Luật Đất đai, càng sửa càng bí, nhưng không sửa “sốt” đất lại hoành hành

Thứ hai, 12/04/2021 09:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo giới chuyên gia, Luật Đất đai là một trong những yếu tố tạo ra “sốt” đất. Tuy nhiên, việc sửa Luật Đất đai không thể triệt tiêu được hiện tượng “sốt đất ảo”.

Các lỗ hổng trong Luật Đất đai khiến

Các lỗ hổng trong Luật Đất đai khiến "sốt" đất gia tăng.

Trong thời gian qua, giới chuyên gia bất động sản đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “sốt” đất dây chuyền, ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Ví dụ, như do lãi suất tín dụng đang thấp kỷ lục, cơ chế lỏng lẻo, hoặc do “cò” đất tự ngụy tạo tin đồn nhằm đẩy giá đất lên cao;...

GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho rằng, ngoài các nguyên nhân kể trên, các thiếu sót trong Luật Đất đai cũng khiến tình trạng “sốt” đất gia tăng.

Theo ông Võ, tình trạng sốt đất xảy ra một phần là do tác động của Luật Đất đai 2013 khi mở rộng quy định về phân lô bán nền. Các quốc gia trên thế giới họ dùng hình thức phân lô bán nền chỉ để giải quyết nhà ở ở đô thị, không đưa vào thương mại. Đưa đất nền vào thương mại là điều rất tối kỵ.

“Về nguyên tắc, thị trường bất động sản phải khai thác giá trị đầu tư trên đất chứ không phải chờ tăng giá đất để gặt hái lợi nhuận. Đầu tư bỏ tiền vào bất động sản để tăng giá bán đi là một hành động làm hại nền kinh tế”, ông Võ nói.

Do đó, GS.TS Đặng Hùng Võ kiến nghị, muốn ngăn ngừa “sốt” đất tràn lan, trước hết phải sửa Luật Đất đai: “Từ năm 2016 - 2020, Chính phủ đã chỉ thị 4 lần về sửa đổi Luật Đất đai. Tuy nhiên từ 2016 đến nay, Luật Đất đai vẫn chưa được sửa, và có lẽ đến 2023 mới có thể thực hiện sửa”, ông Võ cho biết.

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng: Việc sửa Luật Đất đai 2013 là điều cần thiết, nhưng phải sửa thế nào cho đúng, không bị chồng chéo với các bộ Luật khác không phải chuyện dễ.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Luật Đất đai sai từ cốt lõi. Vì vậy, dù đã được sửa lại nhiều lần, ban hành nhiều Nghị định, Thông tư đi kèm để tháo gỡ các “nút thắt” đã tồn đọng trong Luật. Nhưng càng sửa, càng gỡ lại càng bí.

“Sửa Luật Đất đai hiện nay đang bí, vì nhiều lỗi lặt vặt. Luật chồng Luật, Nghị định, Thông tư chồng chéo, càng làm càng lỗi. Ngay cả bên trong Luật Đất đai còn nhiều điểm chưa hợp lý. Do đó, để sửa được Luật Đất đai, cơ quan chịu trách nhiệm cần có một cuộc cách mạng thể chế, sửa từ đầu tới cuối để đồng bộ với nhiều yếu tố khác. Tôi kỳ vọng, trong nhiệm kỳ Quốc hội, Chính phủ mới, Luật Đất đai mới sẽ được hoàn thiện”, ông Thiên cho biết.

Tuy nhiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, việc sửa Luật Đất đai chưa thế giải quyết các vấn đề tiêu cực của thị trường bất động sản, như “sốt” đất, đầu cơ đất đai, hoặc phân lô, bán nền tràn lan;...

“Về vấn đề đầu cơ đất, tôi cho rằng, ngoài việc sửa Luật Đất đai, Chính phủ nên đánh thuế lũy tiến tài sản. Đại gia nào ôm nhiều đất, tiền thuế càng lớn. Với cách làm này, sẽ giải quyết được tình trạng “cò” đất nắm được quy hoạch, sau đó ôm đất để đầu cơ”, ông Thiên nói.

Đồng tình với nhận định trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị, Chính phủ cần đánh thuế chuyển nhượng rất cao để triệt tiêu ý chí của nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư mua đi bán lại sẽ bị đánh thuế cao trong 2-3 năm đầu khi chuyển nhượng. Đồng thời, nhà nước cũng cần đánh thuế những người có nhiều bất động sản và đánh thuế ở mức cao nếu không đưa đất vào sử dụng.

"Hệ lụy lớn của những cơn sốt đất là đông đảo người thu nhập trung bình và thấp bị mất cơ hội vì mặt bằng giá đẩy lên quá cao, khiến cơ hội có nhà ở của người tiêu dùng có nhu cầu thật bị mất đi. Do đó, Chính phủ nên có những giải pháp đồng bộ, để kiềm chế đà tăng của giá đất, giúp thị trường tăng trưởng theo hướng ổn định", ông Châu nói.

Việt Vũ

Tin khác

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

(CLO) Ngày 28/3, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua 2 nghị quyết về danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án thu hồi đất để chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó có việc thu hồi đất cho 2 dự án khu đô thị cao cấp Tu Bông và Đầm Môn.

Bất động sản
Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

(CLO) Trong năm 2023, hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới gần như đã khôi phục về mức trước đại dịch. Riêng tại Việt Nam, thị trường vẫn đang chờ đợi sự trở lại của dòng khách quốc tế, hứa hẹn có sự tăng trưởng trong năm 2024.

Bất động sản
Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

(CLO) Trước khi được chuyển đổi từ condotel thành chung cư, trước khi được phép huy động vốn, Đà Nẵng Times Square của chủ đầu tư ngập nợ Kim Long Nam bị Đầu tư Phương Trang cầm cố ở ngân hàng.

Bất động sản
Thị trường đất nền bắt đầu đi vào guồng quay của chu kỳ phát triển mới

Thị trường đất nền bắt đầu đi vào guồng quay của chu kỳ phát triển mới

(CLO) Nhiều số liệu nghiên cứu thị trường cho thấy, nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm đất nền đang giữ nhịp tăng khá tốt, đặc biệt là sau giai đoạn Tết Nguyên đán. Đó là những dấu hiệu tích cực báo hiệu thị trường đất nền đang bắt đầu bắt nhịp với sự phát triển trong chu kỳ mới.

Bất động sản
Long An sử dụng 1.000ha đất để phát triển nhà ở xã hội

Long An sử dụng 1.000ha đất để phát triển nhà ở xã hội

(CLO) Theo mục tiêu phát triển đến năm 2030, tỉnh Long An dự kiến sẽ sử dụng 127 khu đất với tổng diện tích hơn 1.000ha để xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH).

Bất động sản