Những câu chuyện đặc biệt nơi “điểm nóng”…

Lát cắt phi thường nơi “tâm dịch”

Chủ nhật, 19/06/2022 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL)Được Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI- năm 2021 đánh giá rất cao, phóng sự dài 4 tập “HTV từ tâm dịch” của nhà báo Lê Trường Giang- Trung tâm Tin tức- Đài Truyền hình TP.HCM là những lát cắt phi thường của đội ngũ thầy thuốc, y bác sĩ, nhân viên y tế trong cuộc chiến với COVID-19.

Những câu chuyện đặc biệt nơi “điểm nóng”…

Từ dịch bệnh đến thiên tai, từ những câu chuyện quốc kế dân sinh, những chính sách đến đời sống… người làm báo đã lăn xả tới các “điểm nóng” để mang đến những tác phẩm lôi cuốn, thuyết phục và hiệu quả. Những tác phẩm ấy sẽ được vinh danh trên thảm đỏ Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI - năm 2021 như một minh chứng về tinh thần lao động nghề nghiệp đầy trách nhiệm, quả cảm của họ. Báo Nhà báo & Công luận đã gặp gỡ với một số tác giả, nhóm tác giả được vinh danh tại mùa giải năm nay để hiểu hơn về hành trình tác nghiệp của họ.

Bài liên quan

Được Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI - năm 2021 đánh giá rất cao, phóng sự dài 4 tập “HTV từ tâm dịch” của nhà báo Lê Trường Giang - Trung tâm Tin tức - Đài Truyền hình TP.HCM (HTV) là những lát cắt phi thường của đội ngũ thầy thuốc, y bác sĩ, nhân viên y tế trong cuộc chiến với COVID-19. Tác phẩm đồng thời thể hiện rõ nét những định hướng của HTV trong việc phát huy năng lực của lực lượng phóng viên trẻ: tác nghiệp độc lập, đảm nhận cả vai trò biên tập, quay phim, đạo diễn, dựng phim…

lat cat phi thuong noi tam dich hinh 1

Nhà báo Trường Giang (áo đỏ) sát cánh cùng các bác sĩ trong cuộc chiến chống dịch – Nguồn: NVCC

Một mình - một máy - một quyết tâm

+ Giữa thời điểm dịch bệnh nóng bỏng, bệnh viện dã chiến được xem là “tâm dịch” - nơi bất cứ ai cũng muốn chạy ra, vì sao anh lại quyết tâm lao vào để thực hiện phóng sự “HTV từ tâm dịch”?

- Những ngày đầu tháng 7/2021, khi nhìn thấy những tấm ảnh đầu tiên về không khí khẩn trương cải tạo những chung cư cũ trở thành bệnh viện dã chiến, tôi cảm thấy mình không thể ngồi yên. Khi lực lượng tuyến đầu đang chiến đấu quyết liệt như thế, tại sao mình không là người đồng hành cùng họ? Với ý nghĩ này, tôi đã trình bày với Ban Giám đốc Trung tâm Tin tức - Đài Truyền hình TP.HCM và nhận được sự đồng ý. Một mình - một máy và một quyết tâm, tôi bước vào “tâm dịch”.

Ngày đầu tiên vào Bệnh viện Dã chiến số 6, tôi thấy rõ không khí tất bật, khẩn trương của những màu áo blouse trắng, bộ đội, dân quân đang khiêng vác đồ đạc, vật tư y tế… Nhìn những giọt mồ hôi nhễ nhại của họ, tôi cảm thấy mình may mắn và không chút sợ hãi.

Có lẽ, trong cuộc đời của một phóng viên, lửa nghề và sự quyết tâm sẽ giúp chúng ta quên đi nỗi sợ. Tôi chỉ có một vướng bận duy nhất là gia đình. Tôi đã nói dối với người nhà rằng mình thực hiện “3 tại chỗ”, bởi mẹ tôi đã lớn tuổi, lại có bệnh huyết áp. 3 tháng ở bệnh viện dã chiến, nhiều cuộc gọi từ gia đình đến trong lúc tôi đang tác nghiệp, tôi đều dập máy. Chỉ khi về đến phòng, tôi mới gọi lại và kiếm một lý do nào đó.

Nhưng rất bất ngờ, gia đình cũng biết chuyện tôi vào bệnh viện dã chiến. Họ chọn giữ im lặng, chỉ lặng lẽ hỏi thăm sức khỏe, công việc của tôi. Ngày tôi trở về nhà cũng là thời điểm bắt đầu bình thường mới, mẹ vừa khóc vừa cho tôi hay. Kể ra, lời nói dối đôi khi… cũng được chấp nhận.

lat cat phi thuong noi tam dich hinh 2

Tác phẩm “HTV từ tâm dịch” đoạt giải Mai vàng lần thứ 27 – 2021 hạng mục “Chương trình, tác phẩm Văn hoá – Nghệ thuật phục vụ cộng đồng trong phòng chống dịch Covid-19” – Nguồn: NVCC

+ Như anh đã chia sẻ, bệnh viện dã chiến không phải là nơi tác nghiệp bình thường, thậm chí được ví như trận địa không tiếng súng. Vậy, anh đã gặp phải những khó khăn nào trong quá trình tác nghiệp ở thời điểm và bối cảnh chưa từng có tiền lệ này?

- Phóng sự “HTV từ tâm dịch” là sản phẩm của một mình - một máy - một quyết tâm, kéo dài từ giữa tháng 7 đến hết tháng 10/2021. Khó khăn lớn nhất là bản thân tôi phải đảm nhiệm trọn vẹn quy trình thực hiện phóng sự truyền hình, đó là đạo diễn, quay phim, biên tập, âm thanh và cả hậu kỳ. Kèm theo đó là sự bất tiện khi tác nghiệp trong bộ đồ bảo hộ, kể cả máy móc cũng phải trang bị bảo hộ nhất định.

Đôi khi, việc quá vội vàng set up máy móc dẫn đến mất trắng âm thanh cả buổi ghi hình, hay những khoảnh khắc không thể quay lại khiến tôi rất hụt hẫng. Nhưng hụt hẫng chỉ thoáng qua, bởi 3 tháng ở Bệnh viện Dã chiến số 6, tôi làm việc không biết mệt, vì một động lực rất lớn - tình người.

Có những thời điểm mà 300 nhân viên y tế, hậu cần nhưng phải phục vụ cho gần 6.000 bệnh nhân, bao gồm cả điều trị, sinh hoạt, ăn uống và tất tần tật những gì bệnh nhân cần. Tôi đã nhìn thấy những đôi mắt đỏ ngầu vì thiếu ngủ, những chiếc áo bác sĩ nhăn nhúm hay những quả đầu được cạo trọc để dễ làm việc…

Nhiều khó khăn vượt sức chịu đựng của những bác sĩ chỉ vốn quen với việc điều trị. Thế nhưng, họ vẫn quyết tâm vì bệnh nhân. Không một lời than vãn, không ai có ý định bỏ cuộc. Điều đó là sức mạnh của ý chí, của tình người.

Đi về phía những “câu chuyện cổ tích”

+ Mỗi tập của phóng sự này là mỗi lát cắt sống động về cuộc chiến giành giật sự sống cho bệnh nhân, những gian khổ của đội ngũ tuyến đầu… Việc tìm ra những chi tiết “vàng”, đào sâu vấn đề và thu hút được sự quan tâm của công chúng là điều không hề dễ dàng, thưa anh?

- Với tôi, việc tìm ra những chi tiết “vàng” ở bệnh viện dã chiến hay bệnh viện phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp không khó bằng việc thuyết phục nhân vật và thuyết phục… chính bản thân mình. Không đếm hết được những lần tôi vừa quay vừa khóc, thậm chí chưa quay đã nghẹn ngào.

Những gì lên sóng là tất cả sự nhân văn, nhưng phía sau ống kính còn có những câu chuyện tàn nhẫn khác. Tôi đã thuyết phục bản thân gác lại những lát cắt thực tế đau đớn đến tột cùng, chỉ giữ lại trong lòng để cùng khóc, cùng cảm nhận. Lẽ dĩ nhiên, nếu được lên sóng, hiệu ứng của “HTV từ tâm dịch” sẽ lớn hơn.

Thế nhưng, Ban Giám đốc Trung tâm Tin tức HTV và tôi cùng quan điểm rằng: “Tô đậm bi kịch chỉ khiến nhân vật thêm đau buồn và ám ảnh”. Ở thời điểm phóng sự ra đời, người dân đã quá tường tận cảm giác mất mát, đau thương. Họ cần niềm tin nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn.

lat cat phi thuong noi tam dich hinh 3

Thay vì tô đậm những đau thương, nhà báo Trường Giang chọn đi về phía “những câu chuyện cổ tích” – Nguồn: NVCC

Và trong ranh giới đạo đức nghề nghiệp cho phép, tôi chọn lát cắt buồn nhất là số phận của một bà cụ bị gia đình chối bỏ sau khi khỏi COVID-19. Thực tế có đắng cay thì ánh sáng le lói duy nhất dành cho bà chính là tấm lòng của y bác sĩ. Tuy vậy, để khai thác được nhân vật này là hành trình không dễ dàng.

Sự tự ti, mặc cảm bị chối bỏ của bà đã trở thành rào chắn vô hình cho phóng viên. Suốt 2 tuần, không máy quay, micro hay bất cứ máy móc nào, tôi chỉ ngồi trò chuyện với bà. Khi rào chắn dần được xóa bỏ sẽ là lúc nhân vật mở lòng.

+ Không chỉ lưu lại khoảnh khắc lịch sử của ngành y tế, anh nghĩ sao về việc “HTV từ tâm dịch” đã thắp sáng niềm tin để người dân vượt qua đại dịch?

- Một bác sĩ trong khu dã chiến từng chia sẻ với tôi: “Điều buồn nhất của tụi anh là bất lực nhìn bệnh nhân ra đi. Tụi anh phải học cách vượt qua nỗi đau đó, vì sau lưng là hàng chục bệnh nhân nặng cần bình tĩnh xử trí. Em cũng phải học cách vượt qua điều đó. Và nếu được, thay vì làm về nỗi buồn, sự mất mát, em hãy đi về phía những câu chuyện cổ tích”.

Và 4 tập phóng sự của “HTV từ tâm dịch” chính là những câu chuyện của cảm xúc, tình yêu thương, đôi khi có chút tàn nhẫn nhưng không thiếu màu sắc cổ tích giữa đời thường.

Là một phóng viên, không gì tự hào hơn khi tác phẩm của mình được công chúng đón nhận. Công chúng của “HTV từ tâm dịch” là những người dân cùng nhìn lại hành trình đoàn kết, một lòng với TP.HCM chống dịch; là lực lượng tuyến đầu nhớ lại những năm tháng gian lao mà anh dũng; và cả những gia đình không may khi mất đi người thân…

Đôi khi, tôi rất sợ cảm giác phải tác nghiệp trên nỗi đau, sự mất mát của người dân. Nó khiến tôi không cầm nổi máy ảnh, không thể cất giọng hỏi điều gì và cũng không nỡ để những hình ảnh đau lòng phải lên sóng… Nhưng lẽ dĩ nhiên, sứ mệnh của một nhà báo luôn là phản ánh sự thật, dù sự thật có đau lòng.

Tôi luôn tâm niệm mình phải cố gắng vượt qua điều đó, dù có đau đến mấy, tôi vẫn cố gắng tìm ra sự nhân văn, để khi xem tác phẩm, khán giả sẽ mạnh mẽ hơn, nhiều niềm tin và khát vọng hơn trong cuộc sống.

+ Xin cảm ơn anh!

Kỳ Hoa (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo