Lựa chọn duy nhất để chấm dứt đại dịch

Thứ năm, 13/05/2021 11:24 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Hợp tác toàn cầu trong vấn đề chia sẻ vaccine là lựa chọn duy nhất để chấm dứt đại dịch Covid-19… Chúng ta không thể đánh bại đại dịch bằng cách cạnh tranh, chúng ta không thể”...

Đây có lẽ không phải là lần đầu tiên người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - nhấn mạnh về điều này. Tuy nhiên, để thông điệp này được tất cả các quốc gia trên hành tinh này lắng nghe và đồng thuận, thật không hề là điều đơn giản.

Khi con số ca nhiễm Covid-19 cao “không thể chấp nhận được”

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới đã thốt lên đầy cảm thán như vậy khi chứng kiến con số ca nhiễm Covid-19 không ngừng nhảy múa trên khắp các châu lục trên toàn cầu.

Theo số liệu mới nhất - ngày 12/5 - được ghi nhận bởi trang thống kê worldometer.info - dù số ca mắc mới trung bình tại Mỹ được cho là giảm xuống thấp nhất từ tháng 9/2020, chỉ trong ngày 12/5, toàn cầu đã vượt ngưỡng 160 triệu ca mắc Covid, chỉ trong một ngày ghi nhận thêm trên 12.500 ca tử vong vì Covid-19, trong đó riêng Ấn Độ là 4.200 ca, một kỷ lục mới. Hiện Ấn Độ đã ghi nhận 23.340.000 ca mắc Covid-19, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng con số thực tế còn cao hơn do nhiều người không được xét nghiệm.

Tình hình dịch tại quốc gia Nam Á này tồi tệ đến mức ngày 11/5, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody đã giảm đáng kể dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong tài khóa hiện tại (2021-2022) xuống còn 9,3%, đánh giá làn sóng lây nhiễm thứ hai ở nước này đang cản trở đà phục hồi kinh tế và làm tăng rủi ro gây ra những tác động tiêu cực về dài hạn.

3510_20-hq1005.anh_bai_vaccine

Tại nhiều quốc gia khác, tình hình cũng không khả quan hơn. Malaysia đã phải phong tỏa toàn quốc từ 12/5. Đây là lần phong tỏa nghiêm ngặt thứ ba kể từ khi đại dịch bùng phát tại Malaysia và được coi là đợt nghiêm ngặt nhất. Với 5.021 ca nhiễm mới, Indonesia ghi nhận tổng cộng 1.723.596 ca bệnh và 5.021 ca tử vong, tiếp tục là ổ dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất trong các nước ASEAN. Victoria - bang đông dân thứ hai của Australia - đã ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên trong hơn 2 tháng qua, gia tăng mối quan ngại về nguy cơ bùng phát đợt dịch mới. 

Dỡ bỏ bảo hộ bản quyền vaccine Covid-19: Hành trình còn xa ngái

Có lẽ chưa trong cuộc chiến chống dịch nào mà hai chữ công bằng lại được nhắc đến nhiều đến thế. Hơn một năm rưỡi nhân loại quay cuồng trong dịch bệnh thì có đến phân nửa thời gian, nhân loại cũng chìm đắm trong những tranh cãi không dứt xung quanh nguồn cung vaccine để diệt trừ Covid.

Từ cái gọi là chủ nghĩa dân tộc trong phân phối vaccine đến mức Tổng Giám đốc WHO phải năm lần bảy lượt lên tiếng kêu gọi thống thiết rằng hãy ưu tiên đảm bảo tiếp cận công bằng vaccine Covid-19 trên toàn cầu, rằng tình trạng phân phối vaccine không đồng đều giữa các nước giàu và nghèo sẽ không giúp “xóa sổ” đại dịch Covid-19, rằng việc chia sẻ vaccine là lợi ích của mỗi quốc gia trên thế giới. Đến nay cũng “nóng” và gây tranh cãi không kém là câu chuyện dỡ bỏ bảo hộ bản quyền vaccine Covid-19.

san-xuat-vaccine

Chỉ có tạm từ bỏ các biện pháp bảo vệ bản quyền mới chấm dứt được Covid-19” - đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai chuyển quan điểm của Tổng thống Mỹ Biden tới báo giới ngày 5/5. Cú gật đầu ủng hộ bỏ bản quyền vaccine Covid-19 của Nhà Trắng được nhà lãnh đạo WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus gọi đây là một “quyết định lịch sử”.

Thực vậy, bởi thực ra trước đó hàng năm trời, Ấn Độ và Nam Phi đã từng đề xuất với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, thời điểm đó, chính quyền Mỹ đã “từ chối phũ phàng”. Nhờ cú “xoay chiều” của Mỹ, một loạt nước như Pháp, Đức, Canada, Thụy Sĩ, các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Nga..., cũng đã phần nào thay đổi góc nhìn, tuyên bố sẵn sàng tham gia thảo luận.

tiem-vaccine

Dù vậy, hành trình để biến việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vaccine Covid-19 không phải một sớm một chiều. Theo quy định của WTO, để hóa giải quyền sở hữu trí tuệ này, các nước thành viên phải trải qua quá trình đàm phán và phải đạt được sự đồng thuận 100% giữa các nước thành viên WTO, nghĩa là không quốc gia nào phản đối.

Tuy nhiên, làm được điều này là không hề dễ dàng. Nên nhớ, đến nay, các nước thành viên WTO đã trải qua 10 cuộc họp nhưng vẫn không đạt được tiến triển đáng kể. Thế nên, con số trên 100 nước thành viên WTO và nhiều tổ chức phi chính phủ ủng hộ đàm phán hướng tới loại bỏ các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với vaccine Covid-19 cũng chưa nói lên điều gì.

Đơn cử như chỉ cần nước Đức vẫn bảo lưu quan điểm như bấy lâu, rằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nguồn gốc của đổi mới và những hạn chế trong cung ứng vắc xin hiện nay nằm ở năng lực sản xuất của đối tác trên cơ sở phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao chứ không phải ràng buộc về quyền sáng chế, thì mọi đề xuất của tất cả các quốc gia còn lại vẫn chỉ là nằm trên giấy mà thôi.

Thế nên, nói hành trình cho mấy chữ “vaccine Covid-19 for all” hay “tiếp cận công bằng vaccine Covid-19” vẫn còn xa ngái là vì vậy. Con số chỉ 0,3% liều vaccine Covid-19 đã được tiêm ở 29 quốc gia có thu nhập thấp nhất, chiếm 9% dân số thế giới, có lẽ đủ để chúng ta thấy những thông điệp mà người đứng đầu Tổ chức y tế thế giới đưa ra thực sự đáng suy ngẫm.

Hà Trang

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế