Một năm xung đột Nga - Ukraine: Cuộc chiến tiếp viện từ lều đến xe tăng

Thứ năm, 23/02/2023 15:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một ngày sau khi Nga đưa quân vào Ukraine, các nhà lãnh đạo của 30 quốc gia NATO đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp để giải quyết những gì họ mô tả là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh châu Âu - Đại Tây Dương trong nhiều thập kỷ.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên: “Trong tình hình đang diễn tiến rất khó khăn này, thật khó để dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng các đồng minh đang hỗ trợ và cam kết tiếp tục mạnh mẽ”.

mot nam xung dot nga  ukraine cuoc chien tiep vien tu leu den xe tang hinh 1

Các quốc gia phương Tây đã cung cấp mọi thứ cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga, từ vật dụng y tế cho đến xe tăng. Ảnh: AP

Trong những tháng sau, các nước ủng hộ Ukraine tại NATO và những nơi khác đã gửi nhiên liệu, mũ bảo hiểm, vật tư y tế và các thiết bị phi sát thương khác. Sau đó, các hệ thống pháo binh và phòng không đã xuất hiện trên chiến trường Ukraine.

NATO lúc đầu cảnh giác với việc bị lôi kéo vào cuộc chiến. Nhưng một năm sau, Nhóm phòng thủ liên lạc Ukraine của họ đã tổ chức các cuộc đàm phán tại trụ sở NATO ở Brussels, đưa ra cam kết sẽ viện trợ xe tăng chiến đấu hạng nặng cho Kiev, thậm chí không loại trừ cả máy bay chiến đấu trong tương lai.

Nguồn viện trợ vũ khí và tài chính đã không ngừng đổ về Ukraine. Trong một năm kể từ cuộc xung đột bắt đầu, Mỹ đã cung cấp hơn 27 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine. Hai quan chức quốc phòng cấp cao ước tính trong tuần này rằng các đồng minh khác sẽ kêu gọi được thêm 19 tỷ USD tiền viện trợ vũ khí cho Kiev, với hơn 1 tỷ đô la mỗi nước từ Vương quốc Anh, Canada, Đức, Ý, Hà Lan và Ba Lan.

mot nam xung dot nga  ukraine cuoc chien tiep vien tu leu den xe tang hinh 2

Tổng giá trị viện trợ của các quốc gia phương Tây gửi cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga (đơn vị: tỷ euro). Ảnh đồ họa: Reuters

Ngoài ra còn có hàng chục tỷ USD tiền mặt mà phương Tây đã và sẽ viện trợ để giữ cho nền kinh tế bị tàn phá và giúp duy trì bộ máy nhà nước của Ukraine có thể tiếp tục hoạt động.

Bởi vậy dù có nhiều tranh cãi, song có thể nói phương Tây phần nào đang trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, khi gần như cung cấp toàn bộ tài chính và vũ khí mà Ukraine cần để duy trì sự chống cự trước Nga.

Ukraine hiện bắn số lượng đạn pháo hàng ngày bằng số lượng đạn pháo mà một quốc gia NATO nhỏ đặt hàng trong một năm thời bình, và ngành công nghiệp quốc phòng của cả châu Âu cũng không thể theo kịp nhu cầu về vũ khí của Ukraine.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng thừa nhận: “Đây đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao, và do đó nó cũng là một trận chiến hậu cần, và đây là nỗ lực to lớn của các đồng minh để có đủ được đạn dược, nhiên liệu, phụ tùng cần thiết”.

mot nam xung dot nga  ukraine cuoc chien tiep vien tu leu den xe tang hinh 3

Ảnh đồ họa: Reuters

Để rồi, một trong những thay đổi quan trọng nhất do cuộc chiến gây ra là việc thế giới đã nhận ra rằng điều khoản phòng thủ tập thể của NATO - cam kết rằng một cuộc tấn công vào bất kỳ đồng minh nào cũng sẽ bị tất cả họ đáp trả - không còn là một khái niệm trừu tượng.

Tổng thống Joe Biden cũng đã thề rằng NATO sẽ bảo vệ “từng tấc đất” trong lãnh thổ của mình. Phần Lan và Thụy Điển thậm chí đã từ bỏ lập trường không liên kết quân sự truyền thống của mình để đăng ký gia nhập NATO để nhận được sự bảo vệ đó.

mot nam xung dot nga  ukraine cuoc chien tiep vien tu leu den xe tang hinh 4

Viện trợ tài chính (đơn vị tỷ USD). Ảnh đồ họa: Reuters

Sau một năm cuộc chiến, khoảng 40.000 quân dưới sự chỉ huy của NATO đã được triển khai ở Đông Âu, từ Estonia cho đến Bulgaria. Khoảng 100.000 lính Mỹ đang đóng quân ở châu Âu. Khoảng 140 tàu chiến đi khắp các vùng biển châu Âu và tổng cộng 130 máy bay ở chế độ chờ thường trực.

Các lực lượng đó không chỉ có ý nghĩa giám sát trên lãnh thổ của các thành viên NATO, mà các quốc gia thành viên gần biên giới với Nga, như Litva, nói rằng họ sẵn sàng đi “tất cả các con đường” để hỗ trợ cho Ukraine.

Bởi vậy, có thể nói, Nga - Ukraine không chỉ là một cuộc chiến giữa 2 quốc gia láng giềng này, mà còn là một cuộc chiến tiếp viện của phương Tây cho chính quyền của Tổng thống Zelenskyy và nó sẽ có ý nghĩa quyết định đến cục diện trực tiếp trên chiến trường.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế