(CLO) Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ lâu đã trở thành “cơn sốt” trong thị trường năng lượng thế giới. Đặc biệt, trong mấy năm trở lại đây, LNG liên tục được xướng tên và trở thành xu thế tất yếu, định hướng mới của ngành công nghiệp Khí Việt Nam.
Chuyến tàu lịch sử đưa LNG đầu tiên cập cảng Thị Vải của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) như một “cú hit”, tô thêm sắc màu cho bức tranh đơn sắc và làm cho thị trường năng lượng khí Việt Nam hiện tại trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong lĩnh vực này tại Việt Nam, tiềm năng cơ hội là rất lớn, tuy nhiên cũng sẽ chứa đựng rất nhiều thách thức đòi hỏi Nhà nước và các doanh nghiệp phải luôn chủ động, nắm bắt thời cơ và có những giải pháp hữu hiệu, mới có thể làm chủ cuộc chơi mang tầm quốc tế này.
Tiềm năng và cơ hội – Mảng màu sáng của bức tranh
Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm và chú trọng tới phát triển kinh tế đất nước song song với hiện thực hóa những cam kết tại Hội nghị COP26, phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Với đặc tính xanh, sạch, bền vững, thân thiện với môi trường, LNG được xác định chính là giải pháp năng lượng tối ưu của Việt Nam trong thời điểm này. LNG sẽ giúp giảm áp lực lên các nguồn khí nội địa, đa dạng hóa nguồn năng lượng, giảm thiểu rủi ro an ninh năng lượng, cũng như tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quy hoạch điện VIII đã xác định nguồn nhiệt điện khí tái hóa từ LNG (hay gọi tắt là “khí LNG”) chiếm tỷ trọng khoảng hơn 14,9% tổng công suất toàn hệ thống phát điện quốc gia vào năm 2030 và là một trong các nguồn giúp đảm bảo cung cấp đủ,ổn định và an toàn hệ thống điện quốc gia. Với nhu cầu như này, Việt Nam hiện đang được kỳ vọng sẽ trở thành nhà nhập khẩu lớn, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường LNG thế giới và đang được nhiều nhà cung cấp LNG quốc tế săn đón.
Ngoài ra, với vị trí địa lý thuận lợi khi ở trung tâm Đông Nam Á, với nhiều cảng biển lớn có khả năng tiếp nhận tàu chở LNG, tiện lợi cho việc nhập khẩu và phân phối khí LNG, Việt Nam có thể trở thành trung tâm năng lượng LNG trong khu vực, từ đó thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp quốc tế. Trong đó, công trình Kho cảng LNG đầu tiên và lớn nhất Việt Nam của PV GAS sắp được khánh thành và đi vào hoạt động, được kỳ vọng trở thành mắt xích quan trọng trong việc kinh doanh, cung cấp khí tái hóa.
Hơn nữa, LNG khi được nhập khẩu về Việt Nam sẽ không thiếu “đất dụng võ” khi được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực như: điện, vận tải, công nghiệp, dân dụng… Điều này khiến LNG cũng trở thành “miếng mồi béo bở” của các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như quốc tế.
Những thách thức cần sớm được giải quyết để hoàn thiện bức tranh LNG đa sắc màu tại Việt Nam
Bên cạnh những tiềm năng và cơ hội, thực tế còn nhiều khó khăn, thách thức và cần thêm nhiều thời gian để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước trong việc ứng dụng LNG.
Trước tiên, phải kể đến vấn đề về chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng. Việc xây dựng hạ tầng vận chuyển, lưu trữ và phân phối điện khí LNG đòi hỏi đầu tư vốn lớn và công nghệ hiện đại. Quá trình vận chuyển, lưu trữ và sử dụng điện khí LNG cũng đòi hỏi phải thật an toàn với quy trình được kiểm soát chặt chẽ.
Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có Hệ thống Kho cảng LNG Thị Vải của PV GAS được xác nhận đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế, cũng như các yêu cầu về an toàn vận hành, hàng hải; và được đánh giá cao bởi độ chi tiết, tính khả thi và chặt chẽ giữa các khâu hoạt động, sẵn sàng đi vào hoạt động.
Nguồn LNG về Việt Nam hiện nay đã sẵn sàng sau chuyến tàu LNG đầu tiên cập bến Thị Vải, nhưng để đưa được nguồn năng lượng mới này ra thị trường đang còn nhiều vướng mắc, trong đó việc hình thành các cơ cơ chế chính sách đóng vai trò quyết định vì không có cơ chế thì không thể có đường hướng để các công tác tiếp theo có thể triển khai.
Các khung pháp lý của Nhà nước về điện khí LNG cũng như các loại thuế cho loại nhiên liệu này vẫn đang trong quá trình soạn thảo hoặc chưa đảm bảo được mục tiêu đề ra. Tình trạng đăng ký đầu tư theo phong trào, đòi hỏi các cơ quan nghiên cứu, quản lý năng lượng của nhà nước cần phải tập trung kỹ lưỡng hơn.
Giá nhiên liệu LNG nhập khẩu cũng biến động trong thời gian 10 năm trở lại đây, do đó cần có cơ chế giá phù hợp cho thị trường LNG Việt Nam trong sản xuất điện.
Với vai trò là người tiên phong, PV GAS đã và đang tham gia tích cực cùng với các bộ ban ngành liên quan trong việc xây dựng các cơ chế chính sách với mong muốn những cơ chế chính sách cho loại hình năng lượng này sẽ sớm được hoàn thiện để đưa nguồn năng lượng mới ra thị trường phục vụ cho đời sống và sản xuất, thúc đẩy ngành công nghiệp sử dụng LNG tại Việt Nam phát triển vì mục tiêu an ninh năng lượng cũng như chuyển đổi năng lượng của quốc gia.
(CLO) Dù bão số 3 đã qua hơn một tuần nhưng giá rau xanh tại các chợ truyền thống ở Hà Nội vẫn giữ mức đắt đỏ. Thậm chí, giá rau còn chênh lệch đáng kể theo từng ngày, từng quầy hàng trong một khu vực gây lo lắng cho người tiêu dùng.
(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.
(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.