Lợi nhuận lao dốc xuống thấp nhất 10 năm, âm nặng dòng tiền, Chủ tịch Fecon (FCN) cũng 'ồ ạt' bán cổ phiếu?

Thứ tư, 06/04/2022 14:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Không chỉ lợi nhuận sụt giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua, Fecon còn âm nặng dòng tiền kinh doanh năm 2021 đến 110,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước vẫn dương 88,6 tỷ đồng.

Lợi nhuận lao dốc thảm hại

CTCP Fecon (mã FCN) đã công bố báo cáo tài chính 2021 sau kiểm toán với nhiều số liệu được điều chỉnh so với bản báo cáo tự lập. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 70,8 tỷ đồng, giảm hơn 38% so với số liệu đã công bố trước đó và chỉ bằng 53% kết quả đạt được năm 2020. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất của doanh nghiệp xây dựng này trong 10 năm qua.

loi nhuan lao doc xuong thap nhat 10 nam am nang dong tien chu tich fecon fcn cung o at ban co phieu hinh 1

Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm của lợi nhuận là do giá vốn của một số dự án tăng so với dự kiến ban đầu bởi giá nguyên vật liệu biển động bất động bất thường và chi phí nhân công tăng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thời gian thi công một số công trình kéo dài hơn kế hoạch nên phát sinh thêm chí phí trong năm và ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết công trình.

Theo chia sẻ HĐQT Fecon, công ty đã làm việc và có những trao đổi thống nhất với một số chủ đầu tư về việc điều chỉnh tăng giá hợp đồng thi công do các yếu tố biến động nêu trên nên doanh nghiệp này đã thực hiện tính toán lãi gộp trên cơ sở giả định có nguồn bù giá này. Tuy nhiên, đơn vị kiểm toán thực hiện ghi nhận lãi gộp giảm đi trên quan điểm chưa có bằng chứng chắc chắn về việc bù giá này từ đơn vị thầu chính, do đó dẫn đến việc giảm lợi nhuận như trên.

Không chỉ lợi nhuận sụt giảm mạnh, Fecon còn âm nặng dòng tiền kinh doanh năm 2021 đến 110,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước vẫn dương 88,6 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư cũng âm hơn 1.200 tỷ đồng khiến doanh nghiệp này buộc phải tăng vay nợ để bù đắp. Nợ vay tài chính của Fecon thời điểm 31/12/2021 đã tăng gần 900 tỷ đồng so với đầu năm lên mức gần 2.500.

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Fecon đã tăng 12% so với đầu năm lên 7.598 tỷ đồng chủ yếu do đầu tư thêm tài sản cố định. Các khoản phải thu ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 37% tương ứng 2.818 tỷ đồng, tài sản cố định đạt 1.887 tỷ đồng, chiếm 24,8% và tồn kho đạt 1.710 tỷ đồng, chiếm 22,5% tổng tài sản.

Đầu năm nay, Fecon còn bị Cục thuế TP Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính thuế do đã hạch toán thuế GTGT được khấu trừ các hóa đơn của các dự án không có doanh thu và hạch toán chi phí không phù hợp với doanh thu trong kỳ. Do đó, FCN bị phạt tiền khai sai mức 20% trên số thuế tăng thêm qua kiểm tra do có hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, số tiền hơn 146 triệu đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc Fecon nộp đủ số tiền thuế GTGT thiếu (hơn 45 triệu đồng) và thuế TNDN (hơn 687 triệu đồng) vào Ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, công ty phải nộp gần 180 triệu đồng tiền chậm nộp thuế. Như vậy, tổng số tiền truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp là hơn 1 tỷ đồng.

Lãnh đạo và người có liên quan “ồ ạt” tháo chạy

Trong bối cảnh tình hình kinh doanh không mấy khởi sắc, lãnh đạo và người có liên quan của Fecon đã liên tục có động thái bán ra cổ phiếu thời gian gần đây.

loi nhuan lao doc xuong thap nhat 10 nam am nang dong tien chu tich fecon fcn cung o at ban co phieu hinh 2
Bài liên quan

Mới nhất, bố và em gái của Chủ tịch HĐQT Phạm Việt Khoa đã đồng loạt đăng ký bán ra 26.500 và 16.300 cổ phiếu FCN. Giao dịch dự kiến được thực hiện trong tháng 4. Trước đó, bố ông Phạm Việt Khoa cũng đã bán ra 268.900 cổ phiếu trong tháng 1/2022.

Ông Trần Trọng Thắng, Phó Chủ tịch HĐQT cũng quyết bán 100.000 cổ phiếu sau liên tiếp những lần đăng ký bán nhưng chỉ bán được lượng nhỏ, thậm chí không bán được cổ phiếu nào. Giao dịch lần này dự kiến được thực hiện từ 31/3 đến 29/4/2022 với mục đích giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Trước đó, ông Thắng cũng đã bán ra 205.000 cổ phiếu vào cuối năm ngoái với cùng lý do tương tự.

Ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT Fecon cũng đã bán hơn 1,4 triệu cổ phiếu để giải quyết nhu cầu cá nhân. Giao dịch được thực hiện từ ngày 20/12/2021 đến ngày 18/1/2022, ước tính số tiền thu về hơn 39 tỷ đồng.

Cùng thời điểm, ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng Giám đốc đã bán 60.200 cổ phiếu theo phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thoả thuận từ ngày 22/12 đến ngày 20/1. Ông Nguyễn Song Thanh, thành viên HĐQT cũng bán 30.000 cổ phiếu theo phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thoả thuận cùng mục đích giải quyết nhu cầu cá nhân.

Động thái chốt lời của một loạt lãnh đạo và người nhà diễn ra trong thời điểm cổ phiếu FCN tăng mạnh và đạt đỉnh vào giữa tháng 1/2022. Tuy nhiên, cổ phiếu này đã rơi sốc và tưởng chừng sẽ đánh mất toàn bộ thành quả tăng giá trước đó. Sau đó, FCN đã trở lại đà tăng và đang dừng ở mức 29.700 đồng/cổ phiếu, gần gấp đôi sau 6 tháng.

Minh Nhật

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm