Làng dệt vải ở TP. HCM: “Còn mấy ai yêu nghề như những người thợ cuối cùng”

Thứ sáu, 19/08/2022 14:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi nhắc đến ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình, TP. HCM), người ta vẫn thường nhớ đến một dệt vải cổ xưa, là niềm tự hào của những người thợ dệt, nhưng giờ đây chỉ còn vài ba nhà còn giữ lửa nghề.

Gần 6h sáng, người dân sống quanh khu Bảy Hiền (TP. HCM) dễ dàng được đánh thức bởi tiếng động quen thuộc – tiếng dập của máy dệt đều đặn, đánh thức ngày mới suốt hàng chục năm nay.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 1

Làng dệt Bảy Hiền (Phường 11, quận Tân Bình, TP. HCM) từng là nơi những người dân huyện Duy Xuyên, Điện Bàn (Quảng Nam) di cư vào lập nghiệp trong những năm chiến tranh và tiếp tục mưu sinh bằng nghề dệt mang từ quê hương.

Bài liên quan
lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 2

Vào những năm 80 - 90 thế kỷ trước, làng dệt nức tiếng này có tới 1.700 hộ theo nghề, lượng vải làm ra cung cấp khắp miền Nam. Ngày nay, số hộ dân trụ với nghề chỉ đếm trên đầu ngón tay.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 3

Trước đây, mỗi khi giáp Tết, các xưởng hoạt động hết công suất để kịp giao vải đi các nơi nhưng giờ những người thợ chỉ làm để giữ nghề là chính. Khung dệt vải thủ công bằng gỗ giờ đây cũng được thay thế bằng hệ thống máy kim tự động.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 4

Thời hoàng kim, vải Bảy Hiền rất có tiếng, giá từ 15.000 - 20.000 đồng/mét, giờ giảm chỉ còn phân nửa, thậm chí 1/3 giá, ế ẩm nhiều người bỏ nghề. Các xưởng còn sót lại chủ yếu là do những người thợ muốn giữ nghề cha ông để lại.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 5

Theo gia đình vào TP. HCM lập nghiệp bằng nghề dệt vải từ năm 1972, ông Trương Tâm (70 tuổi, ngụ quận Tân Bình) cho biết, công việc này đã tồn tại và lưu truyền được 3 đời trong gia đình ông

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 6

Tuy nhiên, hiện tại chỉ còn ông và 2 người em theo nghề, còn lại đã đi làm nghề khác. Con cháu cũng không có “biểu hiện” muốn theo nghề. “Thôi thì tùy con, cháu. Chúng tôi được ông, cha chỉ dạy từ khi còn là thiếu niên, nên đam mê chảy trong máu. Trước đây khu này hầu như nhà nào cũng làm nghề dệt, nay nghỉ nhiều rồi”, ông Tâm nói.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 7

Em của ông Trương Tâm, ông Trương Mậu Đông cho biết nghề dệt là cách anh lưu giữ truyền thống của ông cha để lại. Ông gắn bó với nghề lúc 17 tuổi, đến nay đã hơn 30 năm.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 8

Hiện tại, ông Đông cùng người em trai phụ trách chính việc duy trì hoạt động tại xưởng dệt của gia đình, hàng ngày hai anh em làm việc liên tục từ 6h sáng đến 19h tối. Trong khi ông Mậu Đông phụ trách 4 máy dệt thì anh Thanh (em trai anh Đông) kiểm tra máy se chỉ.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 9

Những chiếc máy dệt luôn cần có người để quan sát, khi máy bị rối chỉ sẽ kịp thời xử lý, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 10

Máy dệt khung gỗ chạy khá nặng và dệt chậm, cần có người trông coi để lỡ rối chỉ thì gỡ còn kịp, 1 máy chạy từ sáng tới chiều cũng chỉ được 35m vải.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 11

Mỗi mét vải phi bóng từ gia đình anh Đông sản xuất có giá gần 1.500 đồng, nếu chạy hết 4 máy thì thu về gần 200.000 một ngày, đơn hàng ít nên hầu như chỉ dùng đến phân nửa số máy.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 12

Bà Trương Thị Hồng (57 tuổi, chị gái anh Đông) phụ kiểm tra máy móc, cũng như chất lượng vải mỗi khi rảnh rỗi.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 13

Sau khi máy se xong, người thợ sẽ lấy cuộn chỉ ra và tiếp tục đặt vào máy một ống gỗ để se những cuộn chỉ tiếp theo. Quá trình này yêu cầu người làm phải khéo tay để chỉ không bị bung khỏi ống gỗ.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 14

Phần quan trọng nhất của máy dệt chính là đầu máy. Nó điều khiển mọi hoạt động để từng thước vải làm ra được mềm mại và chất lượng nhất.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 15

Những cuộn vải thô mộc được dệt ra khó cạnh tranh với vải được sản xuất hàng loạt, điều khiến làng Bảy Hiền giờ đây chỉ còn vài chiếc máy dệt hoạt động.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 16

Mỗi tháng, thu nhập trung bình của gia đình ông Đông khoảng 350.000-450.000 đồng từ việc bán vải.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 17

Số lượng vải sản xuất ra dao động từ 30-40 m/ngày, giá vải khoảng 8.000 đồng/m, mỗi mét bán ra thị trường anh Đông lãi từ 300-400 đồng. Trừ hết mọi chi phí, mỗi ngày gia đình ông lãi chỉ khoảng 10.000-15.000 đồng.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 18

Theo những người thợ dệt Bảy Hiền, nghề dệt vải tại đây có thương hiệu từ năm 1960, đến khoảng năm 1993 thì bắt đầu chững lại bởi sự cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc và Hàn Quốc.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 19

Năm 2001, các gia đình có điều kiện chuyển đổi từ máy dệt khung gỗ sang máy nước, máy kim với hy vọng nghề dệt sẽ hồi sinh.

lang det vai o tp hcm con may ai yeu nghe nhu nhung nguoi tho cuoi cung hinh 20

Tuy nhiên, việc sản xuất ồ ạt, khiến vải tồn đọng, tiền gia công giảm từ 5.000 đồng xuống còn 800 đồng mỗi mét khiến nhiều hộ thua lỗ, phải đóng cửa cơ sở hoặc chuyển đổi nghề. Hiện hơn 90% hộ dân ở làng dệt đã chuyển nghề.

Thúy Vy

Bình Luận

Tin khác

“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

(CLO) Con ngõ chỉ vừa vặn một người đi, bước vào trong ngỡ đến một thế giới khác được xuất hiện ngay sau những hàng quán xa hoa, lộng lẫy là “đặc sản” của phố cổ Hà Nội.

Đời sống
Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

(CLO) Các lực lượng cứu hộ cứu nạn đang nỗ lực tìm kiếm hai phụ nữ mất tích sau khi thuyền của các nạn nhân bị lật do giông gió lớn trên hồ thủy điện Sơn La.

Đời sống
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.

Đời sống
Kon Tum: Gần 9ha rừng thông bị ngọn lửa thiêu rụi

Kon Tum: Gần 9ha rừng thông bị ngọn lửa thiêu rụi

(CLO) Một hộ dân tiến hành dọn, đốt rẫy tuy nhiên do trời nắng nóng kéo dài cộng thêm gió to khiến ngọn lửa cháy lan, thiêu rụi gần 9ha rừng thông ba lá.

Đời sống
Lào Cai: Gió lốc bất ngờ xảy ra làm 113 ngôi nhà dân vùng cao bị hư hại trong đêm

Lào Cai: Gió lốc bất ngờ xảy ra làm 113 ngôi nhà dân vùng cao bị hư hại trong đêm

(CLO) Hôm qua (18/4), một số huyện trong tỉnh Lào Cai bất ngờ xuất hiện giông lốc cục bộ kèm mưa vừa làm hư hại 113 ngôi nhà của người dân trong đêm tối.

Đời sống