Bút bi Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp
(CLO) CTCP Tập đoàn Thiên Long (Mã: TLG) vừa ra thông báo điều chỉnh lại chức danh của nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp.
Theo dõi báo trên:
Xã Cao Viên (huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) là nơi có những nghệ nhân hằng ngày vẫn “say” với những sản phẩm truyền thống, cổ truyền phục vụ cho những dịp Tết Trung Thu hằng năm. Men theo con đường đê chạy dọc sông Đáy, cuối cùng tôi cũng tìm được nhà ông Vũ Văn Sinh, một nghệ nhân có thâm niên hơn 50 năm với các sản phẩm nghề truyền thống – đèn kéo quân. Ông Sinh là người đã từng giữ kỷ lục làm chiếc đèn kéo quân lớn nhất Việt Nam năm 2006 với chiều cao 6,7m và đường kính 2,7m, cao gần bằng ngôi nhà hai tầng, được đăng ký kỷ lục Guinness Việt Nam.
Ông Sinh là một trong những nghệ nhân thế hệ chót của nghề làm đèn Trung Thu ở xã Cao Viên. Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhiều đời làm nghề thủ công, ngày ngày được tiếp xúc với tre, giấy, hồ dán khiến tình yêu với nghề cứ lớn dần lên theo thời gian, khi được dạy cách kết hợp các vật liệu thành đèn kéo quân. Ông Sinh vẫn nhớ, ngày còn bé, có được chiếc đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu đó là niềm ao ước của biết bao đứa trẻ. Chiếc đèn được đốt lên, quay chong chóng, hiện lên màu sắc rực rỡ của người, ngựa nối đuôi nhau tự chuyển động mang lại niềm vui, sự háo hức của mỗi đứa trẻ….
Còn đến bây giờ, khi xã hội đã phát triển, trẻ em đã có nhiều niềm vui khác, không còn mấy người quan tâm đến đèn kéo quân, sản phẩm được làm ra rất ti mỉ, mất thời gian, nhưng tiêu thụ lại rất chậm. Ông Sinh chia sẻ, để làm ra được một chiếc đèn kéo quân thì ngay từ “nguyên liệu” cũng phải được lựa chọn cẩn thận kỹ lưỡng. Đó là phải dùng tre “bánh tẻ”, được lấy đúng mùa, phơi khô, ngâm nước để tránh mối mọt. Giấy làm đèn là loại giấy gió, giấy nến để hình ảnh được rõ, có độ trong. Nhất là bộ phận cánh quạt quay phải được làm bằng giấy mỏng, có độ dai và vênh 1 góc 25o để tạo không khí đối lưu; “hình quân” được làm bằng giấy nhẹ… Với một chiếc đèn kéo quân cỡ nhỏ, thông thường một người phải làm hết 8 tiếng nếu có đầy đủ nguyên liệu và chỉ bán được khoảng 120.000 đồng. Do đó, mỗi người chỉ làm tối đa được 2 chiếc mỗi ngày nhưng vẫn… không có người mua. Bởi thế, giờ đây, có những chiếc đèn kéo quân chỉ còn có tác dụng trưng bày, “hoài niệm”, khó có thể bán được. Còn nhắc đến câu chuyện giữ nghề, “giữ lửa”, ông Sinh chỉ cười: “Giờ đỏ mắt đi tìm, cũng khó có thể tìm được người để truyền nghề bởi họ khó có thể sống, mưu sinh bằng nghề làm đèn truyền thống”.
Giữ nghề truyền thống thế nào và phải sống được bằng nghề truyền thống luôn là câu hỏi đau đáu với những người trong các làng nghề truyền thống của Việt Nam. Thế nhưng, hầu hết người dân vẫn đang tự “bơi”, tự vật lộn bằng nghề, để rồi khi nghề không “nuôi” được người thì lại từng người, từng người rời bỏ, không ai muốn giữ, phát triển nghề truyền thống.
Đây là một thực trạng chung của các làng nghề truyền thống hiện nay. Ngay như tại làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thành Trì, TP. Hà Nội) cũng là nơi có truyền thống lâu đời về sản xuất các mặt hàng bằng tơ lụa như: quai thao nón thúng, se chân chỉ hạt bột, phất trần… Đây là một trong những sản phẩm được mua nhiều, có giá trị thiết yếu trong cuộc sống của người dân. Đã có thời gian, ở làng còn “nhà nhà, người người” đến gặp các nghệ nhân để được truyền dạy nghề. Nhưng vài năm gần đây, số lượng đặt hàng dần ít đi, sản phẩm do được làm thủ công cho nên giá thành công, khó cạnh tranh với những sản phẩm của Trung Quốc. Mặc dù, không khó để phân biệt giữa hàng sản xuất công nghiệp đại trà với hàng thủ công chất lượng, có sự tinh tế, đẹp, nhưng cũng chả còn mấy người quan tâm vì không phù hợp với thực tiễn. Hiện giờ những nghệ nhân trong làng lại chật vật kiếm sống, mưu sinh bằng nghề. Muốn giữ nghề, giữ lửa nhưng không biết phải tìm ai, tổ chức nào giúp đỡ…
Không khó để tìm kiếm trên mạng xã hội, các trang quảng cáo vẫn còn những cá nhân, công ty đang buôn bán, kinh doanh những mặt hàng thủ công truyền thống. Họ vẫn sống được với nghề khi biết áp dụng công nghệ “4.0” vào việc kinh doanh sản phẩm truyền thống.
Đơn cử như anh Nguyễn Trung Đức (huyện Thường Tín, Hà Hội). Ngay từ bé đã sinh ra và lớn lên trong gia đình nhiều đời sản xuất mây, tre đan thủ công. Mặc dù cũng đã tốt nghiệp một trường đại học chuyên ngành về kinh tế, nhưng sau khi đi làm được một thời gian, anh lại quay trở lại với công việc sản xuất, kinh doanh của gia đình về các mặt hàng mây, tre đan. Theo anh Đức, bên cạnh những sản phẩm được lưu giữ cách làm nghề truyền thống lâu đời, anh dành nhiều thời gian đi học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi và nghiên cứu tìm hiểu yêu cầu của thị trường, từ đó sáng tạo ra nhiều mẫu mã mới cho phù hợp với thị hiếu khách hàng. Bằng việc tham gia vào các sàn giao dịch, mạng xã hội, các sản phẩm do xưởng nhà anh sản xuất cũng đã có những khách hàng “ruột” quan tâm và liên tục đặt hàng. Một số sản phẩm truyền thống sau khi được cải tiến và đưa vào các siêu thị lớn như lẵng hoa, treo đèn, giỏ… cũng được người tiêu dùng lựa chọn.
Thế nhưng anh Đức vẫn là số ít trong những người có thể sống được bằng nghề truyền thống. Khi thống kê hiện nay trên cả nước có gần 5.400 làng nghề, với khoảng 2.000 làng nghề truyền thống thuộc 115 nghề được phân loại thành các nhóm nghề như: thủ công mỹ nghệ, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất nông cụ, sản xuất đồ chơi... Trong những nhóm nghề này, các làng nghề sản xuất nông cụ, đồ gia dụng truyền thống, đồ chơi là nơi gặp nhiều khó khăn nhất khi không tìm được “đầu ra”.
Về vấn đề này, ông Trịnh Quốc Đạt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng do công tác dạy nghề truyền thống chưa phát huy hiệu quả tại các làng nghề; các mô hình đào tạo nghề vẫn chưa thu hút được đông đảo lao động nông thôn tham gia, chất lượng đào tạo còn hạn chế và thiếu tính bền vững. Ngoài ra, hiện nhiều địa phương mới chú trọng dạy nghề nông nghiệp, công nghiệp mà chưa chú trọng đúng mức việc dạy nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống hoặc lúng túng trong công tác chỉ đạo, định hướng sản xuất... Sản phẩm ngành nghề truyền thống muốn hấp dẫn khách hàng thì phải có giá trị văn hóa nghệ thuật.
Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành nghề truyền thống của Việt Nam rất đa dạng, tuy nhiên hiện nay chúng ta dường như đã “bỏ ngỏ” mỏ “vàng” này mà để cho các nghệ nhân tự “bơi”, tự “sống”. Như vậy, chỉ trong vài năm tới sẽ có rất nhiều nghề truyền thống sẽ “biến mất” và chỉ còn có giá trị lịch sử. Việc lưu giữ nghề truyền thống ở thời điểm hiện tại không còn chỉ là mối bận tâm riêng của các nghệ nhân, làng nghề mà cần có sự quan tâm của ban, ngành, xã hội trong việc bảo tồn, khôi phục các giá trị truyền thống.
Thế Anh
(CLO) CTCP Tập đoàn Thiên Long (Mã: TLG) vừa ra thông báo điều chỉnh lại chức danh của nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp.
Ngoài số tiền đóng góp trực tiếp đến các địa phương vùng bão, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tiếp tục kêu gọi cán bộ nhân viên ủng hộ đồng bào qua tài khoản thiện nguyện của Công đoàn cơ sở MB. Đồng thời, ngân hàng triển khai gói vay 2.000 tỷ đồng hỗ trợ tái thiết cuộc sống cho khách hàng ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) và Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp) ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD.
Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.
(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức họp Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nguyên Xá thuộc huyện Vũ Thư; cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng) thuộc huyện Đông Hưng.