Nguy cơ dịch bệnh tăng cao sau bão lũ: Mỗi người cần đề cao ý thức phòng bệnh!
(NB&CL) Theo chuyên gia, bão lũ luôn đi kèm với dịch bệnh. Tới đây nguy cơ dịch bệnh bùng phát sẽ xảy ra nếu người dân không có ý thức phòng bệnh.
Theo dõi báo trên:
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 28/7, các nước ASEAN ghi nhận thêm 93.948 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca bệnh tăng lên 7.012.857. Dịch bệnh đến nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 138.788 người dân trong khu vực, tăng 2.200 ca so với 1 ngày trước.
Trong ngày 28/7, có 8/11 nước thành viên ASEAN ghi nhận các ca COVID-19 mới; 6 quốc gia thành viên công bố ca tử vong mới là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Lào và Philippines. Đông Nam Á đang là điểm dịch nóng nhất châu Á, trong đó Malaysia và Thái Lan đang trở thành hai “tâm dịch” mới của khu vực, với số ca mắc mới cao báo động.
Tại Malaysia, tình hình dịch bệnh vô cùng đáng quan ngại khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới hằng ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động.
Cụ thể, ngày 28/7, Malaysia thông báo nước này ghi nhận 17.405 ca COVID-19 mới, con số cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Như vậy, đến nay Malaysia có tổng cộng 1.061.476 ca mắc COVID-19, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 143 trường hợp trong ngày hôm qua.
Malaysia đang trong giai đoạn 2 của làn sóng dịch thứ 3 bắt đầu từ tháng 9/2020. Kể từ tháng 4/2021, số ca mắc mới COVID-19 theo ngày tại Malaysia đã tăng từ 4 chữ số lên 5 chữ số.
Theo Tổng Thư ký Bộ Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah, dịch bệnh COVID-19 ở nước này được dự báo sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 9 tới với 24.000 ca mắc mới/ngày sau đó có thể giảm xuống dưới 1.000 ca vào tháng 10. Nguyên nhân được ông Noor Hisham giải thích là nhờ hiệu quả của vaccine có thể đạt 75% nếu tốc độ tiêm chủng đạt 100.000 liều/ngày cho liều thứ 2 và có thể đạt hiệu quả 80% vào tháng 10 nếu tốc độ đạt 150.000 liều/ngày cho liều thứ 2.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Trong ngày 28/7, Thái Lan ghi nhận thêm 16.533 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 133 người. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại, trong khi thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Tại Philippines, Bộ Y tế nước này ngày 28/7 công bố thêm 4.478 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh lên 1.566.667 ca. Số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng 84 ca lên 27.401 ca.
Cũng theo Bộ Y tế Philippines, trong hai tuần qua, số ca mắc mới COVID-19 tại 11 khu vực thuộc vùng đô thị Manila với hơn 13 triệu dân đã tăng 19% so với thời điểm 3 tuần trước đó. Thứ trưởng Bộ Y tế Maria Rosario Vergeire cảnh báo vùng đô thị Manila có thể chứng kiến số ca mắc mới lên tới 11.000 ca/ngày vào cuối tháng 9 tới. Philippines đã áp dụng nhiều đợt phong tỏa và các biện pháp hạn chế phòng dịch nghiêm ngặt kể từ tháng 3 năm ngoái.
Tại Campuchia, dịch bệnh cũng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 766 bệnh nhân mới và 15 ca tử vong trong ngày hôm qua. Như vậy tính đến nay, Campuchia phát hiện tổng cộng 75.152 ca mắc COVID-19, trong đó 67.692 người đã khỏi bệnh và 1.339 người tử vong.
Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành. Thủ đô Phnom Penh vẫn là điểm dịch nặng nhất của Campuchia.
Báo Khmer Times cùng ngày dẫn khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rằng Campuchia cần quan tâm, theo dõi và thận trọng với các ca nhiễm biến thể Delta không triệu chứng. Những trường hợp giấu bệnh này có thể làm người bị lây nhiễm phát triển triệu chứng rất nhanh.
Theo đại diện WHO tại Campuchia, bà Li Ailan, số người mắc và tử vong vì COVID-19 tại Campuchia vẫn ở mức cao. Biến thể Delta đang thay thế các biến thể khác tại nhiều nước, trong đó có Campuchia và Campuchia cần chuẩn bị trước kịch bản đối phó với biến thể Delta, thậm chí là Delta Plus lan nhanh trong cộng đồng.
Bà Li Ailan cảnh báo, một khi biến thể này xâm nhập vào người chưa tiêm phòng, số ca mắc COVID-19 sẽ lại tăng vọt, cùng với số người tử vong và số ca bệnh nặng ngày càng nhiều, gây sức ép lên hệ thống y tế.
Thế Vũ
(NB&CL) Theo chuyên gia, bão lũ luôn đi kèm với dịch bệnh. Tới đây nguy cơ dịch bệnh bùng phát sẽ xảy ra nếu người dân không có ý thức phòng bệnh.
(CLO) Nhiều nạn nhân của các vụ tai nạn do sạt lở đất, lũ lụt đã được điều trị thông qua hội chẩn trực tuyến. Đây là phương pháp phù hợp nhất trong bối cảnh nước lũ chia cắt nhiều địa phương, đi lại rất khó khăn.
(CLO) Sở Y tế TP HCM cho biết, nhóm trẻ từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ từ 6 - 10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi cần phải đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin sởi trong 3 tuần còn lại của tháng 9.
(CLO) Hiện nay, số ca bị rắn cắn, động vật có độc cắn nhập viện tăng sau bão YaGi và lũ lụt ở miền Bắc.
(CLO) Ngày 10/9, Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh này tiếp tục ghi nhận thêm 1 ca tử vong ở huyện Minh Hóa, nâng số ca tử vong do sốt xuất huyết lên 2 ca kể từ đầu năm 2024 đến nay. Hiện toàn tỉnh đã ghi nhận 1.163 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2023.