Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

Thứ tư, 20/11/2024 18:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.

Sự kiện: Giáo dục

Cần có Luật riêng

Thống kê năm 2023 cả nước có 23 triệu học sinh, 2 triệu sinh viên và khoảng 1,6 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang làm việc trong khối giáo dục công lập và ngoài công lập. Trong 48.055 đơn vị sự nghiệp công lập trên cả nước, riêng lĩnh vực giáo dục chiếm đến 80%, biên chế của ngành giáo dục chiếm đến 43% tổng biên chế sự nghiệp của cả nước.

Dù nhà giáo là lực lượng đông đảo nhất với tính chất nghề nghiệp đặc thù, nhưng hiện nay không có một đạo luật điều chỉnh riêng mà chịu sự chi phối bởi nhiều văn bản khác nhau như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Viên chức năm 2010 và rất nhiều văn bản liên quan… Điều đáng nói là những văn bản này vẫn chưa phản ánh rõ vị trí, vai trò và tính chất đặc thù nghề nghiệp của nhà giáo, xác định nhà giáo như tất cả viên chức ở tất cả lĩnh vực nghề nghiệp khác. Thực tiễn áp dụng các quy định về chính sách nhà giáo cũng gặp một số bất cập, thậm chí mâu thuẫn nhau, do có quá nhiều văn bản điều chỉnh nên thiếu sự đồng bộ và thống nhất.

luat nha giao duong bang moi cho giao duc viet nam cat canh hinh 1

Theo ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, hiện nay hầu hết nhà giáo thuộc các trường công lập nên họ cũng là viên chức, chịu sự quản lý theo Luật Viên chức. “Với lực lượng hàng triệu người, với lao động mang tính đặc thù và giá trị nghề nghiệp được đo đếm bằng chất lượng con người phục vụ cho xây dựng và phát triển đất nước, một dự án Luật riêng cho nhà giáo để thể chế với mục tiêu quan trọng nhất là giúp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay” - ông Đức nói và nhấn mạnh, Luật Nhà giáo cần có đủ yếu tố mới, không phải chỉ quản lý nhà giáo mà là phát triển nhà giáo - 1 trong 3 mục tiêu đột phá chiến lược để phát triển đất nước.

Cụ thể, hiện nay việc quản lý nhà nước về nhà giáo theo định hướng quản lý nhân sự - tức là quản lý các yếu tố hành chính liên quan đến việc sử dụng nhà giáo mà ít quan tâm đến tiềm lực và sự phát triển của nhà giáo, đây không phải là một phương thức phù hợp mà cần phải chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực, để tạo môi trường, điều kiện cho mỗi nhà giáo được phát triển nhiều nhất, có động lực làm việc lớn nhất, đóng góp nhiều nhất nhằm đạt cùng mục tiêu của chính nhà giáo và mục tiêu giáo dục.

Nội dung Dự án Luật Nhà giáo với 8 chương, 67 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng được cho đã tập trung vào xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng, nội dung thực hành sư phạm trong thi/xét tuyển nhà giáo; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao. Các cơ quan quản lý giáo dục chủ trì (hoặc phân cấp cho cơ sở giáo dục) thực hiện tuyển dụng, điều động, bố trí, đánh giá, bổ nhiệm nhà giáo.

Bên cạnh đó, Dự án Luật cũng quy định việc bổ nhiệm do cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tham mưu hoặc quyết định hoặc công nhận theo thẩm quyền được giao. Như vậy, với nội dung này, Dự án Luật Nhà giáo sẽ giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.

Nhìn nhận về việc xây dựng Dự án Luật này, nhiều ý kiến cho hay, thực tế hiện nay hệ thống pháp luật về nhà giáo ở nước ta cũng tương đối nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, cũng chính bởi các quy định về nhà giáo được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau (Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Viên chức...), dẫn đến tính đồng bộ chưa cao, chưa thực sự đảm bảo phù hợp với tính chất nghề nghiệp của nhà giáo và còn nhiều bất cập khi áp dụng vào thực tiễn.

luat nha giao duong bang moi cho giao duc viet nam cat canh hinh 2

Bên cạnh đó, nhiều chủ trương, quan điểm của Đảng về nhà giáo cũng chưa được thể chế đầy đủ và kịp thời. Các quy định về nhà giáo hiện nay chủ yếu được quy định ở các văn bản dưới luật nên không thể giải quyết thấu đáo được nhiều vấn đề liên quan đến nhà giáo, ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi và lợi ích của các nhà giáo đang công tác trong ngành giáo dục của nước ta. Chưa kể các nội dung này được quy định tản mác, do nhiều cơ quan khác nhau ban hành vào những thời điểm khác nhau nhằm mục đích khác nhau nên còn gây khó khăn cho các cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục và các nhà giáo.

Do vậy, việc xây dựng một Dự án Luật riêng về nhà giáo trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết, nhằm khắc phục những khó khăn, bất cập của pháp luật về nhà giáo hiện hành, góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo cả về số lượng và chất lượng, tạo động lực để các nhà giáo cống hiến và đóng góp cho ngành giáo dục của đất nước.

Giao quyền tuyển dụng có thể hạn chế tình trạng vừa thừa, vừa thiếu

Không chỉ có vậy, Dự án Luật Nhà giáo được xây dựng cũng đem đến kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Quy định về tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục là một trong những điểm nhấn đáng chú ý của dự thảo Luật Nhà giáo. Chia sẻ về điều này, nhiều cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội bày tỏ, nghề giáo có những đặc thù riêng khác với viên chức các ngành, lĩnh vực khác, đòi hỏi yêu cầu nghề nghiệp đáp ứng đặc thù đó. Ngành Giáo dục được sử dụng đội ngũ nhà giáo, chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, về “sản phẩm” đào tạo ra, nhưng từ trước tới nay lại không có thẩm quyền để quyết định được việc tuyển bao nhiêu biên chế. Trong khâu tuyển dụng giáo viên, mặc dù ngành Giáo dục được tham gia nhưng vai trò và thẩm quyền chưa rõ ràng. Trong khi đó, việc vận hành hoạt động dạy học cũng như chất lượng giáo dục ở các nhà trường trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục cần nhiều điều kiện quan trọng như cần đủ số lượng giáo viên, bảo đảm cơ cấu giáo viên theo từng môn học, đủ trường, lớp cho học sinh được học 2 buổi/ngày thuận tiện…

Với quy định về việc giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong việc tuyển dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các nhà trường đều bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ và mong muốn nội dung này sớm đi vào thực tế, góp phần giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ hiện nay. Trên cơ sở phát triển về số lượng học sinh, sự phát triển của mạng lưới trường lớp và định mức giáo viên theo quy định, ngành Giáo dục được quyết định về số lượng biên chế tuyển dụng, đồng thời tiếp tục triển khai việc đặt hàng đào tạo đối với các trường sư phạm. Đây là các giải pháp được kỳ vọng sẽ giải quyết căn cơ được tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ hiện nay.

Đồng tình với việc giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành Giáo dục, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trương Định (quận Hoàng Mai) Lê Việt Dương bày tỏ sự nhất trí cao với quy định về việc đưa thực hành sư phạm là nội dung phải có trong khâu tuyển dụng giáo viên, bao gồm cả tuyển dụng giáo viên trường công lập và trường ngoài công lập. Theo ông Lê Việt Dương, dù phương thức tuyển dụng là xét tuyển hay thi tuyển thì nội dung thực hành sư phạm vẫn cần là yêu cầu bắt buộc, nhằm giúp đơn vị tuyển dụng lựa chọn được đúng người làm nghề dạy học, đồng thời cũng tạo cơ hội để những người có nguyện vọng làm nghề giáo thể hiện năng lực, phát huy sở trường.

Liên quan đến khâu tuyển dụng, các nhà giáo còn mong muốn, để thu hút sinh viên giỏi, ngoài chính sách về tiền lương, cần có thêm các chính sách thu hút sinh viên giỏi, có chế độ đãi ngộ giáo viên, nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa…

luat nha giao duong bang moi cho giao duc viet nam cat canh hinh 3

Theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa – Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Dự thảo Luật Nhà giáo đã hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khắc phục các bất cập trong quản lý Nhà nước về nhà giáo hiện nay, thực hiện phân công, phân cấp hợp lý trên cơ sở bảo đảm vai trò chủ động của ngành giáo dục. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Còn theo TS Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thực tế cho thấy, bên tuyển dụng (Nội vụ) thì không được sử dụng giáo viên, bên sử dụng (Giáo dục) lại không được quyền tuyển dụng dẫn tới tình trạng tuyển nhân sự chưa đủ năng lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc của ngành Giáo dục.

Đặc biệt, nếu ngành Giáo dục được phép tuyển dụng giáo viên sẽ có tiếng nói với nhân sự, giáo viên chỉ thực hiện công việc chuyên môn mà không phải làm các nhiệm vụ “phi giáo dục” khác.

Nhìn nhận về Dự án Luật này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - Nguyễn Thị Mai Hoa cũng bày tỏ, việc giao thẩm quyền cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ giúp ngành chủ động trong xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý, từ đó nắm tổng thể đội ngũ, dự báo nhu cầu, cân đối hợp lý các khâu tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng; điều tiết giáo viên kịp thời, hợp lý. Như vậy, có thể khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ đã và đang diễn ra trong thực tiễn thời gian qua; đồng thời góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo bảo đảm đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.

Tôi cho rằng, nếu được Quốc hội chấp thuận, ủng hộ thì đây sẽ là một trong những chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo đang trình Quốc hội tại kỳ họp này”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục bày tỏ.

Khánh An

Tin mới

Sơn La trưng bày hơn 400 ấn phẩm báo Xuân Ất Tỵ 2025 của các cơ quan báo chí

Sơn La trưng bày hơn 400 ấn phẩm báo Xuân Ất Tỵ 2025 của các cơ quan báo chí

(CLO) Ngày 19/1, tại Trung tâm thương mại Vincom Plaza Sơn La đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm sách, báo “Mừng Đảng, mừng Xuân” Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng mùa xuân - Niềm tin với Đảng” và Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025.

Công tác hội
Thắng Đà Nẵng 2-0, Hà Nội FC leo lên vị trí thứ 4 V.League 2024/25

Thắng Đà Nẵng 2-0, Hà Nội FC leo lên vị trí thứ 4 V.League 2024/25

(CLO) Tối 19/01/2025, câu lạc bộ Hà Nội đã giành chiến thắng 2-0 trước Đà Nẵng tại vòng 10 giải V.League 2024/25. Với 3 điểm có được, đại diện Thủ đô hiện đã có 17 điểm, vượt qua Công an Hà Nội để chiếm lấy vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng giải đấu.

Thể thao
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu tại Czech

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu tại Czech

(CLO) Ngày 19/1 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Praha, Cộng hòa Czech, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu tại Czech, gồm: ông Pavel Tykac - Chủ sở hữu của Tập đoàn đầu tư toàn cầu Sev.en Global Investments và Câu lạc bộ bóng đá SK Slavia Praha – đội bóng hàng đầu của Czech; ông Jiri Smejc – Giám đốc Điều hành Tập đoàn quốc tế PPF và ông Radek Pluhar –Giám đốc Điều hành Tập đoàn Home Credit (công ty con của PPF); ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Skoda, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Cộng hòa Czech.

Tin tức
Cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở châu Âu cần đóng góp tích cực cho đất nước trong kỷ nguyên mới

Cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở châu Âu cần đóng góp tích cực cho đất nước trong kỷ nguyên mới

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở châu Âu nói riêng tiếp tục đóng góp tích cực cho đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tin tức
Công bố 2 đại sứ Văn hoá Du lịch nhí năm 2025

Công bố 2 đại sứ Văn hoá Du lịch nhí năm 2025

(CLO) Ngày 19/1/2025, cuộc thi "Tìm kiếm Đại sứ Văn hóa Du lịch nhí Việt Nam" đã chính thức công bố thêm 2 đại sứ là Nguyễn Phương Trà (Thái Nguyên) và Trần Hương Mộc Trà (Hà Nội).

Giải trí
Đoàn kết là yếu tố then chốt để ASEAN vượt qua các thách thức trong giai đoạn phát triển tới

Đoàn kết là yếu tố then chốt để ASEAN vượt qua các thách thức trong giai đoạn phát triển tới

(CLO) Ngày 19/1/2025 tại Langkawi, Malaysia đã diễn ra Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, chính thức khởi động Năm ASEAN 2025. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã có nhiều đóng góp quan trọng.

Tin tức
Kiều bào luôn hướng về Tổ quốc, nỗ lực vì sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Kiều bào luôn hướng về Tổ quốc, nỗ lực vì sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(CLO) Ngày 19/1, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì buổi gặp mặt vinh danh tập thể, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu, nhân dịp kiều bào về nước tham dự chương trình Xuân quê hương năm 2025.

Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 20/1: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết ngày 20/1: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm có sương mù

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 20/1, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù rải rác, trưa chiều trời nắng, sáng và đêm trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

Môi trường và cuộc sống
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết gia đình các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết gia đình các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước

(CLO) Chiều 19/1, tại Hà Nội, nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, chúc Tết nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.

Tin tức
5 lý do tại sao Google sẽ thống trị cuộc chạy đua AI với Gemini và NotebookLM

5 lý do tại sao Google sẽ thống trị cuộc chạy đua AI với Gemini và NotebookLM

(CLO) Google đang nổi lên như một đối thủ nặng ký trong cuộc đua AI nhờ vào nghiên cứu mạnh mẽ, dữ liệu tìm kiếm lớn, hệ sinh thái tích hợp và các sản phẩm AI đột phá như Gemini.

Sức sống số
Lệnh ngừng bắn ở Gaza có hiệu lực sau 3 giờ trì hoãn

Lệnh ngừng bắn ở Gaza có hiệu lực sau 3 giờ trì hoãn

(CLO) Một lệnh ngừng bắn được mong đợi từ lâu ở Gaza đã bắt đầu có hiệu lực sau gần ba giờ trì hoãn, do Hamas chậm cung cấp danh sách ba con tin đầu tiên mà họ cam kết trả tự do.

Thế giới 24h
Nga vẫn chưa bên bờ vực khủng hoảng ngân hàng

Nga vẫn chưa bên bờ vực khủng hoảng ngân hàng

(CLO) Nga đang đối mặt tin đồn ngân hàng sụp đổ khi tín dụng doanh nghiệp tăng 60% trong 2 năm, nhưng nền kinh tế liệu có thực sự đứng bên bờ vực khủng hoảng?

Kinh tế vĩ mô
Người Hà Nội đi tảo mộ cuối năm, mời gia tiên về đón Tết

Người Hà Nội đi tảo mộ cuối năm, mời gia tiên về đón Tết

(CLO) Tháng 12 âm lịch hằng năm, tại các nghĩa trang luôn nhộn nhịp người dân đến tảo mộ, cũng như mời người thân đã khuất của mình về đón Tết.

Đời sống
Đài phát thanh và truyền hình Na Uy sử dụng nội dung tóm tắt AI để thu hút giới trẻ

Đài phát thanh và truyền hình Na Uy sử dụng nội dung tóm tắt AI để thu hút giới trẻ

(CLO) Đài phát thanh và truyền hình Na Uy (NRK) gần đây đã bắt đầu thêm phần tóm tắt do AI tạo ra vào nhiều bài viết được đăng trên trang web của mình để thu hút độc giả trẻ tuổi.

Báo chí - Công nghệ
Dự kiến đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7

Dự kiến đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7

(CLO) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội.

Tin tức
Ông Trump sẽ trục xuất hàng loạt người nhập cư trái phép sau khi nhậm chức

Ông Trump sẽ trục xuất hàng loạt người nhập cư trái phép sau khi nhậm chức

(CLO) Chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sắp thực hiện chiến dịch trục xuất hàng loạt những người nhập cư trái phép ngay sau lễ nhậm chức của ông vào ngày 20/1.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam: Cơ hội vươn mình mạnh mẽ

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam: Cơ hội vươn mình mạnh mẽ

(NB&CL) Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp số Việt Nam đã chuyển từ lắp ráp, gia công sang xây dựng, phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt có giá trị cao, để lại dấu ấn sâu sắc trên bản đồ công nghệ thế giới.

Góc nhìn
Kiên cường Việt Nam!

Kiên cường Việt Nam!

(CLO) Nếu có ai hỏi tôi tự hào gì về Việt Nam, tôi sẽ nói: “Sức sống kiên cường”. Kiên cường Việt Nam - một trong những đức tính cao đẹp của dân tộc ta, được hình thành và bồi đắp trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Kiên cường Việt Nam đã liên kết mỗi người dân, mỗi cộng đồng, tạo nên sức mạnh vô địch trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do, bảo vệ vững chắc biên cương, đất trời, hải đảo. Kiên cường Việt Nam, đã và đang tỏa sáng trong các thời điểm đầy thử thách, cam go, tự tin bước vào thế kỷ hội nhập toàn cầu, nâng vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Kiên cường Việt Nam đã giúp chúng ta trụ vững trong dồn dập thiên tai nối nhau cùng dịch bệnh hoành hành trong điều kiện biến đổi khí hậu khốc liệt chưa từng thấy, trở thành một trong những nguồn sức mạnh nội sinh quý giá.

Góc nhìn
Lọt “top” đẹp nhất thế giới, du lịch Việt làm gì để không bỏ lỡ cơ hội?

Lọt “top” đẹp nhất thế giới, du lịch Việt làm gì để không bỏ lỡ cơ hội?

(NB&CL) Tạp chí Mỹ US News & World Report công bố Việt Nam thuộc nhóm 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024. Lọt vào danh sách quốc gia đẹp nhất thế giới dựa trên ý kiến đánh giá của hơn 17.000 du khách trên khắp thế giới và các chuyên gia giàu kinh nghiệm, quả là điều rất vui mừng. Việt Nam xứng đáng được vinh danh, bởi vì những năm gần đây đã nỗ lực để tạo ra các giá trị mới trên nền cảnh sắc thiên nhiên có sẵn, được du khách quốc tế đánh giá cao. Với mục tiêu đón 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế và 130 triệu lượt khách nội địa vào năm 2025, Việt Nam cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước, đầu tư mạnh vào các địa điểm nổi tiếng.

Góc nhìn
Định danh tài khoản mạng xã hội: Thế giới ảo nhưng trách nhiệm phải thật

Định danh tài khoản mạng xã hội: Thế giới ảo nhưng trách nhiệm phải thật

(CLO) Nghị định 147/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25/12 quy định nhiều điểm mới về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng, trong đó có quy định từ ngày 25/12, người dùng chưa xác thực tài khoản sẽ không thể đăng bài, bình luận trên mạng xã hội. Đây là động thái cần thiết để người dùng hiểu rằng thế giới mạng có thể ảo nhưng trách nhiệm của họ là thật, đã đến lúc họ cần tham gia môi trường trực tuyến một cách có trách nhiệm.

Góc nhìn
Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực: Phải làm nhưng làm cách nào?

Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực: Phải làm nhưng làm cách nào?

(CLO) Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Chủ trương này được cho là xuất phát từ việc ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội được nhiều người quan tâm, đặc biệt trước thông tin cho rằng “Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới”. Theo chuyên gia, phân vùng phát thải thấp là mục đích tốt nhưng Hà Nội cần triển khai theo lộ trình, đáp ứng các điều kiện vận tải công cộng và phương tiện thay thế.

Góc nhìn
Xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” thông qua thương mại điện tử quốc tế: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tăng trưởng

Xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” thông qua thương mại điện tử quốc tế: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tăng trưởng

(NB&CL) Năm năm qua, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu kinh doanh toàn cầu thông qua Amazon. Số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon từ các đối tác bán hàng Việt Nam tăng hơn 300%. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên Amazon, tăng vọt gấp 10 lần trong vòng 5 năm. Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn. Đặc biệt, việc xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” thông qua thương mại điện tử quốc tế là một hướng đi tiềm năng. Các doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng xuất khẩu như EcomEx để giới thiệu sản phẩm Việt Nam ra thị trường thế giới. Điều này không chỉ giúp gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao uy tín của hàng hóa Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.

Góc nhìn
“Cưỡi trên con sóng AI”: Lối đi ngắn tới tăng trưởng thịnh vượng

“Cưỡi trên con sóng AI”: Lối đi ngắn tới tăng trưởng thịnh vượng

(NB&CL) Phát biểu tại Lễ trao giải thưởng VinFuture 2024 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để Việt Nam bứt phá, vươn xa, bay cao, hội nhập trong tiến trình phát triển. Và điều đáng mừng là, trong nỗ lực “bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên”, Việt Nam không chỉ xác định rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mà còn đang dành rất nhiều ưu tiên cũng như không ngừng nắm bắt cơ hội trên lĩnh vực này.

Góc nhìn
Phát triển điện hạt nhân: Lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng quốc gia

Phát triển điện hạt nhân: Lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng quốc gia

(NB&CL) Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa khép lại, để lại dấu ấn đậm nét với khối lượng công việc đồ sộ và nhiều quyết sách mang tính bước ngoặt, trong đó có việc tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, sau nhiều năm tạm dừng. Quyết nghị của Quốc hội, và việc trước đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam nhằm đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vì phát triển bền vững của đất nước.

Góc nhìn
Tinh gọn bộ máy: “Liều thuốc mạnh” loại bỏ sự trì trệ, thiếu trách nhiệm

Tinh gọn bộ máy: “Liều thuốc mạnh” loại bỏ sự trì trệ, thiếu trách nhiệm

(NB&CL) Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang được chỉ rõ là cuộc cách mạng cần phải làm ngay, làm quyết liệt với quyết tâm chính trị cao nhất. Và đây, như nhấn mạnh của Tổng Bí thư Tô Lâm, sẽ “liều thuốc đủ mạnh” để trị căn bệnh cán bộ làm việc hành chính, máy móc; tiêu cực, nhũng nhiễu, “hành dân,” “hành doanh nghiệp,” có lợi ích cá nhân thì mới làm, cố tình làm chậm công việc, xin ý kiến lòng vòng, đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho sợ trách nhiệm…

Góc nhìn
Tinh gọn bộ máy - Cuộc cách mạng để đất nước vươn mình!

Tinh gọn bộ máy - Cuộc cách mạng để đất nước vươn mình!

(NB&CL) Nước ta đã từng trải qua ba kỳ “đại phẫu” bộ máy xuyên suốt qua 3 nhiệm kỳ từ năm 2007 nhưng cho đến nay, như Tổng Bí thư nói, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Ngày 25/11, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Trung ương thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Góc nhìn