Mở cửa đón khách du lịch quốc tế: Phải quyết liệt và nhanh chóng!

Thứ năm, 28/10/2021 10:25 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau 4 đợt dịch bùng phát, nguồn lực doanh nghiệp đã hết sức cạn kiệt. Khi du lịch đã “chạm đáy”, tính đến thời điểm này, việc khôi phục du lịch là một trong những yêu cầu cấp bách của tất cả những người làm du lịch và doanh nghiệp du lịch.

Hai năm điêu đứng của ngành du lịch

Trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, với tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Đặc biệt, trong năm 2019, được coi là thời điểm “đỉnh cao” của ngành du lịch, khi đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa.

mo cua don khach du lich quoc te phai quyet liet va nhanh chong hinh 1

Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 720.000 tỷ đồng. Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.

Thế nhưng, kể từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã khiến ngành du lịch trong nước điêu đứng. Hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành, du lịch phải phá sản, hàng triệu người lao động trong ngành cũng đứng trước nguy cơ thất nghiệp.

Theo báo cáo của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, dịch bệnh COVID-19 xảy ra khiến ngành kinh tế “không khói” này bị khủng hoảng nặng nề, chưa từng có.

Năm 2019, Việt Nam từng có 40.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nhưng hiện nay, 30% trong số các doanh nghiệp đó đã đóng cửa, 30% khác có sự chuyển đổi và chỉ còn 5-10% các doanh nghiệp du lịch còn có những hoạt động.

Trong khi đó, thông tin từ Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, năm 2020, ngành du lịch Việt Nam chỉ đón được khách quốc tế trong 3 tháng đầu tiên, tổng cộng là 3,7 triệu lượt khách quốc tế, giảm 80% so với năm 2019.

Khách nội địa năm 2020 đạt 56 triệu lượt, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019, tổng thu từ khách du lịch đạt 312.200 tỷ đồng, giảm 59% so với năm 2019.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, khách du lịch nội địa tiếp tục giảm 16% (đạt 31,5 triệu lượt khách), tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 137.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết: Đây cũng là thực trạng chung của các doanh nghiệp du lịch trên toàn thế giới không chỉ Việt Nam đâu.

Du lịch hoàn toàn tiêu điều và có thể đã lùi lại 10-20 năm. Điều lo ngại nhất là, lực lượng lao động trong lĩnh vực này phần lớn đều đã nghỉ việc, chỉ có một số doanh nghiệp giữ lại lực lượng nòng cốt dù không làm việc. Trên 90% lao động du lịch không còn làm việc trong thời gian qua nữa.

“Có thể nói ngành du lịch đã “ngủ đông” rất dài, gần 2 năm rồi. Tuy nhiên, thiệt hại này cũng có thể sẽ làm cho ngành du lịch và các ngành kinh tế khác có chuyển biến, thay đổi trong thời gian tới”, ông Bình nói.

Mở cửa du lịch, càng sớm càng tốt

Sau 4 đợt dịch bùng phát, nguồn lực doanh nghiệp đã hết sức cạn kiệt. Khi du lịch đã “chạm đáy”, tính đến thời điểm này, việc khôi phục du lịch là một trong những yêu cầu cấp bách của tất cả những người làm du lịch và doanh nghiệp du lịch. 

Theo đánh giá của giới chuyên gia, hiện nay đang là thời điểm chín muồi để chúng ta triển khai các giải pháp mở cửa du lịch. Về chủ trương của Đảng, Chính phủ trong thời gian vừa qua rất ủng hộ việc vừa phòng chống dịch an toàn vừa sản xuất kinh doanh.

Đến thời điểm này, sau những nỗ lực của Chính phủ trong thời gian qua, tỷ lệ bao phủ vaccine rất cao, số ca nhiễm trong cộng đồng đã được khống chế. Điều này chứng tỏ năng lực y tế đã Việt Nam đã có những cải thiện.

Các doanh nghiệp du lịch, địa phương, vùng du lịch đều lấy an toàn là tiêu chí hàng đầu, quan trọng. Đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch mong muốn quay trở lại họ đều đã có sự chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn trong việc cung ứng các dịch vụ. Người dân cũng nâng cao ý thức phòng dịch trong 4 đợt dịch vừa qua. Đó là những yếu tố quan trọng để chúng ta tự tin, để ngành du lịch có thể khôi phục lại trong thời điểm này.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, ngành du lịch muốn phục hồi, điều quan trọng là phải mở cửa cho thị trường quốc tế. Và muốn tiến trình phục hồi nhanh nhất có thể, thì Việt Nam phải mở cửa cho khách quốc tế vào và trong thời gian sớm nhất.

Ông Vũ Thế Bình nhận định: Chỉ khi nào có khách quốc tế vào thì các hoạt động kinh tế đối ngoại mới khởi động trở lại và xã hội mới phát triển bình thường trở lại. Vì thế mở cửa đón khách quốc tế là bắt buộc.

Tuy nhiên, trong tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp như hiện tại, việc chọn cách nào để đưa khách quốc tế vào thì nhiều nước vẫn còn băn khoăn.

Không chỉ Việt Nam mới mong mở cửa đón khách mà nhiều nước cũng mong muốn nhưng họ cũng thận trọng. Thái Lan là nước mở đầu đón khách quốc tế ở Đông Nam Á. Họ cũng mất thời gian, cũng chật vật nhưng đến giờ họ đã tìm ra hướng đi tương đối đúng đắn. Cách làm này của Thái Lan chúng ta có thể học tập.

Cũng theo quan điểm của ông Bình, trong thời điểm này khách du lịch nội địa cũng cần được đưa vào những vị trí quan trọng. Chính khách nội địa khi đi du lịch sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước và các ngành kinh tế khác.

“Chính phủ đã tạo điều kiện để các địa phương mở cửa du lịch trở lại nhưng nhiều địa phương dường như chưa thực sự nắm bắt tốt thời cơ. Vì thế, du lịch nội địa cũng vất vả, chật vật khi khôi phục. Chúng tôi luôn chuẩn bị sẵn sàng, khi nào mà dịch được kiểm soát là các đoàn khách nội địa sẽ lên đường. Dù rằng doanh thu của du lịch nội địa không quyết định đến toàn ngành nhưng sự khởi động sẽ tạo ra sự hứng khởi cho du lịch và lan tỏa đến các ngành khách”, ông Bình nhận xét.

Mặt khác, nếu du lịch nội địa khởi sắc, sôi động khách quốc tế sẽ cảm nhận được là Việt Nam chúng ta đã là điểm du lịch an toàn và “đáng đến” sau khi dịch bệnh qua đi.

Trong khi đó, ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch cho biết: Việt Nam triển khai song song hai nhiệm vụ: Một là thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam, đồng thời phải hết sức coi trọng thị trường khách nội địa. Vì chúng ta có thị trường rất tiềm năng, gần 100 triệu dân, đây là nguồn khách hàng rất tốt.

Về lộ trình mở cửa, đón khách quốc tế là nhiệm vụ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện đang triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ.

Trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động và các ban ngành liên quan đã rất tích cực phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang để hoàn thiện kế hoạch chi tiết đón khách đến Phú Quốc.

Theo dự thảo của kế hoạch này, việc đón khách quốc tế dự kiến được triển khai vào tháng 11 sắp tới, kéo dài từ 3-6 tháng. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả việc thí điểm sẽ triển khai thêm một số địa phương khác trên cả nước.

Đối tượng khách du lịch quốc tế sẽ đi theo hình thức “hộ chiếu vaccine”, phải hoàn thành việc tiêm chủng vaccine, test PCR... Đồng thời khách tham gia du lịch trọn gói với các chuyến bay charter đến Việt Nam.

Trong đề xuất thí điểm đón khách quốc tế, chúng tôi cũng đề xuất ưu tiên đón khách ở những thị trường tiềm năng đối với du lịch và có độ an toàn cao về phòng, chống dịch COVID-19 như thị trường Đông Bắc Á, châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Đông, châu Úc…

Đến thời điểm này, Phú Quốc đã hoàn thành việc tiêm chủng mũi một cho tất cả người dân và người lao động trên 18 tuổi. Địa phương đang có kế hoạch tiêm mũi 2 trong tháng 10 này.

Hiện nay, công tác chuẩn bị cho việc thí điểm mở cửa đón khách quốc tế vào Phú Quốc đang được hoàn thiện. Quy trình xuất nhập cảnh, phục vụ khách đảm bảo an toàn và chất lượng, tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia thí điểm cũng như các chương trình du lịch đều đang được tiến hành.

“Chúng tôi hy vọng với sự nỗ lực của tỉnh Kiên Giang và các Bộ, ban, ngành liên quan, khách du lịch quốc tế tham gia chương trình thí điểm này sẽ có trải nghiệm tốt trong giai đoạn thí điểm này”, ông Khánh nói.

Định Trần

mo cua don khach du lich quoc te phai quyet liet va nhanh chong hinh 2
Bình Luận

Tin khác

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, tối 22/4, Phó Cục trưởng Cục Di sản Bộ VHTT&DL Nông Quốc Thành đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Đời sống văn hóa
Nghĩa trang dành cho thú cưng 'độc nhất vô nhị' tại Hà Nội

Nghĩa trang dành cho thú cưng "độc nhất vô nhị" tại Hà Nội

(CLO) Nằm sâu trong ngõ 167 phố Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) là một nghĩa trang thú cưng mang tên chùa “Tề Đồng Vật Ngã” do ông Nguyễn Bảo Sinh (87 tuổi) làm chủ - người dành tâm huyết hơn nửa cuộc đời cho nghĩa trang thú cưng đầu tiên tại Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Trưng bày di sản văn hóa Huế tại Điện Biên

Trưng bày di sản văn hóa Huế tại Điện Biên

(CLO) Triển lãm “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” trưng bày hơn 30 hình ảnh tiêu biểu về danh lam thắng cảnh, lễ hội, du lịch, ẩm thực đặc sắc của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được UNESCO công nhận và vinh danh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao tại Lễ hội đền Thái Vi

Ninh Bình: Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao tại Lễ hội đền Thái Vi

(CLO) Lễ hội Đền Thái Vi là lễ hội lớn của dân làng Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình để tưởng nhớ các vị vua đời Trần. Đây còn là một trong những lễ hội đặc sắc và thu hút nhiều du khách thập phương đến tham gia.

Đời sống văn hóa
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa