Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang
(CLO) Trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện nhiều bậc đá cổ mà cha ông ta lắp dựng để lên cổng Hoành Sơn Quan.
Theo dõi báo trên:
Ngày 17/8, Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xin chủ trương cho phép tiếp tục mở rộng khai quật khảo cổ di tích Núi Bân (phường An Tây, TP Huế).
Trước đó, Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiến hành khai quật khảo cổ di tích Núi Bân với diện tích hơn 100m2 nhằm xác định giá trị lịch sử, văn hóa phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
Sau 35 ngày tiến hành khai quật và chỉnh lý hồ sơ, ngày 29/7, Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã có Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ di tích này.
Kết quả bước đầu xác định được những dấu tích nguyên gốc của đàn Nam Giao thời Tây Sơn. Qua đó cung cấp nguồn tư liệu vật chất quan trọng, xác thực, làm sáng tỏ các vấn đề lịch sử, kiến trúc của di tích núi Bân trong lịch sử vương triều Tây Sơn.
Tuy nhiên, theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế, kết quả khảo cổ bước đầu chưa khẳng định được tính toàn vẹn, phạm vi phân bố và quy mô của đàn Nam Giao. Vì thế, việc tiếp tục mở rộng diện tích khai quật khảo cổ di tích núi Bân là cần thiết nhằm cung cấp và bổ sung đầy đủ hơn những thông tin khoa học, xác định cụ thể và toàn diện hơn về quy mô, kích thước, phạm vi phân bố và kết cấu nền móng nguyên gốc.
Từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ khoa học đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt trong thời gian tới.
Núi Bân cao 43m, nằm ở phường An Tây, TP Huế. Đây là nơi vua Quang Trung làm lễ lên ngôi hoàng đế, ngày 22/12 âm lịch (năm 1788) và xuất quân đánh tan 29 vạn quân Thanh. Sau chiến thắng quân Thanh, đây cũng chính là nơi vua Quang Trung làm lễ khải hoàn.
T.Toàn (Ảnh: Sở VHTT Thừa Thiên Huế)
(CLO) Trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện nhiều bậc đá cổ mà cha ông ta lắp dựng để lên cổng Hoành Sơn Quan.
(CLO) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thống nhất với tỉnh Ninh Thuận điều chỉnh lùi thời gian tổ chức Ngày hội sang tháng 12 năm 2024.
(CLO) Giao lưu văn hóa “Gió trăng chung một bầu trời, Núi sông nối liền Việt - Trung” góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
(CLO) Tối 18/9 (tức ngày 16/8 âm lịch), UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024, nhân kỷ niệm 724 năm ngày mất của Đức Thánh Trần.
(CLO) Bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ xung quanh vị trí chôn cất Joachim de Bellay, một thi sĩ thời Phục hưng, trong khuôn viên Nhà thờ Đức Bà Paris có thể sắp được giải đáp.