Mỗi 2 giây có 1 người chết vì bệnh tim: ‘Chìa khóa' nào cứu sống bệnh nhân tim mạch?

Thứ bảy, 26/11/2022 12:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều chuyên gia cho hay, nhờ vào những tiến bộ mới trong điều trị bệnh tim mạch, rất nhiều bệnh nhân đã được cứu sống dù đã ngưng tim, phù phổi, nhờ vào việc rút ngắn được thời gian hồi sức, cấp cứu.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Theo Tổ Chức Y tế Thế giới, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Cứ mỗi 2 giây có một người chết vì bệnh tim, cứ 5 giây có một người bị nhồi máu cơ tim.

moi 2 giay co 1 nguoi chet vi benh tim chia khoa nao cuu song benh nhan tim mach hinh 1

Các chuyên gia y tế cùng thảo luận những phương pháp tiến bộ trong can thiệp tim mạch, đặc biệt đối với các bệnh nhân suy tim.

Bài liên quan

Tại Việt Nam, khoảng 25% người Việt trưởng thành mắc bệnh tim mạch và ngày càng trẻ hóa. Vì thế, lĩnh vực tầm soát và điều trị các bệnh lý tim mạch ngày càng phát triển, ứng dụng các kỹ thuật can thiệp cao ít xâm lấn, nâng cao hiệu quả điều trị.

Theo GS. TS. Bác sĩ Đặng Vạn Phước (Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam), suy tim và suy thận tiến triển còn là thách thức rất lớn đối với y khoa. Riêng trong năm 2020, có gần 54.000 người bị suy tim và dự kiến sẽ còn tăng trong 20 năm tới.

moi 2 giay co 1 nguoi chet vi benh tim chia khoa nao cuu song benh nhan tim mach hinh 2

GS. TS. Bác sĩ Đặng Vạn Phước.

Tuy nhiên, hiện tại nay đã có không ít phương pháp y tế đóng góp rất lớn trong việc can thiệp, cấp cứu bệnh nhân. Trong đó, một trong số công trình nghiên cứu tâm đắc nhất chính là phương thức Empulse - khởi trị empagliflozin nội viện, áp dụng khi bệnh nhân suy tim vào cấp cứu trong 24 giờ đầu. Tức là, các bác sĩ chỉ định thuốc empagliflozin liên tục từ 24 giờ đầu đến ngày thứ 5, sau đó sẽ triển khai những bước điều trị khác. Phương pháp này đã giúp giảm 35% biến cố suy tim đầu tiên.

“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn tính của Bộ Y tế Việt Nam 2022 cũng đã ghi nhận vai trò của SGLT2i, phù hợp với những trường hợp suy tim cấp, suy tim PTXM giảm, suy tim PXTMG nhẹ, suy tim PXTM bảo tồn", ông Phước nói.

Bên cạnh đó, đã có không ít báo cáo khoa học của các chuyên gia, công bố những kỹ thuật mới như: Kỹ thuật can thiệp điều trị bệnh lý tim bẩm sinh ở người trưởng thành (TS. BS. Đỗ Nguyên Tín), Siêu âm bệnh lý tim bẩm sinh ở người trưởng thành (TS. BS. Nguyễn Thị Thu Hoài), Kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TS. BS. Anuj Kapadiya) và Kiểm soát bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ung thư (PGS. TS. BS. Phạm Nguyễn Vinh).

Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam nhấn mạnh, việc phát hiện và chữa trị bệnh sớm là yếu tố hàng đầu, là "chìa khóa" cứu sống bệnh nhân có nguy cơ suy tim.

"Bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tự phát hiện bệnh. Người dân cần tự theo dõi sức khoẻ của mình để điều trị những biến chứng dẫn tới suy tim thật sớm qua những yếu tố như di truyền huyết thống, bệnh đái tháo đường, cao tuổi, chủng tộc,... Phụ nữ sau kỳ mãn kinh dễ mắc suy tim hơn nam giới. Dựa vào những yếu tố đó, các bác sĩ có thể đồng hành với bệnh nhân trong việc khám chữa bệnh. Theo tôi, một bác sĩ chữa bệnh đã phát ra thì chuyện bình thường, nhưng chữa được bệnh sắp phát ra hoặc chưa phát ra thì mới là bác sĩ cực giỏi", vị này thông tin.

“Sợi dây" kéo lại bệnh nhân từ cõi chết

Tại Hội nghị “Các kỹ thuật ưu việt trong điều trị bệnh lý tim mạch” vào sáng 26/11, bác sĩ Hồ Minh Tuấn (Trưởng khoa tim mạch, Bệnh viện FV) phát biểu rằng, tim mạch là căn bệnh ngày càng phổ biến, chiếm tới 30% số bệnh nhân tử vong. 

“Tim mạch là một trong những ngành được giới y khoa tập trung nghiên cứu và liên tục có những tiến bộ mới, từ phương tiện chẩn đoán bệnh, thuốc điều trị cho đến các phương pháp can thiệp”, bác sĩ Hồ Minh Tuấn nói.

moi 2 giay co 1 nguoi chet vi benh tim chia khoa nao cuu song benh nhan tim mach hinh 3

Bác sĩ Hồ Minh Tuấn phát biểu tại Hội nghị “Các kỹ thuật ưu việt trong điều trị bệnh lý tim mạch”.

Vị bác sĩ thông tin, thực tế, nhờ vào việc đầu tư một Trung tâm tim mạch hiện đại và đồng bộ, áp dụng phương thức điều trị toàn diện cho bệnh nhân, phía bệnh viện đã có thể thực hiện được các ca cấp cứu tim mạch phức tạp và hy hữu. Thậm chí, nhiều bệnh nhân trong tình trạng ngưng tim, phù phổi vẫn được cứu sống.

Đặc biệt, thời gian cấp cứu cho bệnh nhân mắc bệnh lý mạch vành và suy tim được rút ngắn đáng kể, góp phần quan trọng vào cứu sống bệnh nhân đồng thời hạn chế tối đa biến chứng.

“Nếu theo quy định quốc tế, từ khi bệnh nhân mạch vành và nhồi máu cơ tim được đưa vào viện cấp cứu đến khi kết thúc ca phẫu thuật phải dưới 90 phút, thì bệnh viện đặt tiêu chí cao hơn là 70 phút, trong nhiều trường hợp đã thực hiện cứu sống bệnh nhân trong vòng chưa đầy 25 phút. Thời gian bệnh nhân từ lúc có mặt tại phòng cấp cứu đến khi được đưa vào phòng Cathlab chỉ hơn 10 phút, đặt stent chỉ diễn ra chưa đầy 25 phút", vị bác sĩ chia sẻ.

Tại Hội nghị, bác sĩ Trình Văn Hải (Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện FV) cũng chia sẻ rằng, mỗi 10 phút trôi qua, nếu bệnh nhân ngưng tim không được ép tim, không sốc điện thì phần trăm sống còn trở về 0. 

moi 2 giay co 1 nguoi chet vi benh tim chia khoa nao cuu song benh nhan tim mach hinh 4

Bác sĩ Trình Văn Hải cho hay, dù cấp cứu cho bệnh nhân ngưng tim rất quan trọng ở các phút đầu tiên, nhưng những bước sau đó như chẩn đoán, điều trị đúng bệnh còn quan trọng hơn.

“Bệnh nhân VN đa số ngưng tim ở nhà, trên đường đi đa số không được ép tim, các bác sĩ phải tranh thủ từng giây phút để cứu bệnh nhân. Sau đó, cần chú ý hơn về việc bệnh nhân có thiếu dịch, hạ thân nhiệt, thiếu điện giải, bị hội chứng mạch vành cấp hay không. Rất cần thiết để đem cắt lớp càng sớm càng tốt, nếu không sẽ quay về ngưng tim trở lại. Đã có nhiều bác sĩ chấp nhận ép tim, sốc điện cho bệnh nhân ngay trong phòng cắt lớp", bác sĩ Hải trình bày. 

Tuy nhiên, ở chẩn đoán ban đầu, bác sĩ cho hay có 12,7% nữ bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh đồng mắc sẽ không thấy đau ngực khi nghi ngờ suy tim.

“Vì vậy, chẩn đoán vị trí nhồi máu cơ tim rất quan trọng. Gốc rễ của vấn đề là nhồi máu cơ tim, gây tắc nghẽn dẫn đến ngưng tim, còn những xử trí ở khoa cấp cứu chỉ là cái ngọn”, vị bác sĩ thông tin.

Thúy Vy

Bình Luận

Tin khác

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

(CLO) Danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” được Bộ Y tế trao tặng với mục đích ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm thuốc điều trị hiệu quả, thị trường lớn, được người dân tin dùng.

Sức khỏe
Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

(CLO) TS Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

(CLO) Các vụ ngộ độc thực phẩm lớn thời gian qua có điểm chung là các cơ sở này kinh doanh không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính điểm chung này, theo các chuyên gia, đang gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đời sống hiện nay.

Sức khỏe
Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

(CLO) Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Y tế báo cáo nội dung công tác đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ nhân dân; công tác quản lý, sắp xếp trụ sở một số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo  an toàn thực phẩm -  Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.

Sức khỏe