Lạm phát đình trệ toàn cầu mang lại cho Trung Quốc nhiều cơ hội hơn là thách thức

Thứ tư, 29/06/2022 19:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà kinh tế nổi tiếng Trung Quốc nói khả năng lạm phát đình trệ gia tăng sẽ khiến Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung của Trung Quốc, đồng thời mang lại cho Bắc Kinh cơ hội chiến lược để vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Được biết, trong nhiều thập kỷ qua, giá tiêu dùng ở Mỹ, Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã tăng với tốc độ chóng mặt. Hơn thế, trong năm nay, các tổ chức quốc tế đã cắt giảm ước tính tăng trưởng kinh tế của các cường quốc, khối, làm dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ theo kiểu những năm 1970.

Lạm phát đình trệ là một từ ghép của “đình trệ” và “lạm phát” mô tả một nền kinh tế có rất ít hoặc không có tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh giá cả tăng vọt. Ảnh: AFP.

Lạm phát đình trệ là một từ ghép của “đình trệ” và “lạm phát” mô tả một nền kinh tế có rất ít hoặc không có tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh giá cả tăng vọt. Ảnh: AFP.

Mang lại nhiều cơ hội hơn là thách thức

Tình hình như vậy mặc dù là “con dao hai lưỡi” đối với Trung Quốc, tuy nhiên nhiều nguồn tin tích cực cho rằng điều đó sẽ mang đến cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhiều cơ hội hơn là thách thức, Liu Yuanchun, chủ tịch Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải nhận định.

Theo ông Liu, lạm phát đình trệ - một từ ghép của "đình trệ" và "lạm phát" mô tả một nền kinh tế có mức tăng trưởng kinh tế ít hoặc không tăng trong bối cảnh giá cả tăng cao - cũng sẽ khiến Mỹ và EU khó khăn hơn trong việc tách khỏi nền công nghiệp của Trung Quốc và chuỗi cung ứng trên quy mô toàn cầu.

Hôm thứ 7 tuần trước, trong một cuộc hội thảo trực tuyến, ông phát biểu rằng: "Do chi phí sản xuất và sinh hoạt tăng ở Mỹ từ đó sự phụ thuộc của quốc gia này vào các nhà cung cấp Trung Quốc cũng như các sản phẩm của Trung Quốc sẽ tăng mạnh hơn".

Ông cho biết thêm rằng chi phí lao động và nguyên liệu tăng cao sẽ gây khó khăn hơn cho các nước có tiến bộ công nghệ chậm trong việc thay thế ngành sản xuất của Trung Quốc, trong khi Mỹ sẽ có nguy cơ tăng cường áp lực giá nội địa nếu một số ngành vẫn tiến triển như hiện tại.

Lưu ý rằng, những nỗ lực của Washington trên mặt trận chuỗi cung ứng nhằm kiềm chế “diện mạo phát triển” của Trung Quốc đang bị cản trở.

Nhận xét của ông Liu được đưa ra khi Washington đang đẩy mạnh các động thái nhằm chống lại ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh thông qua Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác Đầu tư và Cơ sở Hạ tầng Toàn cầu do G7 hỗ trợ mới ra mắt.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn đang xem xét điều chỉnh thuế quan trong thời kỳ chiến tranh thương mại đối với hàng hóa Trung Quốc để kiềm chế lạm phát.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Mỹ vẫn muốn thương mại và đầu tư với Trung Quốc miễn là họ công bằng và không gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Mỹ.

Tận dụng thời cơ – Đi lên từ thế khó

Bên cạnh đó, ông Liu cũng nhận định rõ ràng rằng nguyên nhân dẫn đến lạm phát đình trệ không hẳn là do xung đột Nga – Ukraine, hay đại dịch Covid-19 .

Ông cho biết cuộc khủng hoảng có khả năng đánh dấu sự khởi đầu của một đợt suy thoái thấp nhất trong vòng 50 năm trong chu kỳ kinh tế toàn cầu. Và điều này, có thể dẫn đến khó khăn cho nền kinh tế Mỹ, trong khi vị thế của đồng USD Mỹ có thể bị mất ổn định và một cuộc khủng hoảng nợ châu Âu có thể bùng phát trở lại.

Ông liên kết bức tranh ngày nay với bức tranh của năm thập kỷ trước, khi lạm phát đình trệ gây ra suy thoái ở Mỹ, trong khi điều ngược lại xảy ra ở Liên Xô cũ.

Ông nói: “Chúng ta cần học từ bài học rằng Liên Xô đã không nắm bắt được cơ hội… trong những năm 1970. “Chúng ta phải chủ động tiến hành cải cách toàn diện - cải cách thực sự - để thực sự thông suốt lưu thông trong nước và điều chỉnh lại cơ chế đổi mới của chúng ta.

“Chúng ta không nên kích động Mỹ và châu Âu… mà nên chờ đợi tình trạng lạm phát đình trệ của họ trở nên tồi tệ hơn, và để những khu vực này bị suy yếu thêm do xung đột Nga-Ukraine”, ông tuyên bố.

Bắc Kinh đã đánh giá tác động của lạm phát toàn cầu đối với nền kinh tế Trung Quốc, vốn chỉ tăng giá tiêu dùng vừa phải trong khi các biện pháp kiểm soát Covid-19 nghiêm ngặt ảnh hưởng nặng nề hơn nhiều.

Vào thứ Hai (28/6), người đứng đầu ngân hàng trung ương Trung Quốc, ông Yi Gang cho hay: tỷ lệ lạm phát có vẻ ổn định ở Trung Quốc. Tuy nhiên, lĩnh vực công nghiệp của quốc gia này vẫn phải chịu áp lực đáng kể do chi phí gia tăng, theo dữ liệu tháng 5 do Cục Thống kê Quốc gia công bố.

Trong khi đó, ông Liu cũng nói rằng năng lực sản xuất khổng lồ của Trung Quốc có thể giúp giảm áp lực giá nhập khẩu, nhưng ông lưu ý rằng cần có thêm các công cụ chính sách ứng phó.

Ông nói rằng giá xuất khẩu cao hơn đã cải thiện điều kiện thương mại của đất nước và giá năng lượng và hàng hóa cơ bản tăng có thể thúc đẩy ngành năng lượng mới và các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi của Trung Quốc, giúp nước này trở thành trung tâm toàn cầu trong các lĩnh vực đó.

“Trung Quốc nên vạch ra thêm chiến lược năng lượng mới và tranh giành các điểm cao chiến lược,” ông nói thêm rằng Bắc Kinh nên xem xét lại chính sách công nghiệp của mình để thúc đẩy tiến bộ công nghệ hơn.

Trong khi đó, các nhà kinh tế khác cảnh báo rằng Trung Quốc không nên lạc quan quá mức về những cơ hội tiềm tàng có thể xảy ra từ đợt lạm phát đình trệ toàn cầu.

Các nền kinh tế đang phát triển khác như Việt Nam và Mexico có lợi thế về chi phí so với Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất cấp thấp, trong khi phương Tây đang tăng cường sự kiềm chế đối với các mặt hàng công nghệ cao như chất bán dẫn.

“Chúng ta nên tối ưu hóa hơn nữa môi trường kinh doanh trong nước và nâng cấp hợp tác bên ngoài với ASEAN và RCEP,” ông nói hôm thứ Ba, đề cập đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

Lê Na (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

(CLO) Đó là một trong những khẳng định của Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Mạnh Hùng về việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

(CLO) Theo dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh số bán ôtô điện và plug-in hybrid (xe điện lai) sẽ đạt kỷ lục toàn cầu mới vào năm 2024 bất chấp tốc độ tăng trưởng chậm lại ở một số thị trường.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

(CLO) Trong cuộc phỏng vấn với Interfax, Giám đốc điều hành gã khổng lồ khai thác mỏ Norilsk Niken (Nga), Vladimir Potanin cho biết công ty sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất luyện đồng sang Trung Quốc sau áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp