Lời cảnh tỉnh của dòng sông "tử thần" và tiềm năng kinh tế nghìn tỷ USD

Thứ năm, 22/09/2022 09:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cùng với sự chật chội của không gian sống, dịch bệnh đang chuyển từ động vật sang người lây lan với người, dịch COVID-19 là một ví dụ. Kinh tế xanh hiện tại không thể là câu chuyện nói cho vui.

Con sông có độc tố chết người

Bandung là thành phố lớn thứ 3 tại Indonesia. Vũng lõi đô thị của mảnh đất này liên tục mở rộng trong khoảng 30 năm qua. Ước tính, ngay từ thời điểm năm 2012, diện tích đô thị hóa đã tăng gấp 3 lần không gian vốn có. Nhường vị trí cho những công trình bê tông kiên cố là khoảng 50% diện tích cây rừng tự nhiên tại đây bị chặt hạ.

loi canh tinh cua dong song tu than va tiem nang kinh te nghin ty usd hinh 1

Những đứa trẻ sinh sống bên dòng sông Citarum (nguồn: Ocean plastic clean up)

Và Bandung đang phải trả giá. Dòng sông Citarum, nguồn nước liên đới tới khoảng 28 triệu dân ở Tây Java, Indonesia bị ô nhiễm nặng. Dòng sông chính chảy qua khu đô thị Bandung giờ không mang bản chất của một con sông, nó hiện là ống cống nước thải khổng lồ phục vụ các nhà máy và hộ gia đình.

Tại Diễn đàn kết nối giao thương Nhịp cầu ASEAN++ với chủ đề "Kết nối để phát triển bền vững" do Hội Nữ doanh nhân TP.HCM (Hawee) tổ chức, Giáo sư Nirmal Kishnani – Đại học Quốc gia Singapore đã lấy dòng Citarum làm dẫn chứng điển hình cho tác động của quá trình đô thị hóa lên môi trường sống.

Dòng sông thậm chí còn chứa những vi khuẩn E. coli gây chết người. Độc tính của nước tại một số nơi còn cao hơn dòng nước thải của nhà máy trong các khu chế xuất. “Có lẽ đây là con sông khủng khiếp nhất thế giới”, ông nói.

Thành viên Đại học Quốc gia Singapore tiếp tục đối chiếu giữa thành phố Bandung với tốc độ đô thị hóa của Hà Nội. Từ thập niên 1980 trở lại đây, khu vực lõi của thủ đô Việt Nam đã mở rộng gấp đôi, dân số tăng lên khoảng 10 triệu người, kéo theo những thay đổi trong cấu trúc nội tại.

Bên cạnh đó, những năm 1995, Hà Nội có nhiều diện tích hồ nước còn hiện đang bị mất dần. Tình trạng ngập lụt lặp đi lặp lại mỗi năm, ghi nhận con số thiệt hại có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Ô nhiễm nước mặt dẫn tới câu chuyện điển hình như sự việc 200 tấn cá chết ở Hồ Tây vào năm 2016.

loi canh tinh cua dong song tu than va tiem nang kinh te nghin ty usd hinh 2

Diễn đàn kết nối giao thương Nhịp cầu ASEAN++. Ảnh: BTC cung cấp.

Nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng 1,6 độ C so với thời điểm trước cách mạng công nghiệp. Nếu mức tăng lên 2,5 độ C thì sẽ mất dần cân bằng sinh thái. Điều này có nghĩa giống loài con người bị đe dọa, băng tan từ hai cực, nước biển đã và sẽ còn dâng. Khu vực ĐBSCL của Việt Nam với khoảng 25 triệu người sinh sống chịu tác động trực tiếp từ hiện tượng trên, 1/4 cư dân bị ảnh hưởng sinh kế đã phải dời đến TP.HCM và khu vực Đông Nam Bộ.

Ước tính, 55% dân số thế giới đang sống tại đô thị và sẽ đạt ngưỡng 65% vào năm 2050. Khi các thành phố không thể quản trị tốt với lượng cư dân quá đông, phát triển không đúng mong đợi, xuất hiện những vấn nạn môi trường. Cùng với sự chật chội của không gian sống, dịch bệnh đang chuyển từ động vật sang người lây lan với người, dịch Covid-19 là một ví dụ.

Đừng “bịt mắt, che tai”

101 tỷ USD là mức thiệt hại do thiên tai gây ra cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2020, trong đó chỉ có 12% được bảo hiểm chi trả, theo bà Ng Jiak See – Phó TGĐ Phụ trách Tư vấn tài chính Deloitte khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nền kinh tế xanh bây giờ không phải là câu chuyện nói cho vui. Chính phủ các quốc gia ngày càng ưu tiên cho phát bền vững, các mục tiêu theo từng mốc thời gian để đạt mức phát thải ròng bằng 0 đã được công bố. Trung Quốc đang dành 100 tỷ USD, Nhật Bản chi 25 tỷ USD và Ấn Độ đầu tư 11 tỷ USD cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Cùng với đó, 200 trong số các công ty lớn nhất thế giới cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Bà Ng Jiak See khẳng định, kinh tế xanh hiện là sự đầu tư đáng giá chứ không chỉ tốn kém vô bổ. Nếu doanh nghiệp tiếp tục con đường kinh doanh như trước, cứ “bịt tai, che mắt” không cần biết đến những thay đổi của biến đổi khí hậu thì tương lai ASEAN sẽ không thể lớn hơn được.

loi canh tinh cua dong song tu than va tiem nang kinh te nghin ty usd hinh 3
loi canh tinh cua dong song tu than va tiem nang kinh te nghin ty usd hinh 4

Công trình của KTS Võ Trọng Nghĩa. Ảnh: Ashui.

Nhu cầu của người tiêu dùng hiện rất quan trọng, họ muốn sản phẩm tiêu thụ có hàm lượng carbon thấp trong quá trình sản xuất. Thế hệ trẻ ngày hôm nay nhìn vào ông chủ của những doanh nghiệp cam kết xanh với nền kinh tế. Số liệu từ lãnh đạo cấp cao của Deloitte, mức chi tiêu vào kinh tế xanh dự kiến tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương do thế hệ Millennials và Gen Z thúc đẩy sẽ đạt 32.000 tỷ USD vào năm 2030. Còn nếu tiên phong thực hiện các hành động vì môi trường thì cơ hội mang lại cho ASEAN lợi ích kinh tế lên đến 12.500 tỷ USD.

Tương tự, Chủ tịch Hawee - bà Cao Thị Ngọc Dung cho rằng, người tiêu dùng hiện đại, đặc biệt là thế hệ trẻ tại các thị trường phát triển có xu hướng ưu tiên sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp bền vững. Nguồn vốn đầu tư cũng được ưu tiên cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh tạo ra tác động tích cực tới môi trường. Do vậy, phát triển bền vững trở thành là yếu tố tối quan trọng trong việc thúc đẩy việc mở rộng kinh doanh và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Cam kết

Để câu chuyện bền vững không chỉ là thuật ngữ nghe nhiều nhàm tai, người làm chính sách, nhà quản trị cần đặt câu hỏi sớm về cách hành xử và hướng đi ngay từ thời điểm này. Có cách nào để đảo ngược quy trình này không? Bởi, chúng ta không chỉ làm giảm tác động của các tòa nhà bê tông mà còn phải làm âm phát thải mới có thể trở lại trạng thái cân bằng.

Giáo sư Nirmal Kishnani đưa ra ví dụ về Trường mầm non Farming Kindergarten (Đồng Nai) của KTS Võ Trọng Nghĩa. Nằm cạnh một nhà máy sản xuất giày lớn và được thiết kế cho 500 trẻ em, con của công nhân nhà máy, đây là công trình từng lọt top 12 công trình trường mầm non đẹp nhất thế giới, theo bình chọn của Bussiness Insider.

Ông chủ của nhà máy muốn tạo khu vực trông trẻ em cạnh công ty, giúp công nhân khi vào làm tại công xưởng có thể để con chơi ở đây. Do đó, đây phải là không gian không ô nhiễm, an toàn cho những đứa trẻ. Bên trong tòa nhà xanh này có hệ thống thu hồi nước mưa để tưới cho thảm thực vật; nóc của tòa nhà trồng rau sạch, là nguồn thực phẩm phục vụ cho bữa ăn. Cha mẹ của những đứa trẻ sống giữa khu công nghiệp có thể dạy con cách làm làm nông, thu hoạch rau.

Hay tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), nơi có tốc độ gió tốt, ổn định, một dự án năng lượng tái tạo với công suất 1.400 MW đã được nhận chứng nhận đầu tư. Theo bà Sophia Nguyễn – Phó TGĐ Phú Cường Group, đây sẽ là một trong những trại gió lớn tại khu vực Đông Nam Á. Dự án cung cấp điện tới khoảng 1,6 triệu hộ gia đình/năm cũng như làm giảm khoảng 1,8 triệu tấn khí thải CO2.

Quá trình xanh hóa nền kinh tế đang rõ nét hơn từ chính hành động của các doanh nghiệp muốn đi theo con đường phát triển bền vững. Mặc dù là nước đang phát triển, mới chỉ bắt đầu tiến trình công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, song Việt Nam là quốc gia có lợi thế về năng lượng tái tạo.

“Chúng tôi sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tại Hội nghị COP26 tháng 11/2021.

Hoa Chung

Bình Luận

Tin khác

Sắp có chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đường sắt

Sắp có chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đường sắt

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển ngành đường sắt đến năm 2030.

Kinh tế vĩ mô
Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại tỉnh Nam Định

Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại tỉnh Nam Định

(CLO) Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức đề xuất tìm hiểu sâu hơn để có thể đi đến quyết định đầu tư sản xuất tại Nam Định với các lĩnh vực chính bao gồm: kỹ thuật, cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin, hàn...

Kinh tế vĩ mô
Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: 'Giám sát chặt chẽ, đảm bảo cân đối cung cầu năng lượng'

Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: "Giám sát chặt chẽ, đảm bảo cân đối cung cầu năng lượng"

(CLO)Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Kinh tế vĩ mô
Hưng Yên: Phấn đấu tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 92,5%

Hưng Yên: Phấn đấu tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 92,5%

(CLO) Ngày 12/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Điều gì đang tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024?

Điều gì đang tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024?

(CLO) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 ghi nhận sự tăng trưởng tích cực so với những năm gần đây. Trong đó, có hai yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam là tổng cung và tổng cầu.

Kinh tế vĩ mô