Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022: Chờ đợi tinh thần vượt khó của lứa 2K4!

Thứ năm, 07/07/2022 09:19 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo đánh giá, lứa học sinh sinh năm 2004 là lứa chịu tác động nặng nề nhất của dịch COVID-19 trong suốt 3 năm bậc THPT, ngay cả năm lớp 12 các em cũng có khoảng 70% thời gian học trực tuyến.

Lứa học sinh chịu tác động nặng nề bởi COVID-19

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 diễn ra trong hai ngày 7 và 8 tháng 7. Đây là kỳ thi có quy mô lớn nhất, thu hút tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.002.432. Kỳ thi được tổ chức tại 2.243 điểm thi với 42.293 phòng thi.

Theo đánh giá của Tiến sĩ Lê Anh Tuấn - Giảng viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thì các bạn học sinh 2004 là lứa học sinh rất đặc biệt khi suốt 3 năm học cấp 3 đều chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, phần lớn thời gian đầu các em đều phải học online. Đồng tình với quan điểm trên, tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết đến từ hệ thống giáo dục Hocmai cho rằng, lứa học sinh Khóa 2K4 là khóa học trò chịu những tác động nặng nề nhất của đại dịch COVID 19.

ky thi tot nghiep thpt 2022 cho doi tinh than vuot kho cua lua 2k4 hinh 1

Lứa học sinh 2K4 chịu nhiều thiệt thòi trong học tập nhưng áp lực thi cử thì rất nặng nề.

Trước tác động của dịch COVID-19 nặng nề vì vậy nên các chuyên gia cho rằng thay vì tạo áp lực thì cha mẹ cũng nên tạo cho con em tâm trạng vui vẻ, thoải mái. “Không nên suy nghĩ, lo lắng thái quá rất dễ làm ảnh hưởng đến tâm lý của con trước ngày thi. Hơn bất kỳ điều gì, tình cảm gia đình thiêng liêng, quý báu luôn là món quà vô giá cung cấp thêm sức mạnh cho con được tự tin và bình tĩnh hơn trước những kì thi mang tính quyết định quan trọng này” - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn chia sẻ.

Đánh giá về lứa học sinh này, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng cho rằng, thí sinh tham gia kỳ thi năm nay là những học sinh chịu ảnh hưởng của dịch trong cả ba năm học, ngay cả năm lớp 12 các em cũng có khoảng 70% thời gian học trực tuyến. Đây là thiệt thòi, do đó, Bộ đã chỉ đạo các địa phương tranh thủ thời gian “vàng” học trực tiếp để bồi dưỡng, củng cố kiến thức cho các em. Đặc biệt những tháng gần kỳ thi, các địa phương, nhà trường đã tăng tốc tổ chức ôn tập.

“Tôi đã đến kiểm tra một số trường THPT, trò chuyện với học sinh và rất mừng khi các em bày tỏ sự tự tin, quyết tâm cao với kỳ thi. Tôi mong các em bình tĩnh, tự tin” - Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chia sẻ.

Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), để phục vụ cho kỳ thi, nhiều địa phương đã ban hành Chỉ thị của Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hoặc Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức Kỳ thi. Tất cả các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, có sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan. Nhiều tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp huyện. Các Ban Chỉ đạo thi ở địa phương đã phân công, giao nhiệm vụ, trách nhiệm rất cụ thể, rõ ràng cho từng tổ chức, cá nhân tham gia.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; các nội dung dạy học được tinh giản do tác động của dịch COVID-19 (năm học 2019-2020, 2020-2021 và 2021-2022) không được đưa vào đề thi năm nay.

Cùng lúc phải tham gia nhiều kỳ thi

So với các năm trước, năm nay Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 không còn là kỳ thi duy nhất để vừa xét tuyển tốt nghiệp và lấy căn cứ điểm để xét tuyển vào đại học. Chính vì vậy, áp lực thi cử của lứa 2K4 trở nên nặng nề hơn nhiều khi phải cùng lúc tham gia nhiều kỳ thi. So với các năm thì tâm lý của phụ huynh có con học lớp 12 có vẻ nặng nề hơn.

ky thi tot nghiep thpt 2022 cho doi tinh than vuot kho cua lua 2k4 hinh 2

Anh Đỗ Xuân Toàn ở Hà Tĩnh tâm sự: “Như các năm thi xong kỳ thi tốt nghiệp THPT coi như xong. Nhưng năm nay vì thi nhiều kỳ thi nên cháu còn thi tiếp. Thi cử như vậy thực sự là phiền hà” – anh Toàn chia sẻ.

Cũng như anh Toàn, chị Nguyễn Thu Trang ở Hà Nội cũng bày tỏ quan điểm thi cử càng lúc càng phiền hà và áp lực hơn. “Việc sinh ra nhiều kỳ thi chỉ vì mục đích là tuyển sinh đại học là thừa. Bộ GD&ĐT nên tính toán chỉ cần một kỳ thi nhưng đáp ứng được vừa xét tốt nghiệp vừa tuyển sinh đại học. Tránh việc thi nhiều nhưng hiệu quả thấp” - chị Trang nêu ý kiến.

Đến thời điểm này, ngoài Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang diễn ra thì hai trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức nhiều lượt thi đánh giá năng lực. Riêng Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đến 8 lượt thi trong năm 2022 nhưng chỉ thu hút được hơn 60 nghìn lượt thí sinh tham gia. Tức mỗi lượt thi, không quá 10 nghìn bài thi. Tổ chức rườm rà như vậy nhưng các trường đại học như Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế Quốc dân… cũng chỉ xem kết quả thi là tiêu chí phụ trong xét tuyển đại học.

Rõ ràng việc tổ chức nhiều kỳ thi bên cạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT đang là vấn đề khiến dư luận rất quan tâm. Trả lời thắc mắc của phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học Cao đẳng Việt Nam nhấn mạnh, việc tổ chức một lúc nhiều kỳ thi là gây phiền hà cho người học, gây tốn kém cho xã hội. “Không thú vị gì chuyện các trường thi riêng kiểu như vậy. Nếu kỳ thi đánh giá năng lực tốt, hiệu quả tại sao Bộ GD&ĐT không đứng ra làm mà để các trường làm. Chuyện này rất tốn kém, thực ra gây rất phiền hà” - ông Lê Viết Khuyến nhận định.

Cũng theo vị này, lý sự theo kiểu kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT làm không đáng tin cậy nên các trường mới tổ chức kỳ thi riêng là không thuyết phục. Việc có đến hàng chục tiêu chí tuyển sinh đại học khác nhau từ học bạ, chứng chỉ tiếng Anh… cho đến đua nhau tổ chức kỳ thi riêng như hiện nay là tùy tiện.

“Tinh thần của Nghị quyết 29 của Đảng là phải kết hợp kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học. Còn tình hình tuyển sinh như hiện nay đang rơi vào rối loạn, đi ngược với tinh thần Nghị quyết 29 của Đảng” - ông Lê Viết Khuyến phân tích.

Vị này cũng cho rằng, nếu nói kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa tốt thì nên thay đổi kỳ thi này theo phương thức đánh giá năng lực. Nếu thấy thi kiểu đánh giá năng lực hiệu quả thì tổ chức thi tốt nghiệp theo hướng này. Hiện nay, việc tổ chức nhiều kỳ thi nhưng đánh giá chất lượng về các kỳ thi lại chưa có.

“Cần đánh giá các kỳ thi. Cần đánh giá xem ưu việt của kỳ thi đánh giá năng lực nó như thế nào so với kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nếu thấy ưu việt hơn thì vận dụng phương thức đánh giá theo kiểu đánh giá năng lực cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Còn nếu thấy không ưu việt hơn thì bỏ đi” - ông Lê Viết Khuyến đề nghị.

Như vậy có thể thấy, đối với thế hệ 2K4 thì việc học tập và thi cử khó khăn và nặng nề hơn các khóa trước. Chính vì vậy, để có được một mùa thi thành công ngoài việc ôn luyện của thầy cô còn phụ thuộc lớn vào nỗ lực vượt khó vươn lên của các em.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn