Kỳ 2- Để sông Đa Độ trở thành một trong những hồ điều hoà nước ngọt trung tâm của Hải Phòng

Thứ năm, 09/06/2016 15:56 PM - 0 Trả lời

Chủ đề giai đoạn 2 (2015 – 2020) là “tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng bảo vệ nguồn nước”. Để hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn này và xây dựng sông Đa Độ thành một trong những hồ điều hòa nước ngọt trung tâm, Công ty đã đề ra 7 giải pháp chia thành hai nhóm...

Sự kiện: điều hòa

(NBCL) Chủ đề giai đoạn 2 (2015 – 2020) là “tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng bảo vệ nguồn nước”. Để hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn này và xây dựng sông Đa Độ thành một trong những hồ điều hòa nước ngọt trung tâm, Công ty đã đề ra 7 giải pháp chia thành hai nhóm: nhóm phi công trình (như: công tác tuyên truyền, marketing; xây dựng nguồn nhân lực vận hành, quản lý tốt chuyên môn; áp dụng tiến bộ KHKT - công nghệ vào sản xuất…) và nhóm giải pháp công trình. Trong đó, nhóm công trình là yếu tố quyết định sự thành công. Tuy nhiên, cần nguồn kinh phí rất lớn (ước tính khoảng 68,2 tỷ đồng để giải phóng hành lang chỉ giới và củng cố khôi phục nguyên trạng bờ sông trên đoạn chiều dài 6,5 km).

image001

Khó khăn thách thức

Mặc dù giai đoạn đầu dự án đã thu đươc kết quả tích cực, tình trạng vi phạm, lấn chiếm, xả thải vào hệ thống đã được ngăn chặn, nguồn nước đã sạch hơn nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan mà kết quả giai đoạn đầu vẫn chưa như mong đợi. Vẫn còn khoảng 72,5ha đất các loại với khoảng 15 nghìn m2 nhà cấp bốn, lán trại, công trình phụ, sân chơi và trên 5 nghìn mét tường bao, gần 45 nghìn cây trồng các loại chưa được giải tỏa. Số lượng các vi phạm lấn chiếm công trình còn lại là những vi phạm có giá trị lớn, nhiều điểm được địa phương cấp “sổ đỏ”, làm hợp đồng thuê đất từ trước năm 1993; vi phạm xả thải còn lại là những nguồn thải lớn chưa được xử lý triệt để; việc xả thải không phép, chất thải không qua xử lý vẫn lén lút hoặc công khai xả trực tiếp, gián tiếp vào hệ thống thủy lợi khiến cho nguồn nước luôn bị ảnh hưởng.

Tháo gỡ những bất cập còn phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Theo đó mức thu thuỷ lợi phí theo Nghị định 67 đã tăng lên 1,5 lần.

Tuy nhiên đến nay còn một số điều khoản không còn phù hợp như đơn giá chưa theo kịp giá thị trường do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo mặt bằng chung đều tăng từng năm; một số nhiệm vụ Công ty đang phải thực hiện nhưng Nghị định chưa đề cập đến như việc tiêu nước mặt bằng dân sinh, khu công nghiệp, các công trình phúc lợi khác… phí tiêu nước xả thải sinh hoạt. Mặt khác, vốn Nhà nước cấp cho Công ty hằng năm chủ yếu chỉ đủ chi trả tiền lương và các khoàn phụ cấp cho CBCNV, số còn lại Công ty phân bổ cho công tác duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình là rất ít và nhiều năm nay không được cấp tăng, trong khi đó các công trình thủy lợi được xây dựng từ rất lâu đã xuống cấp nghiêm trọng, nhu cầu chi phí tu bổ, nâng cấp ngày càng tăng cao, nên Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động.

Thực trạng đó, đòi hỏi cấp bách phải phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án bảo vệ nguồn nước nhằm khôi phục lại nguyên bờ, lòng sông, khắc phục mọi ô nhiễm cục bộ. Thành phố Hải Phòng cần xem xét, sớm cấp kinh phí hỗ trợ giải tỏa mặt bằng, hoàn trả lại bờ sông (giai đoạn 2016 -2020 là 68,2 tỷ đồng; giai đoạn 2020 - 2025 là 60 tỷ đồng theo dự toán); hỗ trợ di chuyển hai nghĩa trang (tại quận Kiến An và huyện An Lão) đang mai táng sát mép sông; cấp kinh phí triển khai công việc trong Nghị quyết (bao gồm kinh phí hàng năm cho Công ty triển khai thực hiện các công việc cụ thể được phân công; kinh phí xử lý cấp bách các điểm ô nhiễm cục bộ, nghiêm trọng; bố trí vốn chuẩn bị đầu tư làm cơ sở phê duyệt quy hoạch các dự án khắc phục bảo vệ nguồn nước được phân công tại Nghị quyết 23). Chỉ có như vậy mới thực sự bảo vệ được nguồn nước sạch, mạch sống của cơ thể thành phố Cảng đầy năng động và phát triển.

Cần vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương

Sau khi hoàn thành Đề án, hệ thống thủy lợi Đa Độ sẽ cơ bản không còn các vi phạm về lấn chiếm hành lang công trình, việc điều tiết nước, quan trắc, vận hành hệ thống sẽ chuyển dần sang tự động hóa và đạt hiệu quả hơn, kiểm soát được nguồn thải, chất lượng và trữ lượng nước… Tuy nhiên, hiện tại hệ thống vẫn đang bị đầu độc bởi nhiều nguồn thải từ 120 cơ sở công nghiệp, 50 làng nghề, 11 bệnh viện, gần 60 trạm y tế xã đang xả nước thải chưa qua xử lý ra kênh, sông Đa Độ.

Để giải quyết tận gốc vấn nạn đó, Công ty Đa Độ đã lập quy hoạch phân vùng thu gom xử lý nước thải, quy hoạch thiết kế xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải với các dự án tiểu vùng như: dự án cải tạo hệ thống công trình thủy lợi khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Đa Độ ở quận Kiến An, Dương Kinh, huyện An Lão; dự án cải tạo, nâng cấp hai bờ đê sông Đa Độ nâng cao mực nước ngọt chống biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển kinh tế -xã hội địa phương; dự án cải tạo nâng cấp các hệ thống thủy lợi tiểu vùng thuộc huyện An Lão và quận Kiến An. Cùng với đó, là các dự án tiểu vùng thu gom nước thải, hồ điều hòa, nhà máy xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường; điều chỉnh quy hoạch tưới tiêu kết hợp với thoát nước thải công nghiệp, sinh hoạt theo hướng không xả thải vào nguồn nước.

Có thể nói, đây là công việc hết sức quan trọng, khối lượng công việc rất lớn, nguồn vốn đầu tư nhiều (hàng nghìn tỷ đồng), việc triển khai liên quan đến địa bàn 5 quận, huyện nên cần sự phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo quyết liệt của các ban ngành, các cấp chính quyền cùng đồng hành với đơn vị chủ quản. Trước hết phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, đến các cơ quan, chủ doanh nghiệp…, làm chuyển đổi ý thức từ thụ động sang ý thức chủ động bảo vệ môi trường, coi công tác bảo vệ môi trường là trách nhiệm, là văn hóa của mỗi đơn vị, cá nhân. Về phía Công ty cũng cần xây dựng chiến lược cụ thể dài hạn và có tính khả thi hơn, đặc biệt là giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn 2050. Với các kế hoạch, phương án, hình thức đầu tư cụ thể… nhằm phát huy mọi nguồn lực, mọi tiềm năng thế mạnh để biến Công trình thành Hồ điều hòa nước ngọt trung tâm, thành khu du lịch sinh thái như chủ trương chung của thành phố Hải Phòng và mong đợi của toàn xã hội.

P.V

Tin khác

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

Đời sống
Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

(CLO) Mặc dù được đưa vào phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản tuy nhiên mỏ đất vật liệu san lấp tại xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá chưa thể tổ chức đấu giá vì vấp phải sự phản đối của người dân.

Đời sống
Kho hàng của 'hotgirl' Nguyễn Hoàng Mai Ly 'khủng' cỡ nào?

Kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly "khủng" cỡ nào?

(CLO) Số hàng hoá này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc tại kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly trị giá 20,1 tỷ đồng.

Đời sống
Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

(CLO) Một lượng lớn bùn đất, rác thải xây dựng tại các dự án trên khúc sông dài 1km đi qua trung tâm thành phố Ninh Bình có dấu hiệu đổ thải không đúng quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Hà Nội: Dân quân tự vệ chốt, trực ngày đêm ngăn chặn đổ trộm rác thải

Hà Nội: Dân quân tự vệ chốt, trực ngày đêm ngăn chặn đổ trộm rác thải

(CLO) Dân quân tự vệ chốt, túc trực ngày đêm tại các con ngõ, theo dõi khu vực để tránh tình trạng đổ trộm rác thải xây dựng và đốt rác trái phép ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Đời sống