Liên Hợp Quốc cảnh báo về sự sụp đổ "khủng khiếp" của hệ thống ngân hàng Afghanistan

Thứ tư, 24/11/2021 14:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm thứ 2 vừa qua, Liên Hợp Quốc đã thúc đẩy hành động khẩn cấp để hỗ trợ các ngân hàng của Afghanistan, cảnh báo rằng hệ thống tài chính của quốc gia này có thể sụp đổ trong vòng vài tháng.

Trong một báo cáo dài 3 trang nói về hệ thống tài chính ngân hàng của Afghanistan mà Reuters đưa tin, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho biết chi phí kinh tế mà sự sụp đổ hệ thống ngân hàng của Afghanistan gây ra - và hậu quả là tác động xã hội tiêu cực – “sẽ rất khủng khiếp”.

lien hop quoc canh bao ve su sup do khung khiep cua he thong ngan hang afghanistan hinh 1

Liên Hợp Quốc đã nhiều lần cảnh báo kể từ khi Taliban nắm quyền rằng nền kinh tế Afghanistan đang trên bờ vực sụp đổ, có khả năng sẽ tiếp tục châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tị nạn. Ảnh: Getty Images.

Việc rút tiền đột ngột ở hầu hết các quỹ hỗ trợ phát triển nước ngoài sau khi Taliban nắm quyền vào ngày 15 tháng 8 từ chính phủ được phương Tây hậu thuẫn của Afghanistan đã khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng không kiểm soát, gây căng thẳng nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng – nơi đây đã phải đặt ra các hạn mức khi rút tiền hàng tuần để ngăn chặn dòng tiền bị cạn kiệt.

Báo cáo của UNDP cho biết: “Hệ thống tài chính và thanh toán ngân hàng của Afghanistan đang gặp khó khăn.”

Việc tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ là một vấn đề rất phức tạp bởi các lệnh trừng phạt đơn phương và quốc tế đã áp dụng đối với Taliban.

Abdallah al Dardari, người đứng đầu UNDP tại Afghanistan, nói với Reuters rằng: “Chúng tôi cần phải tìm cách để đảm bảo rằng nếu chúng tôi hỗ trợ lĩnh vực ngân hàng của nước này thì chúng tôi vẫn không tiếp tay ủng hộ cho Taliban.”

Ông nói: “Chúng tôi đang ở trong một tình huống nghiêm trọng đến mức chúng tôi cần phải nghĩ đến tất cả các phương án có thể xảy ra và chúng tôi phải suy nghĩ thấu đáo. Điều mà ba tháng trước không thể tưởng tượng được nay đã trở nên đáng để tâm.”

Người Afghanistan đã phải đối mặt với tình trạng thiếu tiền mặt trầm trọng kể từ khi Taliban tiếp quản Kabul vào tháng 8, dẫn đến các lệnh trừng phạt quốc tế. Sau đó, dự trữ quốc tế của nước này bị đóng băng và hầu hết các khoản viện trợ từ nước ngoài bị đình chỉ. Cuộc khủng hoảng thanh khoản buộc chế độ Taliban phải giới hạn số tiền rút từ ngân hàng hàng tuần.

Abdallah al Dardari cho biết sự sụp đổ của hệ thống tài chính đang làm chậm lại và suy giảm nhanh chóng hoạt động kinh tế ở nước này và có thể làm suy yếu các nỗ lực viện trợ quốc tế vì “ngân hàng cũng là một trong những đầu mối quan trọng nhất của đất nước để liên hệ với thế giới bên ngoài.”

Ông nói trong một tuyên bố: “Không có lĩnh vực ngân hàng, không có giải pháp nhân đạo nào cho Afghanistan. Chúng ta có thực sự muốn thấy người Afghanistan bị cô lập hoàn toàn không?”

Báo cáo cho thấy, tổng tiền gửi của hệ thống ngân hàng ở nước này đã giảm xuống còn 194 tỷ afghanis (1,8 tỷ euro, 2 tỷ USD) vào tháng 9 từ mức 268 tỷ afghanis vào cuối năm 2020. Các khoản tiền gửi dự kiến sẽ giảm thêm xuống còn 165 tỷ afghanis vào cuối năm 2021, giảm khoảng 40% so với năm ngoái.

Các khoản cho vay xấu cũng đang tăng lên trong một thị trường tín dụng tương đối nhỏ. Nợ xấu tăng vọt lên 57% vào tháng 9 từ mức 30% vào cuối năm 2020.

Cuộc khủng hoảng hiện tại đã khiến các ngân hàng ngừng gia hạn các khoản cho vay mới, làm trầm trọng thêm tình trạng khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Báo cáo cho biết: “Ngoài sự suy giảm hoạt động kinh tế, các vấn đề trong hệ thống ngân hàng sẽ làm giảm thêm xác suất tồn tại của các MSMEs [Doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ), vốn rất quan trọng đối với nền kinh tế và người dân Afghanistan,” báo cáo cho biết.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến nền kinh tế Afghanistan sẽ giảm tới 30% trong năm nay.

Trong số các biện pháp ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng Afghanistan, UNDP đã đề xuất một chương trình bảo hiểm tiền gửi, cung cấp đủ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng để đáp ứng nhu cầu cả ngắn hạn và trung hạn, đồng thời đảm bảo tín dụng cộng với các phương án trì hoãn trả nợ.

Báo cáo của UNDP cho biết: “Sự chậm trễ trong việc khôi phục hoàn toàn hệ thống tài chính và ngân hàng càng kéo dài thì thời gian phục hồi càng kéo dài do thị trường quốc tế thiếu niềm tin về sau. Sự xói mòn này rất khó để khắc phục và có thể mất hàng thập kỷ.”

Huy Hoàng (Theo DW.com)

Bình Luận

Tin khác

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

(CLO) Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(CLO) 3 giải pháp số của Vietcombank là VCB CashUp, Host to Host/API Intergration và VCB i-School được đánh giá cao và vinh danh tại lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

(CLO) Trong quý 1/2024 ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ, hoàn thành 1/4 mục tiêu năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả kinh doanh so với cùng kỳ, bên cạnh việc ưu tiên hỗ trợ lãi suất vay, triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa.

Tài chính - Bảo hiểm