Cố đô của Nhật Bản cân nhắc đánh thuế gấp 10 lần để giảm tải khách du lịch
(CLO) Cố đô Kyoto (Nhật Bản) đang cân nhắc đánh thuế khách sạn gấp 10 lần giá hiện tại để giải quyết tình trạng quá tải.
Theo dõi báo trên:
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng được ứng dụng ở các tòa soạn, cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo. Đặc biệt trong bối cảnh nhiều cơ quan báo chí đang xây dựng theo hướng đa phương tiện, đa nền tảng, AI càng chứng minh được những ưu thế của nó.
Để hiểu rõ hơn về hiện trạng sử dụng AI của người làm báo, hiệu quả lâu dài cho tòa soạn như thế nào? những giá trị cốt lõi của báo chí khi tận dụng công nghệ AI ra sao...? Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Ngô Trần Thịnh - Trưởng bộ phận nội dung số - Trung tâm Tin tức - Đài Truyền hình TP.HCM để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
AI giúp nâng cao được chất lượng nội dung
+Anh đánh giá như thế nào về hiện trạng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực báo chí hiện nay?
-Trong năm 2023 chúng ta thấy rằng không có cơ quan báo chí nào đứng ngoài cuộc trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động báo chí. Ở góc độ công nghệ chuyên sâu, một số cơ quan báo chí đã sử dụng AI thu thập thông tin từ nhiều nguồn, phân tích và tổ chức dữ liệu,... hay đơn giản là nhiều phóng viên sử dụng robot cho sản xuất các bài báo, thiết lập bản thảo, gợi ý tít bài. Có thể nói không ai đứng ngoài cuộc chơi này cả.
Qua các hội thảo về AI ở các nước, tôi thấy rằng AI đã tích hợp vào nhiều lĩnh vực của đời sống hàng ngày, vì thế trong báo chí chúng ta không thể nói không với AI được nữa. Cái quan trọng chúng ta sử dụng AI nào, ở vị trí nào sao cho hiệu quả, phát huy những ưu thế mà AI mang lại. Các cơ quan báo chí bảo thủ nhất vẫn thấy được những ưu điểm mà AI mang lại.
Thực hiện nhiệm vụ đó, trong thời gian qua tôi cũng được Hội Nhà báo Việt Nam hỗ trợ giảng dạy lớp bồi dưỡng về ứng dụng AI, chat GPT trong tác nghiệp báo chí. Qua đó hướng dẫn các anh chị phóng viên cách tác nghiệp ứng dụng AI vào trong quá trình tác nghiệp hàng ngày.
+ Cũng là người làm báo, giờ truyền đạt lại cho đồng nghiệp kiến thức một lĩnh vực khá mới mẻ này, anh có thể chia sẻ rõ hơn việc bồi dưỡng về ứng dụng AI, chat GPT cho người làm báo hiện nay?
-Công cụ AI cho báo chí rất nhiều, qua lớp học tôi thấy đa số anh em báo chí cũng rất cởi mở, linh hoạt để sử dụng, họ biết áp dụng một phần vào các khâu của quá trình tác nghiệp. Tuy nhiên trước lớp học mọi người vẫn chưa biết cách sử dụng sao cho thấy hiệu quả, đã tốn nhiều thời gian. Thực tế có công nghệ rồi mà sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ sẽ còn mất nhiều thời gian và tốn kém hơn.
Để giải bài toán đó, chúng tôi hướng dẫn các anh chị dùng những phần mềm miễn phí, cách sử dụng các ứng dụng dùng miễn phí. Lớp học trang bị cho anh chị những kỹ năng, cách sử dụng sao cho hiệu quả mà không tốn thời gian đi tìm hiểu. Ngay sau đó lớp học, AI được nhiều phóng viên sử dụng vào trong công việc.
Tuy nhiên AI có hai vấn đề mà mỗi nhà báo cần nắm được đó là công cụ nào sử dụng AI một cách hiệu quả nhất và sâu nhất. Sau khi phóng viên tiếp cận được, sử dụng được thì câu hỏi đặt ra là liệu phóng viên có lạm dụng AI nhiều không. Thực tế công việc của các phóng viên khá bận rộn, họ nhận thấy AI có thể làm thay mình viết kịch bản, viết bài, đặt tít... điều này nẩy sinh vấn đề lạm dụng AI để tiết kiệm thời gian. Đó là nguy cơ có thể xảy ra. Khi sử dụng AI người làm báo phải giữ được cái tâm về nghề.
Nếu ở các trường đào tạo báo chí có hướng dẫn sinh viên sử dụng AI thì rõ ràng sau khi ra trường các bạn sẽ dễ dàng triển khai ở cơ quan báo chí mình làm việc, sẽ không phải mất thời gian làm quen ban đầu. Bên cạnh đó, bản thân những người duyệt bài ở cơ quan báo chí cũng cần hiểu và sử dụng để biết được bài viết, nội dung tác phẩm này có sử dụng AI hay không, sử dụng bao nhiêu phần trăm...? tất cả sẽ nhằm nâng cao được chất lượng nội dung cho tác phẩm.
AI khó có thể thay thế được nhà báo
+Khoảng tháng 3 năm 2023, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) thực hiện phóng sự truyền hình đầu tiên được viết bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Anh đánh giá thế nào về sản phẩm đầu tiên này?
-Sản phẩm đầu tiên đó khá ổn, được phát sóng, nhưng chỉ ổn ở góc độ thông tin, mang tính thưởng thức. Tuy nhiên, để kích thích khán giả, câu view, thu hút thêm lượng bạn đọc thì chưa được. Sản phẩm đó chỉ đáp ứng đủ nội dung ở mức độ trung bình khá. Do vậy, AI khó có thể thay thế được nhà báo.
Tuy nhiên, công nghệ AI của chúng tôi sử dụng từ đầu năm 2023 đến nay vẫn luôn được cập nhật. Điều thú vị là AI đã có những tiến bộ hơn. Giờ đây, với một nội dung chủ đề nào đó, AI không chỉ tạo ra kịch bản mà còn có thể đặt các câu hỏi với khách mời, sau đó sẽ có sự trao đổi liên tục giữa AI và khách mời, nghĩa là có sự tương tác chứ không đơn điệu như trước.
Tuy nhiên, những câu hỏi của AI với khách mời còn khá “lành”, phổ thông. Do vậy, người làm báo phải điều chỉnh lại để các câu hỏi có sự hấp dẫn, khăng khít, đúng vào trọng tâm hơn. Nhìn chung, so với việc không sử dụng AI, thì việc sử dụng AI tiết kiệm được khá nhiều thời gian.
+ Sự phát triển của AI sẽ song hành cùng với các công nghệ số mới trong hoạt động báo chí truyền thông. Liệu AI sẽ tiếp tục là xu hướng mà các tòa soạn hướng tới trong năm 2024?
-Nó không còn là xu hướng nữa mà là việc đã biết và đã làm. Vừa qua, Hội Nhà báo TP HCM tổ chức lễ trao Giải Bìa báo Xuân Giáp Thìn 2024. Trong số các bìa báo đó có tác phẩm được làm bởi AI, đó là hình bìa báo về năm con rồng.
Hay đơn giản, trên fanpage của HTV hiện nay cũng thường sử dụng nhiều hình ảnh cho các mục tin tức đang được AI vẽ. HTV còn yêu cầu AI lồng ghép thêm không khí xuân vào các bức ảnh, từ đó cho ra một bức tranh theo ý muốn. Các họa sĩ chỉ chỉnh sửa một số nội dung nhỏ. Hình ảnh này cũng được in làm phong bao lì xì của HTV NewZ.
Đồ họa truyền hình sắp tới cũng sẽ được thiết kế bởi AI. Đồ họa cũng sẽ được AI gợi ý, BTV sẽ lựa chọn. AI sẽ làm những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại và tạo ra sản phẩm tương đối nhanh chóng. Chỉ trong vài phút có thể tạo ra sản phẩm, từ đó các BTV, họa sĩ rảnh hơn để làm những thứ mang tính chất sáng tạo hơn.
Tôi nghĩ năm 2024 sẽ không bàn về AI là gì nữa mà là làm thế nào để tích hợp sâu hơn. AI sẽ thấm sâu vào từng phóng viên, từng công đoạn. AI sẽ thấm sâu vào từng phần từng vấn đề nhỏ để tạo nên tác phẩm báo chí. Để tạo được hiệu quả mà không ảnh hưởng đến hoạt động ở cả tòa soạn, AI cũng cần dần dần thấm vào từng mảng, từng phóng viên một theo cách tự nhiên, từ từ.
Chúng tôi coi AI như một viên “kẹo nhỏ” để cho các nhân sự có thể bình tĩnh ứng dụng một cách dễ dàng và dần dần. Ở đây chúng tôi không làm một đợt phát động rộng khắp trong tòa soạn, mà sẽ để cho mỗi cán bộ phóng viên trong tòa soạn tiếp cận từng bước một. Đầu tiên có thể là một phóng viên nhà báo lâu năm. Người này sau khi được đào tạo, ứng dụng AI vào công việc để tiết kiệm được thời gian, công sức, tăng hiệu quả chất lượng công việc. Từ một cá nhân này sẽ lan tỏa đến giới trẻ. Những nhà báo lâu năm chuyển đổi thành công sẽ là nguồn cảm hứng để nhà báo trẻ vốn hiểu biết công nghệ cũng ứng dụng học theo và thành công.
Tôi lấy ví dụ, vừa rồi tôi có hướng dẫn một chị phóng viên đã có kinh nghiệm lâu năm sử dụng AI và chị đã thích sử dụng công cụ này, vì nó giải quyết được những vấn đề chị đang gặp phải. Cụ thể là việc rà soát lỗi chính tả, các văn bản không bị lỗi từ dấu chấm dấu phẩy.
Đối với ảnh minh họa, phóng viên cần ảnh về vấn đề bạo hành gia đình, ảnh minh họa cho vấn đề bình đẳng giới, AI hình ảnh đã vẽ ra loạt ảnh, cho ra lựa chọn về chủ đề đó mà không bị trùng lặp, chưa từng được sử dụng, không phải dùng ảnh với con người thật để tạo ra. Hình ảnh đó không bị vi phạm bản quyền. Thay vì nhờ họa sĩ vẽ thì AI vẽ rất kỹ, tỉ mỉ... Chỉ cần một phóng viên trong tòa soạn làm được việc này sẽ lan tỏa ra rất nhiều phóng viên khác trong tòa soạn. Từ đó chất tác phẩm báo chí sẽ dần được nâng cao.
+Để một cơ quan báo chí, bắt đầu từ con số 0 đến sử dụng AI một cách có hiệu quả họ cần có những giải pháp gì?
-Các cơ quan báo chí chưa bắt đầu thì cần có định hướng rõ ràng, có thể bắt đầu từ tham gia các chương trình của Hội Nhà báo Việt Nam, học hỏi ở những cơ quan đi trước, những người có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc với AI. Các cơ quan báo chí sẽ không phải tốn kém nhiều, không như việc thực hiện đầu tư cho một tòa soạn số. Bài toán về AI hiện đã quá tốn kém thì các tập đoàn lớn đã làm rồi, như Google, Microsoft... họ đã đưa lại những giải pháp miễn phí cho mọi người cùng sử dụng.
AI thường được sử dụng qua các phần mềm, qua các công cụ trình duyệt web, như Google Gemini, Meltwater, Google trend, Tubular Labs... tất cả không xâm nhập vào các nội dung cá nhân trên thiết bị vì thế sẽ khá an toàn và bảo mật. Tòa soạn báo và phóng viên sẽ tiết kiệm được kha khá tiền để sử dụng những công cụ miễn phí mà vẫn đảm bảo tính an toàn, giúp cho người làm công việc được nhanh hơn. Tất nhiên sẽ có những cấp độ cao hơn, phải trả phí, ví dụ như phân tích người đọc bằng AI, đó là level tiếp theo của các tòa soạn cần trả tiền.
Thực tế cho thấy, một phóng viên sử dụng AI tạo ra hiệu suất công việc gấp 2, 3 lần so với người không sử dụng. Tuy nhiên không có câu chuyện AI làm thay hay AI chiếm công việc của nhà báo, mà chúng ta vẫn luôn chủ động, phóng viên vẫn biết tự chọn lọc và dần dần AI sẽ như 1 công cụ bình thường trong đời sống báo chí, cái đó là xu hướng và được ủng hộ.
Ngoài ra, để ứng dụng AI một cách thành công, người lãnh đạo cơ quan báo chí cần dùng AI hàng ngày, câu chuyện AI cũng như là câu chuyện chuyển đổi số, nó bắt nguồn từ người lãnh đạo, người lãnh đạo thích thú và thúc đẩy điều này sẽ truyền tải đến nhiều người hơn trong cơ quan mang đến một tòa soạn AI là tòa soạn của những phóng viên dùng AI hiệu quả.
Cám ơn những chia sẻ thú vị từ anh!
Nhà báo Ngô Trần Thịnh, tốt nghiệp Đại học Greenwich (London, Anh) với đồ án thuộc tốp 5 xuất sắc nhất khoa và nhận bằng thạc sĩ quản trị truyền thông ở Đại học Stirling. Không ở lại làm việc tại các công ty công nghệ nước ngoài, anh về nước vào làm phóng viên tại HTV.
Anh và các đồng nghiệp ở HTV đã dành được nhiều giải thưởng báo chí, như xuất sắc nhận Giải A - Giải Báo chí quốc gia năm 2023 và Giải Bạc - Liên hoan Truyền hình Toàn quốc 2023 và gần đây là giải B (thể loại phóng sự chuyên đề) Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) lần thứ VIII năm 2023...
(CLO) Cố đô Kyoto (Nhật Bản) đang cân nhắc đánh thuế khách sạn gấp 10 lần giá hiện tại để giải quyết tình trạng quá tải.
(CLO) Ngày 14/1, thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông cho biết, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông khóa XII, nhiệm kỳ 2020-2025, đã họp, xem xét tờ trình đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Trần Đình Ninh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
(CLO) Ngày 14/1, tại Trụ sở Tỉnh ủy Hưng Yên, Báo Nhân Dân phối hợp với Công ty Cổ phần văn hóa đọc và học Việt Nam - Sàn Văn hóa học và đọc Việt Nam tổ chức chương trình tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 15/1, Bắc Bộ và Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, trời rét. Khu vực Trung Bộ có mưa rào, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to và dông, phía Bắc trời rét. Nam Bộ chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), chiều 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
(CLO) Ngày 14/1, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự.
(CLO) Ngày 14/1, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
(CLO) Cùng với các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và lễ hội, nhằm tạo không khí thi đua yêu nước, đón xuân vui tươi, lành mạnh cho nhân dân địa phương trong dịp Tết cổ truyền dân tộc, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND về bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
(CLO) Đào, quất, hoa lan hồ điệp vốn là những loại cây truyền thống được người dân ưa chuộng vào dịp Tết. Tuy nhiên, nhất chi mai cũng đang là mặt hàng hút nhiều khách trong dịp Tết cổ truyền năm nay dù có giá lên tới hàng chục triệu đồng.
(CLO) Xiaomi Mix Flip 2 rò rỉ thông số kỹ thuật, gây tranh cãi với thay đổi camera, giữ nguyên hai ống kính, nâng cấp cấu hình, chống nước IPX8, và sạc không dây.
(CLO) Ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954 - 1969 được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
(CLO) Nhận được tin báo cháy, Đội CC và CNCH khu vực 1 - Phòng PC07 - Công an tỉnh Thanh Hóa đã có mặt kịp thời khống chế đám cháy.
(CLO) Hiện nay, tiếng Nga được giảng dạy chủ yếu tại các trường trung học phổ thông chuyên tiếng Nga, các trường đại học ngoại ngữ và trường thuộc khối lực lượng vũ trang. Tại Việt Nam, tiếng Nga là 1 trong 7 ngoại ngữ được giảng dạy trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
(CLO) Trong năm 2024, mức sống tối thiểu của người Việt Nam Nam ở mức 1,8 triệu đống/người/tháng, tăng 6,7% so với năm ngoái.
(CLO) Làng tái định cư Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vừa được công nhận là làng du lịch cộng đồng. Đây là ngôi làng du lịch cộng đồng đầu tiên ở thủ phủ sâm Ngọc Linh.
(CLO) Phiên điều trần đầu tiên trong vụ xét xử luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã khép lại chóng vánh sau 4 phút vào ngày 14/1 do ông không có mặt.
(CLO) Ngày 14/1, tại Trụ sở Tỉnh ủy Hưng Yên, Báo Nhân Dân phối hợp với Công ty Cổ phần văn hóa đọc và học Việt Nam - Sàn Văn hóa học và đọc Việt Nam tổ chức chương trình tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Trong lời ngỏ của tập thơ thứ 8 - Bóng tình, Nhà thơ, nhà báo Phạm Quốc Cường nói một cách triết lý: Có 3 nhân tố quan trọng, đó là Thiên - Địa - Nhân (Trời, Đất, Người) đã có sự giao thoa từ ngàn năm này, để rồi chính họ - con người đã tô điểm thêm cho sự sống, cho tình cảm, tình yêu bất tận...
(CLO) Ngày 14/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức buổi gặp gỡ báo chí Việt Nam nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.
(CLO) Ngày 13/1, Cơ quan thường trực Báo Nhân Dân tại Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn Một thành viên đã trao tặng báo Xuân Nhân Dân Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh.
(CLO) Đón Tết cùng VTV 2025 có chủ đề chính là Du Yên, do Ban Sản xuất các chương trình giải trí, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Chương trình Đón Tết cùng VTV 2025 dự kiến phát sóng vào 20h00 ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ (29/1/2025) trên kênh VTV.
(CLO) Ngày 11/1, Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức chương trình 'Tiếp sức tới trường', tặng quà cho học sinh tại huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) nhân dịp Tết Nguyên đán tới gần.
(CLO) Tạp chí Ngày Nay vừa giới thiệu một sản phẩm báo chí sáng tạo là tấm bưu thiếp chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025 có gắn chip định danh, được tích hợp trí tuệ nhân tạo. Người dùng có thể đọc ấn phẩm Tết của Tạp chí Ngày Nay, nhận lời chúc bằng giọng nói dành cho chính chủ nhân tấm bưu thiếp, tự tạo thiệp chúc mừng năm mới bằng AI… thông qua kết nối NFC từ điện thoại đến bưu thiếp.
(CLO) Ngày 9/1, tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu).
(CLO) Ngày 9/1, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quỹ Thiện Tâm-Tập đoàn Vingroup tổ chức trao 500 suất quà Tết Ất Tỵ năm 2025 (mỗi suất quà 600 nghìn đồng) tổng trị giá 300 triệu đồng tặng các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Hòa An (tỉnh Cao Bằng).
(CLO) Ngày 9/1, Báo Dân trí tổ chức lễ trao giải cuộc thi viết Sáng kiến ESG vì một Việt Nam phát triển bền vững tại Hà Nội, vinh danh các tác giả, tác phẩm nổi bật, giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội, quản trị.