Mỹ, Nhật Bản cộng tác giải quyết hậu quả kinh tế xung đột Nga-Ukraine

Thứ tư, 13/07/2022 07:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mỹ và Nhật Bản đã cam kết cộng tác để giải quyết việc tăng giá thực phẩm và năng lượng do cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Hôm qua (12/6), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki đã có buổi họp mặt, đồng thời nêu ra quan điểm cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã làm gia tăng biến động tỷ giá hối đoái, gây rủi ro cho sự ổn định kinh tế và tài chính toàn cầu.

my nhat ban cong tac giai quyet hau qua kinh te xung dot nga ukraine hinh 1

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen (phải) và Bộ trưởng Tài chính Nhật Shunichi Suzuki (trái) cộng tác để giải quyết việc tăng giá thực phẩm và năng lượng. Ảnh: AP.

Nỗ lực giải quyến vấn đề kinh tế

Được biết, hai bên cùng bày tỏ mong muốn hợp tác để giải quyết các vấn đề tiền tệ với tư cách là thành viên của diễn đàn của 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới, bao gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Canada (G7) và Nhóm 20 Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20).

“Chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ về thị trường hối đoái và hợp tác đưa ra giải phát về các vấn đề tiền tệ, phù hợp với các cam kết G7 và G20”, Bộ trưởng Tài chính của hai nước nêu trên cho biết trong một tuyên bố chung sau cuộc họp tại Tokyo, Nhật Batn.

Trong khi đó, hai nhà lãnh đạo cùng lên án “chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine” và cho biết họ sẽ làm việc cùng nhau để hỗ trợ Ukraine vượt qua những thách thức, “nỗi đau” kinh tế.

Tuyên bố chung cho biết cả hai bên cũng hoan nghênh các nỗ lực theo đuổi giới hạn giá đối với dầu của Nga "khi thích hợp" nhưng không bao gồm một thỏa thuận cụ thể cho một kế hoạch như vậy.

Được biết, Mỹ đã nêu ra ý kiến rằng Moscow không được thu lợi từ việc giá dầu cao với mục đích được cho là tài trợ cho chiến tranh trong bối cảnh cảnh báo giá dầu toàn cầu có thể tăng 40% (lên khoảng 140 USD/thùng).

Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ trước đó đã gợi ý rằng nên áp mức giá trần bao gồm chi phí sản xuất biên của Nga, có thể khuyến khích nước này tiếp tục xuất khẩu dầu trong khi nguồn thu nhập có thể được giảm bớt.

Nhật Bản, quốc gia nhập khẩu rất nhiều dầu mỏ, đã phải vật lộn với nguồn cung năng lượng hạn chế một phần do hậu quả của chiến tranh và giá trị đồng yên giảm so với USD Mỹ.

Hôm qua, ông Suzuki đã bày tỏ lo ngại về sự trượt dốc “không phanh” của đồng nội tệ, đồng thời nói rằng chính phủ nước này sẽ “theo dõi thị trường tiền tệ chặt chẽ hơn nữa trong khi bàn bạc kỹ càng với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản”.

Hy vọng xóa nợ cho các nước nghèo

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen và Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cũng kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia khác không phải là thành viên của Câu lạc bộ Paris (nhóm không chính thức của 22 quốc gia chủ nợ) hợp tác cùng xóa nợ cho các quốc gia có thu nhập thấp đang gặp muôn trùng khó khăn với thời thế hiện nay.

“Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực của G7 trong việc khám phá ra các cách để kiềm chế giá năng lượng tăng, bao gồm tính khả thi của giới hạn giá dầu khi thích hợp, đồng thời xem xét các cơ chế giảm thiểu để đảm bảo rằng các nước dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng nhất duy trì khả năng tiếp cận thị trường năng lượng”, hai nhà lãnh đạo cho biết trong tuyên bố. .

Trong khi đó, bà Yellen bày tỏ sự kính trọng đối với cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người bị bắn hại hôm thứ Sáu tuần qua, đồng thời bà còn ca ngợi những nỗ lực của ông trong việc hồi sinh nền kinh tế Nhật Bản và cải thiện địa vị của phụ nữ.

Dự kiến vào hôm nay 13/7, bà Yellen sẽ đến thăm Indonesia để gặp mặt ông Suzuki và các quan chức tài chính khác của G20 trong các cuộc họp từ ngày 15-16 tháng 7 trước khi có chuyến thăm đến Hàn Quốc.

Lê Na (Theo Al Jazeera)

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô