(NB&CL) Theo đánh giá của giới chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 và 12 mục tiêu tăng trưởng tại Nghị quyết 25 rất thách thức, nhưng không phải không thực hiện được.
Vì sao cần điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 vượt 8%?
Đầu tháng 2/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 25 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 25 đề ra 12 chỉ tiêu tăng trưởng nhằm tạo nền tảng tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2025-2030. Cụ thể, Nghị quyết đề ra mục tiêu xuất khẩu hàng hóa tăng 12%, thặng dư thương mại 30 tỷ USD, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,5%,...
Tới ngày 10/2, trong cuộc họp thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2025 đạt 8% trở lên. Mức tăng trưởng này cao hơn 1% - 1,5% so với mục tiêu mà Quốc hội đề ra hồi đầu năm nay.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng GDP 8% và 12 mục tiêu tăng trưởng tại Nghị quyết 25 rất thách thức, nhưng không phải không thực hiện được.
Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho biết, với ý nghĩa quan trọng của năm 2025, Chính phủ đang rất tập trung vào tăng trưởng.
Đối với 12 mục tiêu tăng trưởng được nêu tại Nghị quyết 25, ông Sơn cho rằng, nhiều mục tiêu đã có đà tăng trưởng từ năm 2024, nhờ đó việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng là hoàn toàn khả thi.
Đơn cử như xuất nhập khẩu, trong năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đã vượt xa chỉ tiêu đề ra, nên ông Sơn cho rằng mục tiêu này rất có thể đạt được. Tuy nhiên, những chính sách thuế quan của Tổng thống Trump tập trung đánh vào những nước mà Mỹ có thâm hụt thương mại nhiều nhất, gồm Mexico, Canada và Trung Quốc có thể là thách thức cho mục tiêu trên.
“Việt Nam có thể vẫn sẽ là nước được hưởng lợi phần nào trong cuộc chiến thương mại bởi khi ông Trump đánh thuế, Mỹ vẫn sẽ phải nhập hàng hóa từ một khu vực khác”, ông Sơn nhận định.
Cũng theo ông Sơn, động lực tăng trưởng trong năm nay sẽ đến từ đầu tư công, trở thành mũi nhọn tăng trưởng kinh tế.
“Trong năm 2025, Việt Nam sẽ khánh thành hàng loạt con đường cao tốc. Kế hoạch đầu tư công mạnh mẽ như vậy sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế”, ông Sơn nhấn mạnh.
4 yếu tố có thể giúp kinh tế Việt Nam bứt phá
PGS.TS Phạm Thanh Bình, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng, Việt Nam muốn hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm 2025 cần phải tập trung vào 4 yếu tố chính.
Thứ nhất, Việt Nam cần phải có giải pháp đột phá để hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách thể chế. Thể chế, pháp luật mặc dù đã được quan tâm, chỉ đạo nhưng vẫn còn một số vướng mắc, bất cập, chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển.
Thứ hai, Việt Nam cần tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, đó là đầu tư - xuất khẩu - tiêu dùng. Đồng thời, Việt Nam cũng cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, như công nghệ số, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, hoặc các ngành năng lượng tái tạo,...
Thứ ba, thúc đẩy đầu tư công và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Có thể thấy, giải ngân đầu tư công chậm đã diễn ra trong nhiều năm nay, do đó, ông Bình đề nghị phải có giải pháp đột phá cho quá trình này, phấn đấu đạt tỉ lệ giải ngân ít nhất 95%.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia và phải có phương án chuẩn bị đầu tư các dự án đường sắt quan trọng.
“Điều này không chỉ giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các thị trường quốc tế mà còn tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế Việt Nam”, PGS.TS Phạm Thanh Bình nhấn mạnh.
Thứ tư, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đó, hệ thống đại học và trường dạy nghề phải được cải cách hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cao của nền kinh tế.
Ngoài ra, Việt Nam là nước có nền kinh tế hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, vì vậy, diễn biến của kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế trong nước năm 2025.
“Để ứng phó với sự bất ổn địa chính trị toàn cầu và xu hướng gia tăng phòng vệ thương mại cũng như chi phí vận tải tăng cao, Việt Nam cần hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các hiệp định thương mại tự do, đồng thời cắt giảm chi phí sản xuất và chống lãng phí để tăng khả năng cạnh tranh”, ông Bình nhấn mạnh.
(CLO) Ngày 17/3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký Công văn số 948/UBND-KT, giao nhiệm vụ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn theo Nghị định số 03/2025/NĐ-CP của Chính phủ, nhằm sử dụng hiệu quả tài sản công, tránh thất thoát, lãng phí.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chỉ đạo Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin về việc chiếm đất, khai thác trái phép và đe dọa cán bộ tại xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, như báo chí phản ánh.
(CLO) Chiều 17/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Đảng ủy Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân.
(CLO) Thời gian gần đây, tình trạng giả danh nhân viên ngành điện để lừa đảo khách hàng đang gia tăng với nhiều hình thức tinh vi. Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác.
(CLO) Chiều 17/3, Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà chính thức lên tiếng làm rõ thông tin về việc giải thể công ty có sự góp vốn của cô. Theo người đẹp, Thẩm mỹ Quốc tế Adela vẫn hoạt động bình thường và không bị giải thể như một số nguồn tin trên truyền thông.
(CLO) Nhu cầu sử dụng xe ba bánh tự chế vẫn còn tại các huyện trên địa bàn TP.Hà Nội khiến nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến loại hình phương tiện này đã xảy ra để lại hậu quả nghiêm trọng.
(CLO) Tại cuộc gặp Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, nguyên Thủ tướng Anh Tony Blair - Chủ tịch của Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu (TBI) cho rằng việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM, Đà Nẵng là quyết định rất sáng suốt, hỗ trợ mạnh mẽ cho tiến trình phát triển của Việt Nam; mở ra nhiều cơ hội, triển vọng hợp tác mới.
(CLO) Chiều 17/3, tại Trụ sở Chính phủ, Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đã tổ chức Hội nghị thông báo dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra đối với Đảng ủy Chính phủ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị.
(CLO) Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định đã ban hành Kế hoạch số 480/KH-SVHTTDL về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn đồng ý với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về chủ trương tăng số lượng chuyến và phương tiện vận chuyển để hỗ trợ nhân dân và du khách tham quan các điểm di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh (xe buýt miễn phí).
(CLO) Gia đình của cố diễn viên Kim Sae-ron đã yêu cầu nam diễn viên Kim Soo-hyun và công ty quản lý của anh đưa ra lời xin lỗi chính thức về cáo buộc anh có quan hệ tình cảm với Kim Sae-ron khi cô còn là vị thành niên. Đồng thời, gia đình cũng chuẩn bị nộp đơn kiện YouTuber Lee Jin-ho về tội phỉ báng.
(CLO) Ngày 17/3, thông tin từ Công an Thanh Hóa cho biết, lực lượng chức năng vừa khẩn trương điều tra, khám phá nhanh vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng.
(CLO) Ngày 17/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh An Giang cho biết, vừa ra Quyết định tạm giữ hình sự với đối tượng Trần Anh Tuấn (SN 2001, trú tại khóm Đông Thịnh 3, phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên) để tiếp tục điều tra về hành vi "giết người".
(CLO) Ngày 17/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa chính thức phê duyệt chủ trương đầu tư hai dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn gồm Khu nghỉ dưỡng Quang Phú Luxury và Khu khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng Diamond. Cả hai dự án đều được triển khai tại xã Quang Phú, TP. Đồng Hới.
(CLO) Ngày 17/3, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Hiệp hội công nghiệp thông tin Trung Quốc do ông Trần Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội dẫn đầu tìm hiểu hợp tác đầu tư xây dựng, phát triển khu công nghiệp công nghệ thông tin điện tử để đưa các nhà đầu tư chuyên sản xuất về lĩnh vực điện tử đến đầu tư tại Bắc Ninh.
(CLO) Thông tin từ Cục Thuế, Bộ Tài chính, từ 8h sáng nay (17/3), toàn bộ hệ thống thuế điện tử sau 5 ngày tạm dừng để phục vụ nâng cấp và chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế đã chính thức hoạt động trở lại.
(CLO) Theo thông tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh), tính từ đầu năm đến hết ngày 13/3/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn Móng Cái đạt hơn 1 tỷ USD.
(CLO) Người đứng đầu Chính phủ cho biết, Việt Nam phát triển dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đẩy mạnh kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo...
(CLO) Trong khuôn khổ Chương trình thách thức đổi mới sáng tạo 2025 diễn ra vào ngày 14/3, lãnh đạo Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Tập đoàn Meta và tổ chức “AI for Vietnam” đã giới thiệu dự án ViGen, với mã nguồn mở chất lượng cao.