Luật Đô thị đặc biệt: “Điểm tựa” cần thiết để TP.HCM “cất cánh”

Thứ hai, 02/05/2022 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Là địa phương có dân số, mật độ dân cư, quy mô kinh tế, cường độ hoạt động kinh tế lớn nhất cả nước nên yêu cầu đặt ra là TP.HCM cần có mô hình quản lý nhà nước, mô hình chính quyền đô thị tương thích.

Chủ tịch TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho rằng: “TP.HCM là một đô thị lớn, năng động nên đòi hỏi những phản ứng nhanh, kịp thời nhận diện vấn đề, tìm kiếm giải pháp, mô hình, cách làm hay để rút kinh nghiệm hay nhân rộng”. Do đó cần thiết có Luật Đô thị đặc biệt, hay khung pháp lý cho một đô thị đặc biệt để TP.HCM thực sự “cất cánh”.

Bài liên quan
luat do thi dac biet diem tua can thiet de tphcm cat canh hinh 1

Đô thị lớn trong “chiếc áo chật”

Theo số liệu cập nhật mới nhất, dân số TP.HCM hiện tại đạt hơn 9 triệu người. Tăng gấp đôi so với năm 1990 với 4 triệu người, đến 8 triệu người năm 2016 chỉ trong chưa đến 2 thập kỷ. Trung bình mỗi năm dân số TP.HCM gia tăng khoảng 200.000 người, tỷ lệ gia tăng dân số bình quân là 2,28%/năm; mật độ dân số TP.HCM là 4.292 người/km², điều này cho thấy đây là địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước.

Năm 2021, TP.HCM thu ngân sách nhà nước gần 382 nghìn tỷ đồng, đạt gần 105% dự toán và tăng 2,3% so cùng kỳ. Năm 2022, Trung ương, HĐND thành phố giao tổng thu NSNN cho thành phố là 386.568 tỷ đồng.

Với nguồn thu ngân sách nhà nước rất lớn chiếm 24,8% trong tổng dự toán thu cả nước, nhưng bộ máy thu thuế lại hạn chế. Có nhiều địa phương tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số tăng nhanh, nhưng bộ máy, nhân sự, cơ chế chính sách quản lý vẫn giữ nguyên, không thay đổi; mô hình cơ chế quản lý của chính quyền TP.HCM cơ bản giống các tỉnh thành trong cả nước.

Trước sự “gồng mình” của TP.HCM, ngày 16/11/2020, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM và ngày 29/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 33 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131. Đây là những quy định pháp lý quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xây dựng chính quyền thành phố năng động, hoạt động hiệu lực và hiệu quả.

Trên cơ sở đó, thời gian qua, TP.HCM đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư; lấy người dân, doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của chính quyền các cấp để Thành phố trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đặc biệt, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI đã xác định chủ đề năm 2021 của TP.HCM là: “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư” và tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM đã xác định chủ đề năm 2022 là: “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”.

Cần có Luật Đô thị đặc biệt để thành phố thực sự “cất cánh”

Kể từ ngày 1/7/2021, khi TP.HCM bắt đầu tổ chức tổ chức chính quyền đô thị theo Nghị quyết 131 của Quốc hội, có thể nhận thấy chính quyền được tổ chức tinh gọn, năng động, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Sự phân cấp, phân quyền phù hợp với đặc điểm đô thị, tăng hiệu quả quản lý nhà nước, giúp cho cơ quan hành chính ở quận, phường chủ động, quyết định nhanh chóng các vấn đề cấp bách ở địa phương.

Một trong những nội dung trọng tâm của chính quyền đô thị TP.HCM là không tổ chức HĐND tại 16 quận và 249 phường. Cùng với đó, chính quyền đô thị tại TP.HCM còn có 2 nội dung cơ bản khác là cơ chế, chính sách đặc thù (Nghị quyết 54) và thành lập “thành phố trong thành phố” - TP. Thủ Đức.

Dự kiến ngân sách Thành phố sẽ tiết kiệm khoảng 1.200 tỷ đồng trong một nhiệm kỳ là kinh phí vận hành, lương và các chế độ, chính sách cho 665 đại biểu Hội đồng nhân dân quận, 6.159 đại biểu HĐND phường, đồng thời tinh giản 588 biên chế là đại biểu chuyên trách Hội đồng nhân dân 2 cấp nói trên.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đánh giá, việc xây dựng chính quyền đô thị đã giúp TP.HCM huy động và giải phóng mọi nguồn lực, tạo cơ hội cho sự phát triển. Tổ chức mô hình chính quyền đô thị giúp TP.HCM giải quyết các vấn đề lớn của đô thị đặc biệt, phát huy tốt nhất vai trò, vị trí của TP.HCM đối với vùng và cả nước.

Mặc dù TP.HCM đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng bên cạnh vẫn còn có nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ chưa đạt được trong năm đầu nhiệm kỳ 2021-2026. Theo ý kiến nhiều chuyên gia, trong năm 2021, TP.HCM vừa phải tập trung phòng, chống dịch, vừa phải lo sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, vận hành theo mô hình chính quyền đô thị và triển khai các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Trong khi đó, TP.HCM chưa có cơ chế đặc thù, đột phá, vượt trội nào cụ thể để phát triển. Vì thế, TP.HCM cần có đề xuất gia hạn có bổ sung, điều chỉnh một số điều đối với những cơ chế, chính sách đặc thù cho địa phương.

Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Nghị quyết 54/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM kéo dài 5 năm, đến năm 2022 là hết hạn. Trong khi đó, 2 năm qua, TP.HCM tập trung cao độ vào công tác phòng chống dịch COVID-19. Vì thế, cần phải xin kéo dài Nghị quyết 54 và bổ sung sửa đổi một số điều cần điều chỉnh; hoặc đề nghị QH có Luật đô thị đặc biệt cho TP.HCM.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cũng kiến nghị TP.HCM nên đặt hàng Hội Luật gia thành phố, Đoàn Luật sư thành phố nghiên cứu một luật giải quyết căn cơ những vấn đề mà thành phố đang “bơi”, đang vướng.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng cần sớm nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành những quy định mới về cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Thủ Đức để phát huy tiềm năng, thế mạnh, tính tự chủ và vai trò chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương TP. Thủ Đức. Các cơ chế, chính sách đặc thù này phải thực sự nổi trội, đủ mạnh để TP. Thủ Đức thực sự “cất cánh” như kỳ vọng.

Trước những hạn chế trong thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, Chủ tịch TP.HCM cho hay đến tháng 7/2022, trong quá trình sơ kết một năm thực hiện mô hình chính quyền đô thị, TP.HCM sẽ đánh giá và tìm hướng đề xuất, trong đó có hướng đề xuất Quốc hội tiếp tục, gia hạn, bổ sung điều chỉnh Nghị quyết 54; hoặc thành phố sẽ tiếp cận đề xuất giống như Hà Nội có Luật Thủ đô.

“Đối với TP.HCM nên chăng có luật đô thị đặc biệt, hay có khung pháp lý cho một đô thị đặc biệt để chúng ta có cái áo vừa vặn, phù hợp và đẹp”, ông Mãi nói.

Chủ tịch Phan Văn Mãi cho rằng, TP.HCM là một đô thị lớn, năng động nên đòi hỏi những phản ứng nhanh, kịp thời nhận diện vấn đề, tìm kiếm giải pháp, mô hình, cách làm hay để rút kinh nghiệm hay nhân rộng.

Ngoài ra, Chủ tịch Phan Văn Mãi cũng mong lãnh đạo các sở ngành, quận huyện của TP.HCM tiếp tục suy nghĩ, trăn trở và góp ý để có cách tiếp cận phù hợp nhất trong đề xuất khi tổng kết Nghị quyết 54 của Quốc hội, để làm sao TP.HCM có một cơ chế đặc thù.

Về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của QH, vừa qua UBND TP.HCM đã trình HĐND thành phố thông qua 32 dự án có chuyển mục đích sử dụng trên 10ha (tổng diện tích dự án hơn 1.840ha). Từ đó đã giúp thành phố chủ động, rút ngắn thời gian xem xét việc chuyển mục đích của các dự án sử dụng trên 10ha.Cùng với đó, UBND TP.HCM cũng trình HĐND thành phố quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách thành phố với tổng mức đầu tư hơn 12.950 tỷ đồng; điều chỉnh chủ trương đầu tư một dự án từ nhóm B lên nhóm A sử dụng vốn ngân sách thành phố.Ngoài ra, TP.HCM cũng xây dựng, trình đề án tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách thành phố giai đoạn 2021-2025, 2026-2030. Theo đó, năm 2022, tỷ lệ ngân sách để lại cho TP.HCM được điều chỉnh từ 18% lên 21%, tăng 3% so với năm 2021.

Hoàng Tuấn 

Bình Luận

Tin khác

Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

(CLO) Là một kỹ sư xây dựng song anh Đặng Đại Dương (35 tuổi, trú tại TP Pleiku, Gia Lai) lại có niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp. Ngoài vườn dâu ngọt hơn 1 ha, chàng kỹ sư trẻ còn sở hữu vườn nho lớn nhất Gia Lai, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga tăng nhập khẩu xăng từ Belarus do nguồn cung trong nước sụt giảm

Nga tăng nhập khẩu xăng từ Belarus do nguồn cung trong nước sụt giảm

(CLO) Trong tháng 3, Nga đã tăng nhập khẩu xăng từ nước láng giềng Belarus nhằm giải quyết nguy cơ thiếu hụt tại thị trường nội địa do việc sửa chữa đột xuất các nhà máy lọc dầu sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, theo bốn nguồn tin công nghiệp và thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các công ty phương Tây thiệt hại hơn 100 tỷ USD sau khi rời Nga

Các công ty phương Tây thiệt hại hơn 100 tỷ USD sau khi rời Nga

(CLO) Reuters đưa tin, trích dẫn các tính toán dựa trên hồ sơ và báo cáo của loạt công ty, các công ty phương Tây đã rời khỏi thị trường Nga phải chịu khoản lỗ hàng lên tới 107 tỷ USD, đồng thời mất đáng kể doanh thu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đề xuất doanh nghiệp đầu mối sẽ tự công bố giá xăng dầu

Đề xuất doanh nghiệp đầu mối sẽ tự công bố giá xăng dầu

(CLO) Bộ Công Thương vừa có tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu và các nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bắc Giang: Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước trong quý I

Bắc Giang: Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước trong quý I

(CLO) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Bắc Giang đạt 14,18%, dẫn đầu cả nước. Các ngành dịch vụ duy trì hoạt động ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp