Ngang nhiên “phân lô”, mua bán đất nghĩa trang trái phép tại Hà Nội:

Kỳ 4: Giải pháp nào để chặn đứng việc trục lợi tâm linh, “bảo kê cho linh hồn người đã khuất”?

Thứ ba, 13/06/2023 07:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước thực trạng mua bán đất nghĩa trang nhằm trục lợi tại TP Hà Nội, các chuyên gia, đại biểu Quốc hội, nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng cần phải làm rõ hành vi này, xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Về lâu dài, các nghĩa trang phải được quy hoạch thống nhất trong một quy chế quản lý rõ ràng.

Sau quá trình điều tra, làm rõ những hành vi, thủ đoạn có dấu hiệu trục lợi qua việc mua bán đất nghĩa trang trái pháp luật. Nhóm phóng viên báo Nhà báo và Công luận (NB&CL) đã có cuộc trao đổi với các đại biểu Quốc hội, nhà nghiên cứu văn hóa… để nhìn nhận, đánh giá, tìm ra giải pháp căn cơ nhằm ngăn chặn, giải quyết triệt để thực trạng này.

Bài liên quan

Có hay không việc hình thành lợi ích nhóm “kiểu mới” để trục lợi tâm linh?

Trao đổi với chúng tôi, nhà nghiên cứu văn hoá Ngô Hương Giang cho biết, xét trong văn hóa Việt Nam, “nghĩa tử là nghĩa tận”, văn hóa Việt Nam trọng tình, thường sẽ không tính toán gì vấn đề cấp đất cho người đã chết. Các thủ tục cho người chết thường cũng là miễn phí trong thôn, làng xã.

“Người xưa quan điểm ‘đóng thuế’ cho người chết, là cái mà không có trong văn hóa Việt Nam, văn hóa phương Đông. Việc thu tiền từ bán đất nghĩa trang thực chất là một dạng ‘bảo kê cho các linh hồn’, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, trái đạo lý người phương Đông”, ông Giang nói.

ky 4 giai phap nao de chan dung viec truc loi tam linh bao ke cho linh hon nguoi da khuat hinh 1

Nhà nghiên cứu văn hoá Ngô Hương Giang.

Đánh giá kỹ hơn về thực trạng mà báo NB&CL phản ánh dưới góc độ văn hóa, nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Hương Giang nêu rõ: Thứ nhất, điều này cho thấy sự xuống dốc về mặt đạo đức, luân thường trong xã hội, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt Nam bao đời nay.

Thứ hai, việc “bảo kê cho linh hồn người đã khuất” là điều không thể chấp nhận trong một quốc gia vốn đã có bề dày chủ nghĩa nhân văn, quan điểm nghĩa tử là nghĩa tận như ở Việt Nam.

Thứ ba, trong Hội nghị văn hóa toàn quốc đã nêu rõ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, thực trạng này gây bức xúc, nổi cộm xảy ra ngay giữa Thủ đô ngàn năm văn hiến là điều không thể chấp nhận được.

Từ đó, ông Ngô Hương Giang đặt câu hỏi: Có hay không sự lơ là, bao che của các cơ quan, chính quyền về sự việc này? Và nhấn mạnh, việc bảo kê trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng là một hoạt động sai pháp luật, việc “bảo kê về mặt linh hồn cho người đã chết” không những sai pháp luật mà còn xuống cấp nghiêm trọng về mặt đạo đức xã hội, trái luân thường đạo lý.

Để chấn chỉnh hoạt động này, nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Hương Giang cho rằng, trước tiên cơ quan cấp cơ sở là phường, xã phải kịp thời ngăn chặn khi có thông tin phản ánh của báo chí, của dư luận. Sau đó các đơn vị thanh tra có chức năng cần thanh tra lại toàn diện một quá trình quản lý sử dụng đất tại các nghĩa trang. Đồng thời phải xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, sẵn sàng đưa ra ánh sáng hoặc khởi tố những cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc, vì đây là hành vi vi phạm pháp luật, trái luân thường đạo đức.

Cũng theo ông Giang, cần phải đặt câu hỏi có hay không việc hình thành lợi ích nhóm “kiểu mới” để trục lợi tâm linh từ việc cá nhân thu gom rồi “phân lô”, bán đất nghĩa trang? Bởi từ việc nhóm lợi ích được hình thành dẫn đến việc có sự móc ngoặc thâu tóm của các cá nhân có liên quan từ chính quyền địa phương và các cá nhân sở hữu đất và cũng đặt ra vấn đề về chống tham nhũng từ cấp cơ sở. Việc hình thành nhóm lợi ích này cho thấy rằng tham nhũng, tiêu cực đã trở nên lộ liễu và công khai. Do đó các cơ quan chức năng phải nhanh chóng vào cuộc.

Siết chặt quản lý đất đai, đặc biệt đối với đất nghĩa trang

Qua thực trạng mua bán đất nghĩa trang trái phép mà báo NB&CL phản ánh, ý kiến của một số Luật gia, Đại biểu Quốc hội cho rằng, ở đây có 2 vấn đề: Một là sai phạm về đất đai, đất nghĩa trang khác với đất quy hoạch làm nông nghiệp hoặc đất chuyên dùng khác. Hai là tình trạng tiêu cực và tham nhũng trong vấn đề sử dụng đất đai. Trên thực tế hiện nay, đang bị buông lỏng quản lý và đó cũng là một ‘miếng chín màu mỡ’, thậm chí người ta còn cho phép bên dưới làm thế để cán bộ đục nước béo cò.

Tại TP Hà Nội, công tác tự quản phức tạp hơn, người ta lại “hăng hái” tham gia, cho nên Tiểu Ban quản lý nghĩa trang trở thành “ông vua”. “Thậm chí họ thu cả những khoản tiền bên ngoài, quyết định cho người nào vào những chỗ đất đẹp thì rõ ràng sinh ra cửa quyền và các quyền lực người ta áp đặt rất phức tạp. Nếu có khiếu nại, tố cáo của người dân thì chúng ta giải quyết mới dễ. Còn nếu chỉ dư luận qua lại, đi thanh tra kiểm tra rồi tìm cách bưng bít sẽ rất khó có thể phát hiện được” - Luật sư Nguyễn Thị Trâm, Đoàn Luật sư TP Hà Nội nêu ý kiến và cho rằng để quản lý tốt nghĩa trang nhân dân, trước hết phải coi trọng công tác giám sát. Từ người dân cho đến các cơ quan, đoàn thể như: Mặt trận Tổ Quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Người cao tuổi… cùng tiến hành giám sát việc này. Khi người dân kiến nghị, phản ánh, tố giác, tố cáo đối với các cơ quan có thẩm quyền những vi phạm thì cần tiến hành thanh tra, kiểm tra xử lý các tiêu cực, tham nhũng trong quá trình sử dụng đất nghĩa trang.

ky 4 giai phap nao de chan dung viec truc loi tam linh bao ke cho linh hon nguoi da khuat hinh 2

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hải Dương, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết, có việc có sai phạm trong quản lý, mua bán đất nghĩa trang. “Cơ quan báo chí đưa tin có sai phạm ở Hà Nội, nhưng trên thực tế nếu có khảo sát, điều tra chắc chắn không chỉ dừng lại ở đó, mà còn có thể xảy ra ở nhiều nơi khác nữa”, bà Nga nói.

Theo ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga, ở các địa phương diện tích đất dành cho nghĩa trang vẫn còn hẹp. Nhưng nhu cầu người dân nhiều khi còn mua để “dự phòng, tích trữ, để dành” chứ không phải chỉ sử dụng ngay, khiến cho việc đất nghĩa trang trở thành vấn đề được quan tâm.

“Thẩm quyền quản lý đất đai nghĩa trang thuộc về chính quyền cơ sở cấp thôn, cấp xã. Do đó, nếu để xảy ra sự sai phạm thì trách nhiệm của người đứng đầu cấp cơ sở và Tiểu Ban quản lý nghĩa trang. Vấn đề này cũng là sai phạm về đất đai, gây ra dư luận rất xấu”, bà Nga nhấn mạnh.

Cũng theo ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga, khi mua bán trái phép đất nghĩa trang, người mua đã xây mồ mả lên, đến lúc xử lý mới chỉ dừng lại ở xử lý cán bộ sai phạm, còn để khắc phục hậu quả thì rất khó khăn. “Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới cùng với việc sửa đổi Luật Đất đai, cũng cần rà soát để siết chặt quản lý, đặc biệt đối với đất nghĩa trang, đất cho các công trình an sinh xã hội và công trình công cộng khác. Bởi vì đất là tài nguyên không sinh ra được, có điều trong quá trình quản lý và sử dụng như thế nào cho hiệu quả”, bà Nga nhấn mạnh.

ky 4 giai phap nao de chan dung viec truc loi tam linh bao ke cho linh hon nguoi da khuat hinh 3

ĐBQH Trương Xuân Cừ - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội.

Các nghĩa trang phải được quy hoạch thống nhất trong một quy chế quản lý rõ ràng

Trao đổi với phóng viên báo NB&CL, ĐBQH Trương Xuân Cừ - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, nhu cầu về đất nghĩa trang hiện nay là vấn đề khá bức xúc của TP Hà Nội. 

Theo ông Trương Xuân Cừ, Hà Nội là nơi đất chật, người đông; trong khi đó, phần lớn người đang sinh sống ở Thủ đô mong muốn bố mẹ già về với con cái, thậm chí nhiều người có bệnh tật cũng muốn về cư trú ở TP Hà Nội. Những người này chỉ có đăng ký tạm trú, khi mất đi, con cháu phải đi lo nơi chôn cất. Tuy nhiên, phần đất nghĩa trang nhân dân cho người dân tạm trú hiện nay đang “rất khó khăn”.

Trước nhu cầu đất nghĩa trang rất “nóng bỏng” khiến nhiều đối tượng có hành vi trục lợi, bán đất nghĩa trang trái phép, đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ nêu rõ: Cần cảnh giác với các đối tượng trục lợi từ bán đất nghĩa trang; phải điều tra, nếu vi phạm hình sự cần truy tố, xét xử xử lý nghiêm minh trước pháp luật. “Một mặt, Hà Nội cần tích cực khẩn trương đầu tư xây dựng nghĩa trang đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân, một mặt nghiêm trị những kẻ trục lợi gây khó khăn, làm hoen ố hình ảnh chế độ ưu việt của nước ta, thậm chí có cả thế lực thù địch nữa”, ông Cừ nhấn mạnh.

Ông Trương Xuân Cừ cho biết, để giải quyết vấn đề này, cần đưa ra những quy định rõ ràng trong Luật Đất đai (sửa đổi). Còn ở Hà Nội, các nghĩa trang nhân dân nằm trên địa bàn các xã, phường, thị trấn hiện nay chưa được quy hoạch bài bản, còn mang tính chất tự phát cho nên quản lý chưa được thống nhất dẫn đến nảy sinh vấn đề tiêu cực, trục lợi… Vì vậy, tiến tới các nghĩa trang phải được quy hoạch, phải được thống nhất trong một quy chế quản lý rõ ràng.

“Quy hoạch xong rồi thì sau này tất cả nghĩa trang phải có bảng phí dịch vụ cụ thể, mức thu là bao nhiêu… Nhưng thu như thế nào thì chắc chắn còn phải bàn lâu một chút”, ông Cừ nói.

ky 4 giai phap nao de chan dung viec truc loi tam linh bao ke cho linh hon nguoi da khuat hinh 4

ĐBQH Trương Xuân Cừ nêu rõ, các nghĩa trang phải được quy hoạch thống nhất trong một quy chế quản lý rõ ràng. Ảnh: Nghĩa trang nhân dân xã Tứ Hiệp.

Đáng chú ý, ĐBQH Trương Xuân Cừ cho biết, ông đang muốn đề xuất với Quốc hội hay với TP Hà Nội việc nghĩa trang không phải là toàn là gắn với mộ mà phải có những khu nhà mang tính chất tâm linh – đựng tro cốt. Theo ông Cừ, mức chi phí đựng tro cốt có khi chỉ 1 đến 2 triệu đồng nhưng giải quyết được vấn đề số lượng.

“Người nào cũng một ngôi mộ thì chắc chắn TP Hà Nội cũng không lo nổi. Do đó, cần phải tính toán theo xu thế mới, cần quy hoạch nghĩa trang trong đó có những căn nhà vài ba chục tầng; mỗi tầng chia các ô nhỏ, dành cho mỗi người đã mất từ 30 đến 40cm để làm tầng lớp tro cốt như các chùa hiện nay sẽ giải quyết được vấn đề bức xúc về đất nghĩa trang. Như bây giờ các nghĩa trang vĩnh hằng, các nghĩa trang ở ngoại ô, một số tỉnh khác tính chi phí đất mộ rất lớn. Ví dụ, một số công viên vĩnh hằng có giá từ 18 – 20 triệu đồng/m2, người dân nghèo làm sao mà mua nổi; cho nên phải tính toán cho những người không có điều kiện, người tứ khố vô thân...”, ông Cừ nói và cho rằng đây có thể là biện pháp lâu dài, để xử lý vấn đề này, TP Hà Nội phải cần thời gian chứ không thể trong ngày 1, ngày 2.

Trước mắt, ông Cừ nhấn mạnh: “Hiện nay số người cao tuổi tạm trú tại TP Hà Nội tương đối lớn, lại liên quan đến vấn đề tử tuất, chôn cất… Do đó, cần tính toán, xem xét có giải pháp cụ thể ngay, không thể chờ đợi”.

Nhóm phóng viên

Bình Luận

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra