng quý 3 ghi nhận sự sụt giảm về lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ nhưng nhờ kết quả đạt được tại 2 quý trước đó mà lũy kế doanh thu 9 tháng đầu năm của KIDO vẫn đạt 9.569 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 487,7 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch đặt ra cho năm 2022 với doanh thu ở mức 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 900 tỷ đồng thì hiện tại, công ty mới chỉ hoàn thành được 69% kế hoạch doanh thu năm và 54% kế hoạch lợi nhuận năm dù đã bước qua 3/4 niên độ tài chính.

Tại thời điểm kết thúc quý 3 năm 2022, tổng tài sản của CTCP Tập đoàn KIDO ghi nhận ở mức 13.525 tỷ đồng, giảm khoảng 4% so với thời điểm đầu năm. Phần lớn trong số đó là các khoản phải thu ngắn hạn, ghi nhận ở mức 2.818 tỷ đồng, tăng 10,4%; hàng tồn kho cũng tăng mạnh tới 18,8% lên mức 2.025 tỷ đồng.

Cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn KIDO ghi nhận nợ phải trả chiếm 6.515,8 tỷ đồng, chiếm 48,2% cơ cấu tài sản, giảm khoảng 9% so với thời điểm đầu năm. Trong đó nợ vay ngắn hạn chiếm tới 3.264,7 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay ngân hàng (chiếm khoảng 3.016,3 tỷ đồng). Vay trái phiếu dài hạn đến ngày trả chiếm 247,9 tỷ đồng.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm