Lạm phát, nỗi lo lớn của Việt Nam trong 3 tháng cuối năm

Thứ năm, 06/10/2022 09:44 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) So với mặt bằng chung của thế giới, CPI 9 tháng của Việt Nam tăng 2,73% vẫn ở mức lạm phát thấp. Tuy nhiên, áp lực vẫn còn hiện hữu.

Không thể chủ quan trước lạm phát

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê (GSO), trong quý III/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam tăng 3,32% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này đã kéo CPI trong 9 tháng đầu năm 2022 lên ngưỡng 2,73%. Lạm phát cơ bản tăng 1,88% so với cùng kỳ năm ngoái.

lam phat noi lo lon cua viet nam trong 3 thang cuoi nam hinh 1

Trong đó, giá lương thực thực phẩm, giá gas và các dịch vụ ăn uống ngoài gia đình là một trong những tác nhân khiến chỉ số CPI tăng trong thời gian vừa qua. Cụ thể, dịch vụ ăn uống tăng giá tới 4,38%, các mặt hàng thực phẩm tăng 0,5%, giá gạo tăng 1,14%.

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá: Hiện nay, không chỉ Việt Nam, mà cả thế giới đang phải gồng mình chống đỡ với “bão” lạm phát.

Thậm chí, nhiều nước còn đang đối mặt với “bão” lạm phát, khi CPI tăng rất cao. Đơn cử, trong tháng 8/2022, lạm phát của Mỹ là 8,3%, lạm phát tại châu Âu tăng kỷ lục lên 9,1%. Tương tự, lạm phát tháng 8/2022 tại Thái Lan tăng 7,9%; Hàn Quốc tăng 5,7%,...

“So với mặt bằng chung của thế giới, CPI 9 tháng của Việt Nam tăng 2,73% vẫn ở mức lạm phát thấp. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan”, bà Nguyễn Thị Hương cho biết.

Bà Hương nhấn mạnh: Đến nay, mặt bằng giá trong nước cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm vẫn hiện hữu. Diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang có xu hướng giảm do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, nhưng rủi ro tăng trở lại khá cao do xung đột giữa Nga - Ukraine chưa chấm dứt.

Bên cạnh đó, sự phục hồi kinh tế Trung Quốc có thể kéo nhu cầu năng lượng gia tăng. Kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh hơn trong các tháng còn lại của năm do tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng cùng với nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao.

“Chính vì vậy, công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện thận trọng, chủ động và linh hoạt để bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2022, đồng thời tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát trong năm 2023”, bà Hương cho biết.

Mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% liệu có khả thi

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Truyền - Cục phó Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết: Chỉ tiêu lạm phát Quốc hội và Chính phủ đặt ra cho năm 2022 không quá 4%.

Tuy nhiên, CPI trong 9 tháng của năm 2022 mới chỉ tăng 2,73%. Do đó, lãnh đạo Cục Quản lý giá khẳng định mục tiêu kiềm chế lạm phát không quá 4% là khả thi, do còn dư địa tương đối lớn.

lam phat noi lo lon cua viet nam trong 3 thang cuoi nam hinh 2

Dù vậy, ông Truyền cho rằng, từ nay đến cuối năm vẫn còn  một số yếu tố gây áp lực làm tăng giá, như: giá nhiên liệu và năng lượng từ nay đến cuối năm có thể biến động theo chiều hướng tăng sẽ tác động lớn đến giá trong nước; áp lực lạm phát toàn cầu, sẽ tác động đến chuỗi cung ứng hàng hóa, hàng lương thực, thực phẩm, gây áp lực đến mặt bằng giá trong nước.

Hoặc các ảnh hưởng do thời tiết, thiên tai, bão lũ từ nay đến cuối năm ảnh hưởng đến một số địa phương, cũng là yếu tố có thể làm tăng giá cục bộ tại một số địa phương.

Cũng có cùng quan điểm này, PGS.TS Lê Văn Chiến - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: Nguy cơ lạm phát diễn ra ở Việt Nam là khá lớn, do sức ép cả từ thế giới và cả nội tại kinh tế trong nước.

Đặc biệt, sau khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine nổ ra, các nước phương Tây đã áp dụng hơn 11.000 lệnh trừng phạt nhằm vào kinh tế, chính trị Nga. Điều này đã tác động xấu tới nền kinh tế của cả 2 bên và khiến lạm phát “bùng nổ” trên quy mô toàn cầu.

PGS.TS Lê Văn Chiến nhấn mạnh: Một trong những tác động rõ nhất của xung đột này, chính là giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào biến động khó lường, nhất là giá xăng dầu chắc chắn có ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung của Việt Nam khiến nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” là khó tránh khỏi.

Theo PGS.TS Lê Văn Chiến, hiện nay, trên thế giới, nhiều nước phát triển đã tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát. Do đó, ông kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần theo sát diễn biến của tình hình thế giới và giá cả trong nước.

“Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần nâng lãi suất và thắt chặt cung tiền tệ để kiềm áp lực lạm phát khi chỉ số giá tiêu dùng chạm ngưỡng 4% Quốc hội cho phép nhưng cũng sẵn sàng nới lỏng khi điều kiện cho phép để thúc đẩy sản xuất phát triển”, PGS.TS Lê Văn Chiến đề xuất.

Hai dự báo về lạm phát

Hiện chỉ còn 1 quý nữa là kết thúc năm 2022, thế giới vẫn đang có rất nhiều diễn biến khó lường, tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn đánh giá cao khả năng kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong năm 2022 vẫn sẽ dưới 4%.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế đưa ra 2 kịch bản về lạm phát. Với kịch bản, giá dầu và nguồn cung nguyên vật liệu ổn định như hiện nay, lãi suất của các nền kinh tế lớn tăng không quá cao, kinh tế thế giới phục hồi chậm, thì khả năng lạm phát cả năm sẽ trong khoảng 2,9% - 3,2%.

Trong trường hợp, giá dầu thô hạ xuống thấp hơn hiện nay, cơ hội chống lạm phát của các quốc gia tốt hơn, kinh tế thế giới phục hồi gần với dự báo từ đầu năm, các gói hỗ trợ hồi phục và tăng trưởng kinh tế phát huy tốt tác dụng, thì khả năng lạm phát cả năm có thể sẽ ở mức là 3,3% - 3,6%.

Tuy nhiên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng: Để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4% như chỉ tiêu của Quốc hội và tìm cách ổn định thị trường tài chính tiền tệ, tiếp tục hạ thấp tỷ lệ lạm phát cần thực hiện tốt một số biện pháp.

Một trong những biện pháp quan trọng, đó là việc Tổng cục quản lý thị trường Bộ Công thương và Cục quản lý giá Bộ Tài chính cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, tránh tình trạng “té nước theo mưa” của một số chủ thể, nhất là với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, hàng hóa, thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả.

“Đặc biệt, thời gian qua, giá xăng dầu đã giảm hơn 25%, nhưng giá nhiều mặt hàng chưa giảm, thậm chí tăng cao. Do đó, cơ quan chức năng cần sớm có các biện pháp ổn định để đưa giá các mặt hàng về đúng vị trí”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Ông Thịnh cũng đề nghị kiểm tra chặt chẽ các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá, các mặt hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, tránh việc điều chỉnh giá, tăng giá bất hợp lý.

“Với những mặt hàng có lộ trình tăng giá, cần xác định rõ mức độ, thời điểm thực hiện, tránh trùng các thời điểm có thể gây biến động lớn đến mặt bằng giá cả của nền kinh tế”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô