Kinh tế Triều Tiên ngày càng khó vì nạn đói trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Thứ ba, 08/06/2021 19:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chương trình hạt nhân cùng những chính sách của Triều Tiên là những lý do rất rõ ràng gây nên tình trạng như hiện nay. Nhưng đôi khi, có lẽ chính họ cũng bế tắc trong việc làm sao để có thể thoát khỏi tình trạng tồi tệ của nền kinh tế và sự đau khổ ngày càng tăng của người dân.

Nạn đói và suy dinh dưỡng đã từng xảy ra ở Bắc Triều Tiên trước thời kỳ kinh tế kiệt quệ như hiện nay.

Nạn đói và suy dinh dưỡng đã từng xảy ra ở Bắc Triều Tiên trước thời kỳ kinh tế kiệt quệ như hiện nay.

Hầu hết các chuyên gia về Triều Tiên đều đồng ý rằng tình hình kinh tế nước này đã trở nên nguy kịch hơn trong 18 tháng qua. Rất khó để nói mức độ của nó đang ở đâu, vì luồng thông tin về nhà nước theo chủ nghĩa cô lập này vốn đã thưa thớt nay lại càng hạn chế hơn kể từ khi đại dịch xảy ra.

Covid-19 đã đẩy sự cô lập của Triều Tiên đến cực điểm. Hoảng sợ bởi những gì dịch bệnh có thể gây ra ở một quốc gia không có hệ thống chăm sóc sức khỏe sẵn có và tình trạng suy dinh dưỡng đang phổ biến, quốc gia này đã nhanh chóng phong tỏa biên giới giáp với Trung Quốc vào đầu năm 2020.

Những khoảnh khắc được dàn dựng về việc ông Kim Jong-un cưỡi ngựa lên núi Paektu để làm người dân phân tâm khỏi các vấn đề nghiêm trọng ở Triều Tiên.

Những khoảnh khắc được dàn dựng về việc ông Kim Jong-un cưỡi ngựa lên núi Paektu để làm người dân phân tâm khỏi các vấn đề nghiêm trọng ở Triều Tiên.

Michael Madden, một chuyên gia về Triều Tiên làm việc với Trung tâm Stimson và nhóm nghiên cứu 38 North, cho biết đã có những báo cáo đáng tin cậy trong năm qua về việc giới tinh hoa trong nước bị bắt quả tang cố bán tài sản của họ, chẳng hạn như vàng hoặc nhôm tại biên giới Trung Quốc hiện được canh giữ rất nghiêm ngặt.

Thương mại lao dốc

Dựa trên những gì đã biết, bức tranh thương mại thật ảm đạm. Thương mại với Trung Quốc đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế Triều Tiên, cả về mặt xuất khẩu như một cách để mang về doanh thu và để các mặt hàng thiết yếu nhập khẩu từ Trung Quốc đến được với người dân.

Tuy nhiên, không phải dịch Covid-19 đã san bằng tất cả mọi thứ. Lũ lụt lớn trong năm 2018 cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành nông nghiệp vốn đã yếu kém của đất nước, trong khi các lệnh trừng phạt quốc tế trong năm 2016 và 2017, nhằm đáp trả các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên cũng gây ra một thiệt hại nghiêm trọng.

Bóng ma của nạn đói

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhiều lần ám chỉ mức độ nghiêm trọng của tình hình kinh tế nước này. Tại một cuộc họp hiếm hoi của Đảng cầm quyền vào tháng 1 năm nay, ông nói rằng kế hoạch kinh tế 5 năm của ông đã thất bại "ở mức độ lớn trên hầu hết mọi lĩnh vực”.

Một thanh niên 15 tuổi bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng nằm trên giường bệnh ở thành phố Wonsan, Triều Tiên.

Một thanh niên 15 tuổi bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng nằm trên giường bệnh ở thành phố Wonsan, Triều Tiên.

Chỉ mới tháng trước, nhà lãnh đạo độc tài đã kêu gọi người dân sẵn sàng cho một "Tháng Ba gian khổ" khác - một thuật ngữ tuyên truyền văn hoa mà Triều Tiên sử dụng để chỉ nạn đói thảm khốc vào giữa những năm 1990, trong đó người ta tin rằng có 1 - 3 triệu người chết vì đói vào giai đoạn này.

Madden cho biết, chế độ đã sử dụng đại dịch như một cái cớ để thắt chặt kiểm soát xã hội về dân số. Ông nói rằng ông cũng nghi ngờ rằng việc tham chiếu các sự kiện như nạn đói năm 1990 có mục đích chính trị rõ ràng.

"Có thể Triều Tiên sẽ có một hành động nào đó khiến họ bị trừng phạt. Họ có thể sẽ có cuộc thử nghiệm lớn vũ khí hạt nhân trong năm nay. Vì vậy, họ sử dụng lý do Covid và tất cả những hạn chế này khiến người dân phải làm quen với câu chuyện: vì dịch Covid nên bạn đã không ăn ba bát cơm vào năm ngoái và bạn đã quen với viêc chỉ ăn hai bát cơm”. Vấn đề là hạ thấp kỳ vọng để họ sống dưới sự kiểm soát chính trị nhiều hơn", ông nói với DW.

Đói và rối loạn chức năng

Theo một số nguồn tin, hai bát cơm mỗi ngày thậm chí có thể là một lời nói quá. Vào tháng 6/2020, Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ cảnh báo rằng có tới 40% dân số Triều Tiên cần viện trợ nhân đạo và sự thiếu thốn của đại dịch đã làm gia tăng cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng vốn đã nghiêm trọng ở nước này.

Lina Yoon, một nhà nghiên cứu từ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói rằng ngay cả trong thời điểm thuận lợi, Triều Tiên cần phải đáp ứng các nhu cầu trong nước bằng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

"Khi đến chợ ở một thị trấn của Triều Tiên nằm sát biên giới Trung Quốc, trong số tất cả các mặt hàng thiết yếu hàng ngày thì có khoảng 90% là từ Trung Quốc. Nhưng những sản phẩm đó bây giờ có lẽ không còn nữa", cô nói.

Khung cảnh làm đồng này được tuyên truyền từ tháng 5/ 2021 nhưng thực tế lại hoàn toàn khác.

Khung cảnh làm đồng này được tuyên truyền từ tháng 5/ 2021 nhưng thực tế lại hoàn toàn khác.

Ngoài tình trạng thiếu hụt do đóng cửa thương mại, cũng có báo cáo rằng các biện pháp kiểm soát xã hội được thắt chặt đã mở rộng đến việc cấm nông dân canh tác ngay trên những mảnh đất nhỏ của họ.

Theo hãng tin Reuters, có nhiều dấu hiệu cho thấy Triều Tiên sẽ sớm nới lỏng các hạn chế thương mại với Trung Quốc, điều này sẽ giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt hàng hóa trầm trọng ở đất nước 25 triệu dân này.

Tuy nhiên, ngay cả khi thương mại trở lại bình thường vào bất kỳ thời điểm nào vào năm 2021, nó không có khả năng ngăn chặn các vấn đề lớn hơn trong thời gian dài, theo ông Madden.

“Có một số rối loạn cơ bản nghiêm trọng đang diễn ra trong nội bộ lãnh đạo và những người nắm quyền lực của Triều Tiên vào lúc này. Điều đó ảnh hưởng đến nền kinh tế và cách họ đưa ra quyết định”, ông nói thêm.

Sơn Tùng

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp