Sáp nhập thôn, xã ở Hà Tĩnh – Sự gắn kết giữa ý Đảng với lòng Dân

Kỳ 1: Những kết quả bước đầu…

Thứ năm, 02/01/2020 21:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thực hiện Nghị quyết (NQ) số 37 của Bộ Chính trị, NQ 653 và 1211 của UBTV Quốc hội, tuy thời gian chưa đầy 1 năm nhưng Hà Tĩnh đã triển khai khá đồng bộ, có bước đi và cách làm hợp lý. Tuy vậy, qua thực tế còn nhiều điều cần tiếp tục tháo gỡ để NQ thực sự đi vào cuộc sống.

Nhân dân bỏ phiếu về phương án sáp nhập xã

Nhân dân bỏ phiếu về phương án sáp nhập xã

Do lịch sử để lại và nhận thức khác nhau ở từng vùng miền, từng giai đoạn nên quy mô đơn vị hành chính các cấp ở nhiều tỉnh trong cả nước khá chênh lệch. Đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh có quy mô nhỏ về diện tích, dân số; do đó là tỉnh có tỷ lệ số xã cần sáp nhập lớn nhất, gồm 80 đơn vị cần sáp nhập, tỷ lệ chiếm 30,5% tổng số xã, quả là một sự biến động lớn về tư tưởng, tổ chức, kinh tế, xã hội…, đặt ra nhiều vấn đề trong tổ chức thực hiện.

Nhận rõ vấn đề, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Hà Tĩnh đã quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Trung ương, ông Lê Đình Sơn – Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh khẳng định:“Phải có quy trình, bước đi hợp lý, với tinh thần cầu thị, không nôn nóng nhưng không quá cầu toàn. Căn cứ vào quy định và các tiêu chí, trên cơ sở khảo sát, xem xét, cân nhắc các yếu tố về truyền thống, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, điều kiện địa lý…, từng cấp xây dựng Đề án sáp nhập”.

Lãnh đạo tỉnh giao Ủy ban MTTQ và các ngành, đoàn thể thành lập các đoàn xuống cơ sở để điều tra xã hội học, nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận của cán bộ, đảng viên và nhân dân, từ đó để giúp cơ sở bổ sung, hoàn thiện Đề án sáp nhập. Đồng thời qua đó kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo các cấp những vấn đề hệ trọng như: lựa chọn phương án sáp nhập tối ưu, việc đặt tên xã, sử dụng cơ sở vật chất, giải quyết công nợ, mục tiêu về đích nông thôn mới đối với các xã sáp nhập chưa đạt tiêu chí, giải quyết cán bộ dôi dư, thủ tục hành chính phục vụ dân và hiệu quả hoạt động của các tổ chức sau sáp nhập. Sau khi hoàn thành Đề án sáp nhập, các cấp đã tổ chức họp dân để công bố phương án, tiến hành phát phiếu lấy ý kiến của dân về chủ trương sáp nhập. Qua thực tế cho thấy nhân dân đều tán thành phương án sáp nhập với tỷ lệ từ 85-100%, chỉ có 1 xã tỷ lệ đạt 71%.

BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh trực tiếp dự họp cốt cán xã Trung Lễ (Đức Thọ) để nắm bắt tư tưởng trong sáp nhập xã

BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh trực tiếp dự họp cốt cán xã Trung Lễ (Đức Thọ) để nắm bắt tư tưởng trong sáp nhập xã

Ông Hà Văn Hùng, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: “Đã nhiều lần tách, nhập rồi, lần này thời gian triển khai ngắn, cận kề đại hội Đảng các cấp, do đó cần phải có chỉ đạo thống nhất, kế hoạch phải chi tiết, cụ thể và khoa học. Phải lường trước những thuận lợi, khó khăn; nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm của cán bộ, nhân dân để xây dựng  phương án sáp nhập hợp lý”.

Đến nay, Hà Tĩnh đã hoàn thành việc sáp nhập thôn/tổ dân phố theo Thông tư 04/2012/TT- BNV của Bộ Nội vụ, căn cứ vào Thông tư 09/BNV và thực tế tình hình để rà soát, điều chỉnh hợp lý. Trước thực hiện Thông tư 04, Hà Tĩnh có 2.837 thôn/tổ dân phố, nay còn 2.115 thôn/tổ dân phố, giảm 25,5% số thôn. Có 1.778 thôn quy mô dưới 200 hộ, 443 thôn từ 200 hộ đến 300 hộ, 81 thôn từ 300 đến 400 hộ và 23 thôn trên 400 hộ.

Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên trình Chính phủ phương án sáp nhập xã, số đơn vị cần sáp nhập là 80/262, tỷ lệ chiếm 30,5%. Sau sáp nhập sẽ hình thành 34 xã mới, giảm được 46 xã, toàn tỉnh còn 216 đơn vị hành chính cấp xã. Một số huyện có tỷ lệ sáp nhập cao là Đức Thọ 21/28, Thạch Hà 15/31, Hương Sơn 11/32. Sau khi có Nghị quyết phê duyệt của Quốc hội, tỉnh đã tổ chức công bố Quyết định và chỉ đạo triển khai theo đúng lộ trình, phấn đấu từ ngày đầu năm 2020, đơn vị hành chính mới sẽ đi vào hoạt động.

Tổng số cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách tại các xã/thị sáp nhập có 2.321 người, trong đó có 760 cán bộ, 740 công chức và 817 người hoạt động không chuyên trách. Để tháo gỡ những khó khăn trong quá trình sáp nhập, nhất là việc bố trí cán bộ dôi dư.

Cốt cán các xã Lưu, Vĩnh, Bắc Sơn (Thạch Hà) bỏ phiếu giới thiệu nhân sự Cấp ủy.

Cốt cán các xã Lưu, Vĩnh, Bắc Sơn (Thạch Hà) bỏ phiếu giới thiệu nhân sự Cấp ủy.

Ông Lê Đình Sơn – Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, trong những năm trước mắt, các cơ sở sáp nhập sẽ bố trí 2 Phó Bí thư, 2 Phó Chủ tịch UBND, 2 Phó đoàn thể. Các đơn vị sáp nhập 3 xã có thể bố trí 3 Phó Bí thư, 3 Phó Chủ tịch UBND cho đến trước 2025. Tỉnh tạm dừng thi tuyển công chức vào cơ quan tỉnh và huyện để chuyển công chức xã lên nếu đủ điều kiện. Song song đó là giải quyết cho cán bộ nghỉ hưu đúng tuổi, hưu trước tuổi và chờ hưu hưởng nguyên lương, thực hiện chế độ thôi việc một lần với số tiền được nhận cao hơn chính sách của TW 1,37 lần. Với những xã không sáp nhập nhưng cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ chế độ trước tuổi vẫn được vận dụng để điều chuyển số cán bộ dôi dư ở các xã sáp nhập.

Quy trình bố trí cán bộ đơn vị sáp nhập hết sức chặt chẽ, đảm bảo công tâm, khách quan, trung thực. Giao cơ quan quản lý tổ chức cán bộ phải rà soát, đánh giá đội ngũ và thực trạng tổ chức bộ máy ở từng đơn vị; kết hợp với kết quả khảo sát, đánh giá của đoàn công tác và lấy phiếu đánh giá, xếp loại theo các tiêu chí 1,2,3,4… về kết quả thực thi công việc trong nhiệm kỳ, ý kiến của nhân dân ở khu dân cư để có phương án thống nhất báo cáo cấp ủy huyện.

Sau khi Thường vụ cấp ủy huyện có kết luận bước đầu về đánh giá tình hình, huyện chỉ đạo tổ chức họp cấp ủy của các xã sáp nhập để thông báo, thảo luận, tiếp tục giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, Các vị ủy viên Ban Chấp hành của các xã sáp nhập tiến hành bỏ phiếu về số lượng và cơ cấu bộ máy mới, bỏ phiếu giới thiệu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư. Ban Thường vụ Huyện ủy tổng hợp, phân tích và tiến hành bỏ phiếu thống nhất về số lượng, cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự Ban Chấp hành và các chức danh chủ trì. Phương án nhân sự do Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định là một quy trình đánh giá, sàng lọc rất kỹ càng, thận trọng, dựa trên sự tín nhiệm của cơ sở và trách nhiệm quản lý của cấp trên.

Trong số các xã sáp nhập ở Hà Tĩnh, có 35 xã đạt chuẩn cơ sở vật chất xây dựng nông thôn mới. Huyện và xã định hướng chọn trụ sở 1 xã trung tâm để đầu tư thêm cơ sở vật chất; số không sử dụng sẽ chuyển sang làm công trình văn hóa hoặc chuyển nhượng cho doanh nghiệp. Tỉnh sẽ hỗ trợ một phần trong số trên 200 tỷ nợ xây dựng cơ bản đối với các đơn vị có nhiều đơn vị sáp nhập và có khó khăn.

Trần Thanh Bình

Kỳ 2: Những điều còn trăn trở

Tin khác

Gia Lai: Vợ chồng bác sỹ kể lại giây phút ép tim cứu người trên đường đi công tác

Gia Lai: Vợ chồng bác sỹ kể lại giây phút ép tim cứu người trên đường đi công tác

(CLO) Trong quá trình sơ cứu các nạn nhân, phát hiện một hành khách bị thương, nhịp tim, mạch đang yếu dần nên vợ chồng bác sỹ Giáp và Yến (công tác tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai) đã thay nhau thực hiện ép tim suốt chặng đường đến Bệnh viện.

Đời sống
Tai nạn trên Điện Biên, thương vong thấp do cứu hộ kịp thời

Tai nạn trên Điện Biên, thương vong thấp do cứu hộ kịp thời

Khoảng 16h30 ngày 20/4/2024 tại km 45 quốc lộ 279, đèo Tằng Quái, Huyện Mường Ảng cách TP. Điện Biên Phủ 27km đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông, va quệt giữa hai xe ô tô, nguyên nhân ban đầu được xác định là do trời mưa đường trơn trượt dẫn đến tai nạn.

Đời sống
Hà Nam: Hơn 1.500 học sinh, người lao động tham gia ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và giải quyết việc làm

Hà Nam: Hơn 1.500 học sinh, người lao động tham gia ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và giải quyết việc làm

(CLO) Ngày 20/4, tại Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và giải quyết việc làm năm 2024.

Đời sống
Nam Định: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Nam Định: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

(CLO) Để chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, động vật trên địa bàn tỉnh, các địa phương trong tỉnh Nam Định đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Đời sống
600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(CLO) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Đời sống