Hà Nội: Minh bạch chính sách bồi thường hỗ trợ tái định tại dự án Vành đai 4

Thứ sáu, 20/05/2022 15:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu đề nghị, Hà Nội chỉ đạo các cấp, địa phương áp dụng các chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư một cách thống nhất, minh bạch, đúng quy định để không xảy ra tình trạng khiếu kiện gây mất ổn định an ninh chính trị ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

Sáng 20/5, tại kỳ họp thứ 5 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP Hà Nội, các đại biểu đã cho ý kiến vào tờ trình, dự thảo Nghị quyết về bố trí, cân đối vốn cho dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

ha noi minh bach chinh sach boi thuong ho tro tai dinh tai du an vanh dai 4 hinh 1

Mô hình tuyến Vành đai 4 - vùng Thủ đô

Bài liên quan

Đại biểu Nguyễn Tiến Minh (tổ đại biểu huyện Thường Tín) cho biết: Thường Tín 1 trong 7 quận huyện có đường Vành đai 4 đi qua, huyện nhất trí cao với Tờ trình của UBND TP, dự thảo Nghị quyết và báo cáo thẩm tra.

Theo ông Minh, trong bối cảnh huyện Thường Tín đang cố gắng phấn đấu để trở thành 1 quận của Thủ đô trong thời gian tới với định hướng phát triển du lịch, dịch vụ là mũi nhọn, nên mong dự án Vành đai 4 và các công trình cầu trong khu vực được đầu tư xứng tầm.

"Tuy nhiên, hiện tại tỉnh Hưng Yên có xã Mễ Sở và tại huyện Thường Tín có xã Hồng Vân nhưng chưa có cầu kết nối mà mới có bến phà, đề nghị TP báo cáo TW đặt tên cầu là Chí Nghĩa đưa vào ngay từ dự án, với mầu biểu trưng của TP là màu xanh hòa bình.

Về phía huyện, đang tích cực triển khai để ngay sau khi TP hoàn thành đấu giá, địa phương sẽ khởi công xây dựng khu lưu niệm tại đây, trong đó sẽ xây dựng tháp Chí Nghĩa bằng nguồn vốn của huyện" - ông Nguyễn Tiến Minh bày tỏ.

Đại biểu Nguyễn Thành Nam (tổ đại biểu huyện Phú Xuyên) khẳng định, dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của TP Hà Nội và vùng Thủ đô.

Đại biểu thống nhất cao với việc TP bố trí nguồn vốn ngân sách theo phê duyệt của Quốc hội cho dự án, đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt chỉ đạo của TP và thực hiện của các sở, ngành.

Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị, TP chỉ đạo các cấp, địa phương áp dụng các chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư một cách thống nhất, minh bạch, đúng quy định để không xảy ra tình trạng khiếu kiện gây mất ổn định an ninh chính trị ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

Khẳng định ý nghĩa quan trọng của Dự án là tạo động lực để phát triển Thủ đô, Đại biểu Vũ Mạnh Hải (ĐB huyện Thường Tín) đề nghị trong quá trình thiết kế, nếu dự án có đi qua khu vực làng nghề có tỷ trọng kinh tế cao, tiềm năng phát triển du lịch, cần chú ý nhu cầu sử dụng của các làng nghề.

Bên cạnh đó, khi thiết kế cầu trong dự án, ngoài chức năng giao thông, chú ý đến yếu tố thẩm mỹ, để biến các công trình cầu đường thành công trình văn hóa, điển hình như cầu Nhật Tân…

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà cho biết, các ý kiến thảo luận tại hội trường đều thống nhất với ý nghĩa, tầm quan trọng, quy mô của Dự án. Song song đó, các đại biểu cũng đề nghị UBND TP quan tâm đến kết cấu, kiến trúc; ngoài ý nghĩa là công trình giao thông cần quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ, để xứng đáng là công trình giao thông gắn với công trình văn hóa của Thành phố.

Đồng thời, đề nghị UBND TP quan tâm lựa chọn nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực tốt để triển khai dự án thành phần theo phương thức kết hợp đầu tư công; chỉ đạo các quận huyện nơi có dự án đi qua cần phối hợp để triển khai dự án đúng tiến độ, tái định cư đảm bảo công khai minh bạch.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn: Vành đai 4 Vùng Thủ đô hình thức đầu tư là hỗn hợp giữa đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây là mô hình đầu tư giữa Nhà nước và xã hội rất hiệu quả và hợp lý.

Để triển khai dự án quan trọng quốc gia của khu vực Vùng Thủ đô, hiện nay tổng mức đầu tư của dự án rất lớn, 85.813 tỷ, chia thành 3 nhóm dự án thành phần.

Trong đó nhóm dự án 1 là giải phóng mặt bằng ứng với 3 địa phương 3 dự án.

Nhóm 2 là dự án đường đô thị song hành dưới thấp cho 3 địa phương 3 dự án.

Nhóm 3 là dự án xã hội hóa (chỉ 1 dự án) theo mô hình đối tác công tư (PPP) và hợp đồng BOT do nhà đầu tư đảm nhận.

Vốn đầu tư nhóm 1, 2 thì ngân sách Trung ương và địa phương đảm nhận. Nhóm dự án 3 thì nhà đầu tư BOT đảm nhận với tổng mức đầu tư là 29.410 tỷ, quy mô rất lớn.

Theo ông Dương Đức Tuấn, cả 2 khu vực vốn ngân sách Trung ương và địa phương đã được cân đối tương đối hoàn chỉnh của đầu tư công trung hạn Trung ương 2021-2025. Đối với Chính phủ, dự kiến cân đối trên 28.000 tỷ. Đối với 3 địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh cũng phải cân đối trên 28.000 tỷ, cơ cấu tương đương Trung ương, trong đó Hà Nội là chủ yếu, tiếp đó đến Bắc Ninh và Hưng Yên.

Đối với 3 địa phương triển khai dự án đường song hành dưới thấp, có khả năng vốn phải tính đến năm 2026 và tiến độ đầu tư phù hợp với quá trình hình thành cấu trúc toàn tuyến.

Đối với dự án PPP-BOT quy mô 29.410 tỷ, phải triển khai xong vào năm 2025.

Theo ông Tuấn, khó khăn lớn nhất của Dự án trọng điểm quốc gia Vành đai 4 Vùng Thủ đô là công tác giải phóng mặt bằng. Cơ chế đặc thù tạo lập từ các phương pháp chia nhóm dự án thành phần để tách riêng dự án giải phóng mặt bằng.

Nếu như dự án Vành đai 3 TPHCM cơ bản không có đường sắt thì dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô là giải phóng mặt bằng dự trữ cho hành lang phát triển đường sắt 30m trong tổng lộ giới giao động từ 90-135m, trung bình là 125 m.

Vì vậy nhóm dự án 1 là chìa khóa mở cho dự án 2, 3; đồng thời đây là quyết đáp của Chính phủ cho các địa phương, sau đây cũng sẽ được Quốc hội thống nhất là giải phóng mặt bằng phải đi trước một bước, tạo lập sự đồng bộ đồng thời.

Kinh nghiệm cho thấy về giải phóng mặt bằng, ngay như đối với Vành đai 4 Vùng Thủ đô hiện nay, cơ cấu tổng mức đầu tư giải phóng mặt bằng chiếm chưa tới 25%. Nhưng đối với Vành đai 3 TPHCM có khả năng chiếm trên 50%. Do đó việc giải phóng mặt bằng càng để chậm càng nguy cơ.

Chắc chắn việc giải phóng mặt bằng không được phép chia nhiều lần vì các thời kỳ bồi thường, hỗ trợ tái định cư khác nhau sẽ tạo ra hiệu ứng bất khả thi. Đây là bài học kinh nghiệm.

Khó khăn này được xác định phải thực hiện theo chủ trương đầu tư tới đây trong năm 2022 đến năm 2024, chuẩn bị đầu tư là từ năm 2022 đến năm 2023. Hiện nay quy mô giải phóng mặt bằng đối với Vành đai 4 tương đối lớn, 1.341 ha cho cả 3 tỉnh, thành phố; chiếm 19.000 tỷ trên tổng mức đầu tư 85.813 tỷ, dưới 25%.

Hà Nội phải bồi thường tái định cư cho khoảng 14.647 hộRiêng thành phố Hà Nội phải có một phương án bồi thường tái định cư cho khoảng 14.647 hộ và tái định cư cho 2.203 hộ, đã chuẩn bị 9 khu tái định cư quy mô khoảng 36,3 ha.

Khi vượt qua khó khăn này thì các dự án thành phần kế tiếp như dự án nhóm 2 đường song hành đô thị sẽ diễn ra từ năm 2022-2026.

Đặc biệt dự án trung tâm PPP-BOT với 65% đi trên cao, 35% đi dưới thấp để tạo ra điều kiện phát triển đô thị hai bên tuyến sẽ phải hoàn thành trong năm 2025.

Chính vì thế đã thống nhất cao coi Vành đai 4 là dự án đầu tư tổng thể trên cơ sở chia làm 3 nhóm. Đối với giải phóng mặt bằng đã vượt qua khó khăn. Đây là chìa khóa quyết định để triển khai dự án này.

Minh Chí

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức
Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

(CLO) Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các dự án hợp tác và đầu tư song phương, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, viễn thông và xây dựng.

Tin tức