Một năm hồi phục chưa được như kỳ vọng của ngành du lịch

Thứ bảy, 31/12/2022 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mặc dù có tốc độ tăng rất nhanh sau 2 năm đối mặt với đại dịch, thế nhưng, con số 3 triệu lượt khách quốc tế trong 11 tháng của năm 2022 chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng.

Sự kiện: du lịch

Một năm hồi phục chưa được như kỳ vọng của ngành du lịch

Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. Điều này được chứng minh bằng con số hơn 18 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu từ ngành công nghiệp không khói vào thời điểm đó đạt 18,3 tỷ USD, tương đương 421.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam gần như tê liệt. Số du khách tới Việt Nam giảm tới hơn 90%, hàng chục nghìn công ty du lịch, cũng như các ngành nghề liên quan như nhà hàng, khách hàng, vận tải phá sản. Hàng triệu lao động trong ngành mất việc làm, hoặc phải chuyển sang công việc khác.

Quả thật, giai đoạn 2020 - 2021, ngành du lịch đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Cho tới khi Chính phủ mở cửa toàn bộ nền kinh tế, mở cửa du lịch, bắt đầu đón những du khách quốc tế đầu tiên vào ngày 15/3/2022, ngành du lịch mới thật sự thoát khỏi cơn “ác mộng”.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính tới hết tháng 11/2022, Việt Nam đón gần 3 triệu lượt khách quốc tế, tăng 21,1 lần so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù có tốc độ tăng rất nhanh, thế nhưng, nếu so với con số 18 triệu lượt khách của năm 2019, ngành du lịch Việt Nam vẫn còn một chặng đường rất dài để hồi phục.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, nhân dịp Tết Quý Mão 2023, ông Lê Thế Bình - Giám đốc Công ty lữ hành AV.X Travel chia sẻ: Năm Nhâm Dần 2022 được coi là năm khởi đầu thời hậu dịch, do đó, ngành du lịch vẫn cần có thời gian để thích nghi.

Theo ông Bình, thực tế, Việt Nam được đánh giá rất cao trên bản đồ du lịch thế giới, nhờ vào cả thiên nhiên - địa lý, lẫn bề dày lịch sử văn hóa. Thế nhưng, trong năm vừa qua, thế giới đã có rất nhiều biến động, như xung đột Nga - Ukraine, hay Trung Quốc vẫn áp dụng chương trình “zero-COVID”, đã khiến số lượng người tới từ các quốc gia này giảm hẳn.

mot nam hoi phuc chua duoc nhu ky vong cua nganh du lich hinh 1

“Trước dịch, Trung Quốc là một thị trường rất tiềm năng đối với ngành du lịch Việt Nam, thế nhưng năm nay quốc gia này vẫn kiểm soát nghiêm dịch bệnh, nên số lượng du khách Trung Quốc tới Việt Nam không được như dự kiến”, ông Bình nói.

Dù vậy, theo ông Lê Thế Bình, sự phục hồi không được như kỳ vọng trong năm Nhâm Dần, không biết nên vui hay buồn.

Bởi lẽ, trong 2 năm dịch bệnh, số lượng người làm trong ngành du lịch nghỉ việc rất nhiều, hoặc họ chuyển sang bán bất động sản, bán bảo hiểm hay kinh doanh tự do. Cho tới thời điểm hiện tại, họ đã ổn định với công việc mới, nên nhiều người chưa sẵn sàng quay trở lại với du lịch.

“Trước dịch, công ty chúng tôi có khoảng 30 hướng dẫn viên quốc tế, khoảng trên dưới 100 người làm hướng dẫn viên quốc nội. Ở thời điểm hiện tại, cả hướng dẫn viên quốc tế, lẫn quốc nội chưa tới 20 người. Dù tôi đã chấp nhận tăng lương, thưởng, nhưng việc tuyển dụng lại rất khó”, ông Bình nói.

Do thiếu lực lượng lao động, nên việc ngành du lịch quốc tế hồi phục chậm, cũng giúp các doanh nghiệp có thêm thời gian chuẩn bị.

“Tháng 7, tháng 8 là giai đoạn cao điểm của du lịch nội địa, phải 99% các công ty du lịch đều trong tình trạng thiếu hướng dẫn viên. Do đó, dù có lượng khách rất đông, nhưng không dám nhận. Vậy nếu đặt trong bối cảnh, du khách quốc tế tăng đột biến, nhưng các doanh nghiệp không đủ nhân lực phục vụ, điều này không chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp, mà còn làm xấu bộ mặt du lịch quốc gia. Du khách quốc tế có thể lựa chọn quốc gia khác để đi nghỉ ngơi”, ông Bình nói.

Nhận định về ngành du lịch năm mới - năm Quý Mão, ông Bình khẳng định: Đây chính là thời điểm bứt phá.

“Dịch bệnh gần như được kiểm soát trên toàn thế giới, có thể Trung Quốc cũng sẽ bước vào giai đoạn mở cửa sau 3 năm đối mặt với dịch bệnh, nên ngành du lịch năm Quý Mão đang rất hứa hẹn để bứt phá. Và bản thân chúng tôi cũng đã có sự chuẩn bị trước để đón sóng”, ông Bình quả quyết.

6 giải pháp “chắp cánh” cho du lịch phát triển

Để hồi phục và bứt phá trong năm Quý Mão, ông Đinh Ngọc Đức - Vụ trưởng Vụ Thị trường Du lịch, Tổng cục Du lịch đã đề xuất 6 giải pháp.

Thứ nhất, ông Đức cho biết, sẽ chú trọng khai thác phân khúc thị trường có khả năng chi trả cao như nghỉ dưỡng dài ngày. Trong đó, ưu tiên thu hút khách theo một số loại hình du lịch chuyên đề mà Việt Nam có lợi thế như du lịch cộng đồng, du lịch chăm sóc sức khỏe bên cạnh nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch MICE, du lịch golf, du lịch ẩm thực.

Mở rộng phát triển một số thị trường mới, có lượng khách du lịch ra nước ngoài hằng năm tăng nhanh như Ấn Độ, Trung Đông; Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; Đổi mới, nâng cao chất lượng, tập trung nguồn lực cho một số phương thức, hoạt động xúc tiến có trọng tâm, trọng điểm.

Thứ hai, về phát triển sản phẩm, ông Đức cho biết, sẽ ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao, tăng cường trải nghiệm của khách du lịch. Tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo (du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch thành phố). Đồng thời, tăng cường công tác quản lý điểm đến, các khu vực động lực du lịch. Cân bằng phát triển xanh và phát triển du lịch bền vững.

Thứ ba, trong lĩnh vực xây dựng nguồn nhân lực du lịch, ông Đức chia sẻ thêm, sau một thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã xảy ra sự mất cân đối và thiếu hụt lao động trong ngành du lịch.

Do đó, ông Đức cho rằng, thời gian tới, ngành du lịch sẽ tăng số lượng lao động trực tiếp, chú trọng lao động lành nghề, có tính chuyên nghiệp cao; Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý.

Đồng thời, chú trọng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch am hiểu về văn hóa, lịch sử đất nước.

Thứ tư, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch quy mô lớn, có thương hiệu trong và ngoài nước phát triển thành lực lượng nòng cốt, giữ vai trò định hướng phát triển sản phẩm, thị trường du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch cao cấp, có giá trị cao.

“Có thể thấy, thời gian qua đã có những tập đoàn đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch tạo diện mạo mới cho ngành du lịch Việt Nam. Đây là yếu tố cần được khuyến khích và nhân rộng”, ông Đức nhấn mạnh.

Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động du lịch là một yếu tố quan trọng. Cơ quan quản lý du lịch chủ động chuyển đổi số các nền tảng dữ liệu du lịch, xây dựng các hệ thống điều hành du lịch hiệu quả như cổng thông tin điện tử, ứng dụng du lịch thông minh, mô hình quản lý điểm đến thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch…

Thứ sáu, ông Đức cho biết sẽ đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương, điểm đến để có sản phẩm đa dạng hóa. Bên cạnh liên kết giữa các doanh nghiệp với hàng không và đối tác để có sản phẩm mang tính trải nghiệm cao, giá cả phù hợp.

Để nắm bắt được thời cơ, bứt phá và gia tăng lợi thế cạnh tranh trong khu vực cũng như trên thế giới, ông Đức khẳng định, ngành Du lịch rất cần sự ủng hộ, phối hợp đồng bộ của các Bộ ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các đối tác và người dân để sớm đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những nước du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Lê Minh

Bình Luận

Tin khác

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

(CLO) Theo ADB, dân số châu Á đang già đi nhanh chóng. Vì vậy, các quốc gia châu Á cần chuẩn bị từ bây giờ nếu muốn giúp hàng trăm triệu người dân già đi một cách lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'đổ tiền' vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đổ tiền" vào thị trường bất động sản Việt Nam

(CLO) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 tổng vốn đầu tư FDI, với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. 

Kinh tế vĩ mô
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(CLO) Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1003 Ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô