Hé lộ Subaru Crosstrek Hybrid 2026 mạnh hơn, tầm hoạt động xa hơn bản đang bán tại Việt Nam
(CLO) Subaru vừa công bố phiên bản nâng cấp Crosstrek Hybrid 2026 với động cơ lớn hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn 20% cùng tầm hoạt động đến 1.000 km.
Theo dõi báo trên:
Một tập đoàn khí đốt hàng đầu châu Âu đã chính thức chấm dứt mối quan hệ kéo dài nhiều thập kỷ với Gazprom, gã khổng lồ năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Nga, trong bối cảnh châu Âu đang nỗ lực xây dựng nguồn cung năng lượng ổn định hơn.
Tập đoàn năng lượng Áo OMV hôm thứ Tư tuyên bố chấm dứt hợp đồng với Gazprom sau một tranh chấp hợp đồng kéo dài, chính thức ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga.
OMV vốn là một trong những khách hàng lớn cuối cùng tại châu Âu duy trì hợp đồng dài hạn với Gazprom.
Giáo sư Michael McFaul, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, đã nhận định trên nền tảng X (trước đây là Twitter): "Đây là một bước tiến lớn, tích cực. Nga đang gặp khó khăn."
Áo tuyên bố không chịu khuất phục trước áp lực từ Nga
Quyết định chấm dứt hợp đồng kéo dài 34 năm này được đưa ra sau nhiều tháng căng thẳng giữa hai công ty, đỉnh điểm là việc Gazprom ngừng cung cấp khí đốt cho OMV vào tháng trước.
Chính phủ Áo, với 31,5% cổ phần tại OMV, đã coi đây là hành động kiên quyết trước những nỗ lực gây sức ép từ Nga. Thủ tướng Áo Karl Nehammer viết trên nền tảng X: "Nga muốn dùng năng lượng như một công cụ áp chế chúng ta - điều đó đã thất bại. Áo không thể bị bắt nạt!". Ông khẳng định nguồn cung năng lượng của nước này hiện vẫn an toàn.
Theo các chuyên gia trong ngành, động thái này không chỉ là đòn giáng mạnh vào Gazprom mà còn là minh chứng cho những bước tiến khó khăn nhưng đầy quyết tâm của châu Âu trong việc giảm phụ thuộc năng lượng vào Nga.
Trong khi đó, ông Dmitrij Ljubinskij, Đại sứ Nga tại Áo, phủ nhận cáo buộc Nga dùng năng lượng như một công cụ gây áp lực. Ông khẳng định động thái của OMV sẽ không "để yên." Gazprom hiện chưa đưa ra bình luận chính thức.
Quyết định mang tính toán chiến lược
Việc ngừng cung cấp khí đốt từ Gazprom tới OMV và Áo qua tuyến đường Ukraine có lẽ cũng là điều sớm muộn.
Ukraine từ lâu đã báo hiệu rằng họ sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép Nga vận chuyển khí đốt qua hệ thống đường ống của mình, thỏa thuận này sẽ hết hạn vào tháng 1 tới.
Ông Jack Sharples, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho biết OMV có thể đã dự đoán trước quyết định này từ phía Ukraine và đã chuẩn bị các nhà cung cấp thay thế.
Ông Tom Edwards, chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu thị trường năng lượng Cornwall Insight, cũng đồng tình: "Với nguy cơ nguồn cung qua Ukraine sẽ gián đoạn, việc chấm dứt hợp đồng có vẻ là lựa chọn hợp lý."
OMV hiện cho biết kho dự trữ khí đốt của họ đã đạt khoảng 85% công suất và công ty tự tin có thể đảm bảo nguồn cung từ các đối tác thay thế.
Cắt đứt quan hệ trong bối cảnh chiến tranh Ukraine
Thông báo của OMV chính thức khép lại một mối quan hệ hợp tác lịch sử. Đây là một trong những công ty Tây Âu đầu tiên không thuộc khối xã hội chủ nghĩa nhập khẩu khí đốt và đầu tư vào Liên Xô từ thập niên 1960.
Hợp đồng 34 năm với Gazprom được ký năm 2006, đánh dấu một mối quan hệ tin cậy kéo dài, nhưng đã rạn nứt kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào năm 2022.
Đến tháng 3 năm đó, OMV tuyên bố sẽ không đầu tư thêm vào Nga, nhưng vẫn duy trì quan hệ cung ứng dài hạn.
Báo cáo của Viện Brookings hồi tháng 6 cho rằng việc duy trì hợp đồng này là một trong những vấn đề phức tạp cản trở châu Âu trong nỗ lực tách rời hoàn toàn khỏi năng lượng Nga.
Tuy nhiên, tranh chấp hợp đồng kéo dài đã tạo nên mâu thuẫn. Một công ty con của OMV từng có hợp đồng nhỏ với Gazprom để cung cấp khí đốt cho Đức qua đường ống Nord Stream.
Vào mùa hè năm 2022, Gazprom viện dẫn các lệnh trừng phạt mới là nguyên nhân ngăn họ tiếp cận các bộ phận quan trọng để vận hành tuabin đường ống.
Nguồn cung này đã dần cạn kiệt và ngừng hẳn. Vụ tấn công đường ống Nord Stream sau đó đã khiến nguồn cung không bao giờ được khôi phục.
OMV đã kiện Gazprom ra trọng tài thương mại và giành được khoản bồi thường 230 triệu euro, cộng thêm lãi suất và chi phí.
Tuy nhiên, chỉ ba ngày sau đó, Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt cho Áo, dẫn đến quyết định cuối cùng của OMV.
Châu Âu dần thoát ly khỏi khí đốt Nga
Chiến dịch quân sự toàn diện của Nga tại Ukraine đã làm dấy lên ý chí chính trị mạnh mẽ ở châu Âu nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.
Trước năm 2022, khoảng 40% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu đến từ Nga.
Ông Sharples nhận xét: "Nếu năm 2021, bạn hỏi các chuyên gia về khí đốt ở châu Âu liệu thị trường có thể vượt qua được việc mất 80% nguồn cung từ Gazprom qua đường ống hay không, câu trả lời hẳn sẽ là không".
Tình hình hiện đã thay đổi đáng kể
Châu Âu đã đầu tư không chỉ vào các nhà cung cấp thay thế mà còn vào hệ thống phân phối linh hoạt hơn, giúp phản ứng nhanh trước các trường hợp thiếu hụt.
Dù vậy, khó khăn vẫn còn. Một phân tích từ Chatham House chỉ ra rằng một số khí đốt nhập khẩu thay thế thực chất là khí đốt Nga được "hợp pháp hóa" qua các nước thứ ba.
Ngoài ra, giá khí đốt tại châu Âu vẫn cao hơn so với trước khi xung đột nổ ra, ông Sharples cho biết.
Dẫu vậy, thị trường đã có những bước điều chỉnh tích cực, bao gồm giảm nhu cầu và tìm kiếm các nguồn cung thay thế.
Tác động đối với Nga
Ông Sharples nhận định: "Gazprom đã mất một phần đáng kể doanh thu từ ngành khí đốt kể từ tháng 2/2022, và việc mất thị trường Áo chỉ là một phần trong những tổn thất đó".
Mặc dù không mang tính quyết định, song đây vẫn là cú đòn giáng mạnh vào Gazprom, ảnh hưởng đến doanh thu và cả nguồn ngân sách Nga, vốn phụ thuộc nhiều vào thuế từ xuất khẩu năng lượng.
Việt Hà (Theo Business Insider)
(CLO) Subaru vừa công bố phiên bản nâng cấp Crosstrek Hybrid 2026 với động cơ lớn hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn 20% cùng tầm hoạt động đến 1.000 km.
(CLO) Trung Quốc phát hiện thêm mỏ vàng siêu lớn tại Cam Túc với trữ lượng 102,4 tấn, nâng tổng tài nguyên mới lên 168 tấn, khẳng định vị thế cường quốc vàng toàn cầu.
(CLO) Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố 14 khu vực khai thác đất, đá làm vật liệu san lấp mặt bằng với tổng trữ lượng hàng chục triệu m3.
(CLO) Man U tạo loạt thống kê tệ hại trong thất bại 1-3 trước Brighton ở vòng 22 Premier League mùa 2024 - 2025.
(CLO) Nam thanh niên bị cả nhóm truy đuổi rồi đánh dã man giữa đường. Đáng nói, đôi nam nữ ngồi trên xe máy còn lao tới đâm thẳng vào người dù nạn nhân đã nằm bất động.
(CLO) Năm 1970, chỉ 175 chiếc Chevrolet Nova Yenko Deuce được sản xuất, nhưng câu chuyện của chiếc Fathom Blue YS-051 đã trở thành huyền thoại vượt thời gian.
(CLO) Theo kế hoạch, việc lắp đặt camera tại Hà Nội sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025-2030 và giai đoạn sau 2030. Số lượng camera sẽ được lắp khoảng 40.200 camera, gồm hơn 12.000 camera có thể quay, quét, phóng to, thu nhỏ và hơn 28.200 camera cố định.
(CLO) Xe thuần điện được cho là một nguyên nhân quan trọng khiến doanh số ô tô gầm thấp cỡ A máy xăng bị sụt giảm mạnh trong năm 2024 vừa qua.
(CLO) Anh T. bị một tài xế xe khách chặn lại trên quốc lộ 18 rồi lao lên cabin xe để hành hung, toàn bộ quá trình được camera ghi lại.
(CLO) Startup Sortera đặt tại Indiana đang cách mạng hóa tái chế nhôm Mỹ, xử lý 11 tỷ pound phế liệu mỗi năm, với công nghệ AI tiết kiệm 95% năng lượng.
(CLO) Tối 19/1, khói lửa bùng lên bao trùm căn nhà bốn tầng ở quận Bình Thạnh (TP. HCM) khiến cả khu dân cư hoảng loạn.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP HCM đang tiến hành tìm kiếm nhà thầu xây lắp duy nhất của Dự án “Cải tạo, sửa chữa sân vận động Hoa Lư” (Số 2 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, TP HCM).
(CLO) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Bắc Giang vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp thuộc Dự án “Mở rộng đường gom hai bên cao tốc Hà Nội – Bắc Giang (đoạn từ nút giao QL17 đến cầu Xương Giang)”.
(CLO) Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa công bố ký kết hợp tác trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa. Đây là hợp tác song phương đầu tiên của trường đại học danh tiếng thế giới với một viện nghiên cứu, hệ thống bệnh viện đa khoa uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
(CLO) Theo Nghị định 168/2024 vừa được ban hành, hành vi đi xe máy dắt theo thú cưng không chỉ gây mất an toàn giao thông mà còn có thể khiến người điều khiển phương tiện bị xử phạt rất nặng, đặc biệt là khi gây tai nạn. Mức phạt đối với hành vi này có thể lên đến 14 triệu đồng và trừ 10 điểm trong giấy phép lái xe.
(CLO) Trong khi người dùng vẫn đang chờ đợi những cải tiến của các dòng iPhone cao cấp, thì iPhone SE 4 phiên bản mới của dòng iPhone giá rẻ đang khiến cộng đồng công nghệ xôn xao với những hình ảnh rò rỉ mới nhất, dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 3 năm nay.
(CLO) Với mục tiêu đưa Mỹ hùng mạnh trở lại, Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ ban hành chính sách thuế mới trong nhiệm kỳ của mình, điều này có thể tác động mạnh tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
(CLO) Nga đang đối mặt tin đồn ngân hàng sụp đổ khi tín dụng doanh nghiệp tăng 60% trong 2 năm, nhưng nền kinh tế liệu có thực sự đứng bên bờ vực khủng hoảng?
(CLO) Nga và Iran đạt thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn khí qua Azerbaijan, cung ứng 300 triệu m³ khí đốt/ngày, kỳ vọng thu 12 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Hơn 69% công trình tại Gaza bị phá hủy, ước tính tái thiết lên tới 50 tỷ USD, khiến hy vọng hồi sinh vùng đất này trở nên mong manh và xa vời.
(CLO) Năm 2025 là năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025, với mức đầu tư công kỷ lục lên tới 791.000 tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP).
(CLO) Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang có xu hướng trở lại khi Tổng thống Donald Trump dự định áp thuế 60%, đe dọa tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống chỉ còn 4,4% năm 2025.
(CLO) Đồng USD tăng giá mạnh, với mức tăng 14% so với peso Mexico và 6% so với euro, hứa hẹn thúc đẩy làn sóng du khách Mỹ ra quốc tế.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 101/QĐ-TTg chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Nam Tràng Cát (dự án), thành phố Hải Phòng.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13/1/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(CLO) Trung Quốc đạt thặng dư thương mại kỷ lục 1.000 tỷ USD năm 2024, tuy nhiên đang đối mặt căng thẳng từ chính sách thuế quan khắt khe của Tổng thống đắc cử Donald Trump.