“Kỳ họp đặc biệt” và sứ mệnh nặng nề

Thứ năm, 21/05/2020 10:21 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chưa bao giờ, Quốc hội Việt Nam lại diễn ra trong một điều kiện đặc biệt như thế, khiến Kỳ họp thứ 9, nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong bài phát biểu khai mạc, “sẽ là một kỳ họp đặc biệt”.

Hơn thế, yêu cầu của việc phải “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới” đang đặt ra sứ mệnh và trách nhiệm nặng nề lên vai các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp này.

Báo Công luận

1. Gọi là kỳ họp đặc biệt bởi diễn biến vẫn còn rất khó lường của đại dịch Covid-19  đã khiến lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam, các đại biểu sẽ tham dự kỳ họp dưới hình thức trực tuyến một nửa thời gian. Cụ thể, đợt 1 họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 đoàn ĐBQH các tỉnh, thành (từ ngày 20/5 đến 29/5); đợt 2 họp tập trung tại Nhà Quốc hội (từ ngày 8/6 đến 18/6).

Chỉ họp tập trung một nửa thời gian so với các kỳ họp trước đó, nhưng khối lượng công việc mà các đại biểu Quốc hội phải đảm nhận tại kỳ họp lần này lại vô cùng nặng nề. Như trong bài phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chỉ rõ: Chương trình nghị sự tại kỳ họp lần này với nhiều nội dung quan trọng, tập trung vào một số vấn đề trọng yếu như: Xem xét, thảo luận các báo cáo bổ sung về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019 và tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2020; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018; Xem xét, quyết định Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Xem xét, thông qua 10 dự án luật, nhiều dự thảo nghị quyết và cho ý kiến sáu dự án luật khác; xem xét, phê chuẩn ba điều ước quốc tế gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về xóa bỏ lao động cưỡng bức; Giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”; thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

2. Nhiệm vụ ấy càng thêm phần nặng nề, cân não hơn với các đại biểu khi đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ còn để lại những dư chấn nặng nề lên mọi mặt đời sống xã hội, mọi ngành nghề kinh tế. Báo cáo của người đứng đầu Chính phủ trong phiên khai mạc sáng 20/5 đã cho thấy những khó khăn ấy là không ít: Khu vực nông nghiệp chỉ tăng 0,08% do khó khăn rất lớn trong xuất khẩu; Sản xuất công nghiệp tăng 1,8%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ và đối mặt với thiếu hụt nguyên liệu đầu vào và khó khăn thị trường đầu ra; Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, chế biến gỗ, thủy sản... sụt giảm mạnh. Khu vực dịch vụ chịu thiệt hại nặng nề, nhất là lĩnh vực du lịch, dịch vụ ăn uống, vận tải; Tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm giảm 4,3%; Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn ở tất cả các loại hình, quy mô doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các hợp tác xã, hộ kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 13,3% và tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 33,6%. Nhu cầu lao động sụt giảm nghiêm trọng; số lao động bị ảnh hưởng là trên 5 triệu người (trong đó, 98% lao động khu vực du lịch, dịch vụ, hàng không nghỉ việc; 78% lao động ngành vận tải, giầy da, dệt may bị giảm việc, giãn việc hoặc ngừng việc). 

Trong bối cảnh đó, chúng ta tập trung thực hiện “mục tiêu kép” - vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì và phát triển các hoạt động KTXH, bảo đảm đời sống nhân dân. Vì thế, tại kỳ họp lần này, Chính phủ báo cáo Quốc hội những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2020. Cùng với đó, trong báo cáo gửi tới Quốc hội, Chính phủ cũng đưa ra 2 kịch bản dự kiến về tăng trưởng của Việt Nam năm 2020. Điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch ấy như thế nào, lựa chọn một kịch bản như thế nào để có thể đảm bảo được “mục tiêu kép” là nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với những đại biểu trên nghị trường.

Ông Thuận Hữu - Đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng

Ông Thuận Hữu - Đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng

Trí tuệ, bản lĩnh của những người được nhân dân gửi gắm niềm tin còn càng nặng nề hơn khi bên cạnh câu chuyện chống dịch, phát triển kinh tế, còn là vô vàn những vấn đề dân sinh xã hội đang rất nóng bỏng khác đang đòi hỏi sự vào cuộc, sự lên tiếng của các đại biểu Quốc hội, đòi hỏi quyết nghị của cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.

Những xôn xao, những luồng dư luận trái chiều, những băn khoăn, trăn trở đã, đang và sẽ còn nảy sinh từ vụ án Hồ Duy Hải đang đặt ra cho kỳ họp thứ 9 của Quốc hội lần này những yêu cầu, thách thức không hề nhỏ trong công tác lập pháp, đặc biệt là cải cách tư pháp. Những vướng mắc trong triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch cũng đang đặt cho Quốc hội những trăn trở trong việc làm thế nào để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Mới đây, ngày 16/5, trong cuộc tiếp xúc cử tri của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng tổ đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, nhiều cử tri cũng đã bày tỏ  đề nghị Quốc hội ra nghị quyết về Biển Đông trong bối cảnh vấn đề tranh chấp trên biển đảo nhức nhối nhiều năm qua nhưng chưa được giải quyết…

3. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - từng nói về “sứ mệnh” của cơ quan dân cử: Quốc hội ta là Quốc hội của toàn dân, được bầu ra theo luật tuyển cử rất dân chủ: tự do, phổ thông, bỏ phiếu kín… Vì vậy, Quốc hội ta là tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết của toàn dân, cho chí khí quật cường của dân tộc, cho quyết tâm độc lập, thống nhất của toàn thể đồng bào ta từ Bắc đến Nam.

Thực hiện lời căn dặn của Người, Quốc hội Việt Nam đã, đang và luôn nỗ lực để làm tròn sứ mệnh thiêng liêng của một cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước. “Việc đổi mới cách thức kỳ họp thể hiện Quốc hội luôn thay đổi, linh hoạt, ứng dụng khoa học công nghệ để theo kịp tình hình kinh tế, xã hội vì lợi ích nhân dân” - như chia sẻ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong bài phát biểu sáng 20/5 cũng chính là minh chứng cho sự nỗ lực ấy. Và như thế, không thể không nuôi niềm tin rằng, “kỳ họp đặc biệt” lần này sẽ không chỉ không phụ lòng mong đợi của triệu triệu cử tri trên dải đất hình chữ S mà còn giúp tiếp tục lan tỏa “tinh thần quyết tâm cao, sự thống nhất trong hành động và ý chí vươn lên của cả hệ thống chính trị; thể hiện sức mạnh đoàn kết, truyền thống yêu nước, tính ưu việt của chế độ và tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”.

Hồng Hà

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn