Liên Hợp Quốc thông qua việc ủng hộ hiệp ước về nhựa

Thứ năm, 03/03/2022 14:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vào thứ Tư (2/3), Liên Hợp Quốc đã thông qua một thỏa thuận mang tính bước ngoặt để tạo ra hiệp ước ô nhiễm nhựa toàn cầu đầu tiên trên thế giới. Đây được mô tả như thỏa thuận môi trường quan trọng nhất kể từ Hiệp định khí hậu Paris năm 2015.

Các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã tổ chức các cuộc đàm phán trong hơn một tuần qua tại Nairobi (Kenya) để thống nhất phác thảo một hiệp ước nhằm kiềm chế ô nhiễm nhựa đang gia tăng.

Sau đó, các quan chức chính phủ đã thông qua nghị quyết nhằm tạo ra một hiệp ước về ô nhiễm nhựa có tính ràng buộc pháp lý, dự kiến ​​sẽ được hoàn thiện vào năm 2024.

lien hop quoc thong qua viec ung ho hiep uoc ve nhua hinh 1

Những người nhặt rác phân loại vật liệu nhựa có thể tái chế tại bãi rác Dandora ở ngoại ô Nairobi, Kenya ngày 26 tháng 2 năm 2022. Ảnh: REUTERS / Thomas Mukoya

Espen Barth Eide, Chủ tịch Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA) cho biết: “Chúng ta đang làm nên lịch sử ngày hôm nay và tất cả các bạn nên tự hào."

Nghị quyết mà UNEA gọi là "thỏa thuận môi trường quan trọng nhất kể từ hiệp định khí hậu ở Paris", sẽ có tác động đến các doanh nghiệp và nền kinh tế trên toàn thế giới.

Hiệp ước sẽ đưa ra các hạn chế đối với sản xuất, sử dụng hoặc thiết kế nhựa, nó có ảnh hưởng đến các công ty dầu và hóa chất sản xuất nhựa thô, cũng như các công ty hàng tiêu dùng khổng lồ sử dụng bao bì một lần.

Hiệp ước này cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước sản xuất nhựa lớn, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập Xê Út và Nhật Bản.

Bà Monica Medina, trưởng phái đoàn Mỹ nói: “Đây mới chỉ là phần cuối của sự khởi đầu, chúng tôi còn rất nhiều việc ở phía trước. Nhưng nó là khởi đầu cho sự kết thúc của tai họa rác thải nhựa đối với hành tinh này".

Juliet Kabera, nhà đàm phán chính của Rwanda, ca ngợi nghị quyết này là một "chiến thắng lớn trong nhiệm vụ toàn cầu nhằm đảo ngược tác động ngày càng trầm trọng hơn của ô nhiễm nhựa".

Tim Grabiel, một luật sư của Cơ quan Điều tra Môi trường phi lợi nhuận ở Nairobi cho biết: “Khả năng sinh sống của hành tinh chúng ta đang bị đe dọa. Ô nhiễm nhựa là một cuộc khủng hoảng hành tinh ngang với biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học".

Vân Trần

Bình Luận

Tin khác

Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ rút cuộc đã thông qua được gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h
Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

(CLO) Nhiều người cho rằng, trận lụt lịch sử 75 năm mới có một lần tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman có nguyên nhân từ việc gieo hạt mây để làm mưa nhân tạo. Vậy thực hư điều đó như thế nào?

Thế giới 24h