Lạm phát khiến 71 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo

Thứ sáu, 08/07/2022 09:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã cảnh báo khoảng 71 triệu người trên toàn thế giới đang phải trải qua cảnh nghèo đói do giá lương thực và năng lượng tăng cao do xung đột Nga - Ukraine.

Hôm thứ 5 tuần này, Achim Steiner, quản trị viên UNDP, cho biết tại buổi ra mắt báo cáo, phân tích của 159 quốc gia đang phát triển cho thấy tăng giá hàng hóa thiết yếu trong năm nay đã ảnh hưởng nặng nề đến các khu vực của Châu Phi, Balkan, Châu Á và các nơi khác.

Bài báo dài 20 trang đề cập đến chi phí sinh hoạt ngày càng tăng ở các nước mới nổi. Người ta dự đoán rằng sẽ có thêm 51,6 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói trong ba tháng sau cuộc xung đột, họ sẽ phải sống với mức lương 1,90 USD trở xuống mỗi ngày. Ước tính, số người trên toàn thế giới rơi vào tình trạng này đã lên 9% dân số thế giới. Thêm 20 triệu người đã giảm xuống dưới mức nghèo 3,20 USD mỗi ngày.

lam phat khien 71 trieu nguoi roi vao canh doi ngheo hinh 1

Cuộc chiến ở Ukraine đã làm gián đoạn nghiêm trọng thị trường thực phẩm và năng lượng toàn cầu. Ảnh: Mariana Nedelcu/Reuters.

"Điều trên sẽ có những tác động tức thời và thảm khốc đối với phúc lợi của các hộ gia đình, với những người nghèo và cận nghèo bị ảnh hưởng nặng nề nhất do phải đối mặt ngân sách năng lượng và lương thực tăng dần", bài báo cho biết thêm. "Điều này ắt sẽ đặt ra các vấn đề chính sách to lớn cho các chính phủ."

Cuộc chiến ở Ukraine đã làm gián đoạn nghiêm trọng thị trường lương thực và năng lượng toàn cầu do thị phần toàn cầu lớn của cả hai nước tham gia xung đột. Trước khi chiến tranh bắt đầu vào ngày 24/2, Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên và dầu thô lớn nhất và lớn thứ hai thế giới. Nga và Ukraine cùng nhau chiếm gần một phần tư xuất khẩu lúa mì toàn cầu, 14% xuất khẩu ngô và hơn một nửa xuất khẩu dầu hướng dương.

Các cảng bị phong tỏa của Ukraine và việc nước này không thể xuất khẩu ngũ cốc sang các nước có thu nhập thấp càng khiến giá cả tăng cao, đẩy hàng chục triệu người vào cảnh nghèo đói và khủng hoảng kinh tế.

Báo cáo của UNDP cho biết khoảng thời gian 12 tháng kết thúc vào ngày 31/5/2022 giá khí đốt tự nhiên đã tăng đến 166,8% mức ghi nhận trước chiến tranh.

Trong đó, số các quốc gia có khả năng phải đối mặt với tác động nghèo đói cao trên tất cả các chuẩn nghèo là Armenia và Uzbekistan ở lưu vực Caspi; Burkina Faso, Ghana, Kenya, Rwanda và Sudan ở Châu Phi; Haiti ở Mỹ Latinh; và Pakistan và Sri Lanka ở Nam Á.

Ở tại nhiều quốc gia, đã gia tăng các cuộc diễu hành, biểu tình chính trị khi người dân đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Theo LHQ, hơn một nửa số quốc gia nghèo nhất trên thế giới đang lâm vào cảnh túng quẫn hoặc có rủi ro cao.

Bên cạnh đó, các gia đình ở các nước thu nhập thấp đã phải dành chi tiêu khoảng 42% thu nhập của gia đình cho thực phẩm, nhưng khi các quốc gia phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga, giá xăng và các loại thực phẩm chủ chốt như lúa mì, đường và dầu ăn đã tăng vọt, sức mua vì thế cũng yếu dần.

Ông Steiner nói thêm: “Tác động đến chi phí sinh hoạt là gần như chưa từng có trong một thế hệ ... và đó là lý do tại sao điều này rất đáng lo ngại".

Ông cho rằng tỷ lệ mà nhiều người dân phải rơi vào cảnh nghèo đói, túng quẫn là do một phần đã phải gồng mình tiếp tục sống, vượt qua sự đau khổ về kinh tế khi đại dịch xảy ra.

UNDP lưu ý rằng 125 triệu người đã trải qua cảnh nghèo đói trong khoảng 18 tháng trong thời gian đại dịch khiến nhiều nước phải thực hiện giãn cách xã hội, so với hơn 71 triệu người chỉ trong ba tháng sau chiến tranh Nga-Ukraine.

Một báo cáo khác của Liên Hợp Quốc được công bố hôm thứ Tư (6/7) cho biết nạn đói trên thế giới đã gia tăng vào năm ngoái, với 2,3 tỷ người phải đối mặt với khó khăn vừa hoặc nghiêm trọng để kiếm đủ ăn - và đó là trước cuộc chiến ở Ukraine.

Ông Steiner nói rằng cần phải đẩy mạnh nền kinh tế toàn cầu và nói thêm rằng có đủ của cải trên thế giới để quản lý cuộc khủng hoảng, “nhưng khả năng của chúng ta để hành động đồng bộ và nhanh chóng là một hạn chế”.

UNDP khuyến nghị rằng “chuyển tiền mặt có mục tiêu và có thời hạn là công cụ chính sách hiệu quả nhất để giải quyết các tác động”.

Bên cạnh đó, ông Steiner cho biết làm như vậy không chỉ là một hành động từ thiện mà còn là “một hành động tư lợi hợp lý” để tránh các xu hướng phức tạp khác, chẳng hạn như sự suy sụp kinh tế ở các quốc gia và các cuộc biểu tình phổ biến đã diễn ra trong các cộng đồng trên toàn thế giới.

Ông chia sẻ thêm: “Cuộc khủng hoảng về giá cả sinh hoạt này đang đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo đói và thậm chí chết đói với tốc độ chóng mặt. Cùng với đó, mối đe dọa về tình trạng bất ổn xã hội ngày càng gia tăng”.

Lê Na (Theo Al Jazeera)

Bình Luận

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp