Nhà báo Huỳnh Bích Phương - Trung tâm Tin tức - Đài Truyền hình TP.HCM:

Luôn mặc định mình là người có nguy cơ nhiễm để giữ khoảng cách an toàn nhất cho mọi người

Thứ bảy, 04/09/2021 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhà báo Huỳnh Bích Phương - Trung tâm Tin tức – Đài Truyền hình TP.HCM là một trong những phóng viên y tế thường xuyên có mặt ở những điểm nóng về dịch bệnh, sát cánh với ngành y tế.

Sự kiện: COVID-19

Tác nghiệp ngay trong tâm dịch, tâm trạng hoài nghi lo lắng, câu hỏi liệu mình có “bị” không luôn thường trực, nhưng bằng ý thức, trách nhiệm và tình yêu nghề, các nữ nhà báo vẫn đang miệt mài ngày đêm cùng lực lượng chống dịch dấn thân ở tuyến đầu. Nhà báo Huỳnh Bích Phương - Trung tâm Tin tức – Đài Truyền hình TP.HCM là một trong những phóng viên y tế thường xuyên có mặt ở những điểm nóng về dịch bệnh, sát cánh với ngành y tế. Báo Nhà báo & Công luận đã cuộc trò với chị để hiểu rõ hơn về công việc tác nghiệp thời điểm này.

An toàn cho cả một ê-kíp chứ không phải cho một cá nhân

+ Trong những ngày đường phố vắng lặng, trên những con đường ít người qua lại người ta vẫn thấy bước chân của đội ngũ phóng viên bền bỉ trên con đường mang thông tin hình ảnh tới mọi người. Trong những ngày này, chị đã chuẩn bị tâm thế tác nghiệp ra sao?

luon mac dinh minh la nguoi co nguy co nhiem de giu khoang cach an toan nhat cho moi nguoi hinh 1

Nhà báo Huỳnh Bích Phương, Trung tâm Tin tức – Ðài Truyền hình TP.HCM tác nghiệp tại Bệnh viện hồi sức Covid-19.

- Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, diễn biến phức tạp, chúng tôi ý thức rất rõ việc cần thiết song hành cùng các lực lượng phòng chống dịch để đảm bảo thông tin diễn biến dịch bệnh chính xác nhất đến người dân. Bài toán luôn đặt ra là vừa tác nghiệp bình thường vừa an toàn cho người thân, cho cả bạn bè, đồng nghiệp.

Từ năm ngoái khi bắt đầu xuất hiện các mầm bệnh, chúng tôi cũng được cơ quan quán triệt về vấn đề đảm bảo an toàn. Đó là một quy trình nghiêm ngặt đối với phóng viên đi tác nghiệp ở bên ngoài, hoàn toàn phải tuân thủ theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trong những lần liên hệ tới các bệnh viện vào năm ngoái, chúng tôi đã hiểu những nguyên tắc của bệnh viện để được vào tác nghiệp trong đó. Ngoài việc sử dụng đồ bảo hộ, còn có nhiều yêu cầu khác, ra vào vùng đệm như thế nào chúng tôi đều phải nắm. Ngay cả việc sử dụng máy quay, micro, giữ khoảng cách với nhân vật để đảm bảo an toàn cho tất cả.

+ Khác với báo in, báo mạng, làm truyền hình là phải tới tận nơi, quan sát thật kỹ, có khi nào vì quá say nghề, làm việc theo thói quen mà bạn quên mất những quy định an toàn cho mình?

- Là phóng viên truyền hình, tôi và ê-kíp rất muốn vào sâu bên trong để tìm hiểu thông tin cho phóng sự, bản tin được rõ nét hơn. Nhưng mỗi khi làm vậy đều phải chững lại một bước để tính đường nào an toàn nhất để đi tiếp, sao an toàn cho cả một ê-kíp chứ không phải cho một cá nhân. Khác với báo in có thể tác nghiệp độc lập, truyền hình là công việc của tập thể. Sau khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện thì mình mới dấn thân vào. Cần xác định rõ mình không thể trở thành gánh nặng cho cả ê-kíp, cho đơn vị mình đến. Mình đến cơ sở y tế mà mình trở thành gánh nặng cho cơ sở y tế đó là điều không nên. Muốn xông pha vào một điểm phải có sự chuẩn bị kỹ và phải được sự đồng ý của ban lãnh đạo Đài và cơ sở muốn đến. Nhiều anh chị ở Đài chưa có gia đình, mọi người tình nguyện ở lại Đài làm việc, hạn chế tiếp xúc người thân.

Các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp triển khai “1 cung đường 2 địa điểm”, nhưng đối với phóng viên không thể áp dụng cách đó, không chỉ từ nhà đến cơ quan. Đi nhiều để có thông tin đa chiều hơn và song hành với hoạt động chống dịch của thành phố.

Áp lực về thông tin nhanh là “một”, đảm bảo thông tin chính xác phải đến “mười”

+ Dịch bệnh tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình tác nghiệp, nhưng nó cũng tạo ra những cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả. Các chị thời gian qua đã có cách triển khai thông tin như thế nào?   

- Đúng vậy, chúng tôi tác nghiệp linh hoạt bằng phỏng vấn trực tuyến online, thông qua một hệ thống được set-up riêng. Chúng tôi sẽ trao đổi với khách mời, nhân vật trước để hướng dẫn nhân vật dùng phần mềm quay video, góc quay, chất lượng ra sao. Đó có thể là Video call, như ngồi đối diện nhân vật, không khác gì phỏng vấn trực tiếp với nhân vật. May mắn khi dịch bùng phát, các nhân vật đa phần cũng quen với hình thức phỏng vấn online. Để thông tin được nhanh, chúng tôi dẫn từ hiện trường hoặc phóng viên tự sản xuất, gửi về và ở nhà sẽ đưa lên sóng. Tuy nhiên mặt trận thông tin lúc này rất khó khăn không kém gì những mặt trận khác. Các tin bài về dịch tăng lên, phát sóng nhiều hơn, áp lực về thông tin nhanh là “một” nhưng đảm bảo thông tin chính xác phải đến “mười”. Chúng tôi luôn trong guồng quay nghe ngóng, tiếp nhận, phân tích, kiểm tra, ghi nhận thực tế, kiểm chứng thông tin với các đơn vị liên quan…

+ Là phóng viên theo dõi lĩnh vực y tế, chứng kiến nhiều y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch, những tấm lòng nhân ái, chị nhớ nhất câu chuyện cảm động nào?

- Rất nhiều câu chuyện, như gần đây tôi đưa tin về 17 bệnh nhân nặng điều trị tại Bệnh viện hồi sức Covid-19 (TP. Thủ Đức) đã xuất viện sau nhiều ngày được các y bác sĩ nỗ lực hồi sức. Tôi có phỏng vấn một nam công nhân, khi trả lời phỏng vấn, anh nói đầy cảm xúc, khi bước chân vào bệnh viện không còn hy vọng gì, cảm giác phải rời xa cuộc sống. Không thể thở được, anh rơi vào trạng thái cận kề cái chết. Nhưng các bác sỹ, y tá ở đây luôn túc trực, từng giờ từng phút điều trị, duy trì quá trình hô hấp cho bệnh nhân.

Những người vào bệnh viện họ không người thân chăm sóc, các y, bác sỹ là những người thân duy nhất trong những giờ phút sinh tử. Anh nói, những y, bác sỹ ở đây là những thiên thần áo trắng, như bà tiên, biến người ở ranh giới cái chết nay được sinh ra một lần nữa.

Họ giành giật sự sống cho người bệnh khỏi tử thần. Qua đó mình cũng hiểu được nỗ lực của các y bác sỹ ra sao. Họ không chỉ cấp cứu về mặt y khoa mà họ còn như người thân trong gia đình. Ngày bệnh nhân ra viện, mỗi người mang theo lòng mong mỏi riêng, người mong muốn trở về đoàn tụ gia đình, người tiếp tục làm công việc của mình. Còn riêng những y, bác sỹ vẫn lặng lẽ làm việc, họ chỉ mong có nhiều bệnh nhân khỏi bệnh về nhà vì chỉ khi đó họ mới được trở về với gia đình của mình.

+ Thường phải đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, chị thấy điều gì là khó khăn nhất đối với nữ nhà báo khi tác nghiệp trong tâm dịch?

- Hiện nay tôi không khó khăn về tìm nhân vật, liên hệ… vì dịch bệnh bùng phát có rất nhiều đề tài để có thể khai thác. Đề tài nhiều nhưng làm sao thực hiện được nó mà đảm bảo an toàn mới là bài toán mình phải tính tới. Đôi lúc chúng tôi cũng chạnh lòng khi có một giai đoạn mọi người ngại tiếp xúc phóng viên vì phóng viên đi nhiều, gặp nhiều người, nguy cơ rất cao… mặc dù đây là tâm lý rất bình thường, mình cũng hết sức thấu hiểu nhưng ngẫm mới thấy để đảm bảo mặt trận thông tin được duy trì, mọi khó khăn đều phải vượt qua.

Phóng viên nữ ngoài công việc là phải chăm con nhỏ, không thể tự cách ly hoàn toàn với gia đình, nhất là các bé còn quá nhỏ, mùa dịch càng khó tìm được người giữ trẻ. Sau mỗi ngày đi làm về chăm con ở nhà nhưng tôi vẫn duy trì việc đeo khẩu trang. Mình luôn mặc định mình là người có nguy cơ nhiễm, ngay từ khi bước chân ra đường là tự mặc định cho mình như vậy để tự cách ly và đảm bảo khoảng cách an toàn nhất cho người thân trong gia đình. Xuyên suốt quá trình sinh hoạt tại gia đình, chúng tôi cũng luôn tuân thủ các biện pháp phòng dịch.

Mặt trận thông tin lúc này rất khó khăn không kém gì những mặt trận khác. Các tin bài về dịch tăng lên, phát sóng nhiều hơn, áp lực về thông tin nhanh là “một” nhưng đảm bảo thông tin chính xác phải đến “mười”. Chúng tôi luôn trong guồng quay nghe ngóng, tiếp nhận, phân tích, kiểm tra, ghi nhận thực tế, kiểm chứng thông tin với các đơn vị liên quan…

Lê Tâm (Thực hiện)

luon mac dinh minh la nguoi co nguy co nhiem de giu khoang cach an toan nhat cho moi nguoi hinh 2
Bình Luận

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo