Mỹ tiết lộ kế hoạch 65 tỷ USD đối phó đại dịch tiếp theo

Chủ nhật, 05/09/2021 17:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chính quyền ông Biden hôm thứ Sáu (3/9) đã đưa ra một kế hoạch trị giá 65 tỷ đô la mà các quan chức Mỹ cho biết sẽ giúp quốc gia chống lại các mối đe dọa sinh học tiếp theo sau khi đại dịch Covid-19 lắng xuống.

my tiet lo ke hoach 65 ty usd doi pho dai dich tiep theo hinh 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Ông Eric Lander, cố vấn khoa học của Tổng thống Joe Biden và Giám đốc Văn phòng Khoa học và Công nghệ, cho biết đại dịch tiếp theo có thể sẽ "khác biệt đáng kể" so với Covid-19, và vì vậy chính phủ Mỹ phải chuẩn bị ngay từ bây giờ để đối phó với bất kỳ mối đe dọa virus nào trong tương lai.

Kế hoạch này được công bố trong một tài liệu dài 27 trang và kêu gọi đầu tư hàng tỷ đô la trong thập kỷ tới để cải thiện vắc xin và phương pháp điều trị cũng như cơ sở hạ tầng y tế công cộng, nâng cao khả năng giám sát thời gian thực của quốc gia và nâng cấp thiết bị bảo vệ cá nhân có thể được sử dụng để chống lại nhiều loại mầm bệnh.

Các quan chức cho biết, kế hoạch này được chia thành năm “trụ cột”, mỗi “trụ cột” đề cập đến các bộ phận khác nhau của hệ thống y tế công cộng. Kế hoạch cũng đề xuất ngân sách từ 15 tỷ đô la đến 20 tỷ đô la để bắt đầu các nỗ lực của chính quyền. Khoản tiền này sẽ được chuyển đến một văn phòng mới tại Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, nơi được Quốc hội giám sát chặt chẽ.

Ông Lander cho biết đại dịch Covid đang diễn ra đã phơi bày “những vấn đề cơ bản” đối với hệ thống y tế công cộng của Mỹ, bao gồm cả kinh phí không đủ và thiếu sự phối hợp giữa các chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương.

Mỹ hiện vẫn đang phải vật lộn với đợt bùng phát Covid tồi tệ nhất trên thế giới, với hơn 39 triệu ca bệnh và ít nhất 643.776 ca tử vong tính đến thứ Sáu (3/9), theo dữ liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp. Ông Lander nói, nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh vẫn đang phải sống chung với những ảnh hưởng lâu dài của căn bệnh này.

“Chúng tôi cần những khả năng ứng phó tốt hơn bởi vì có khả năng hợp lý là một đại dịch nghiêm trọng khác, có thể tồi tệ hơn Covid-19, sẽ sớm xảy ra, thậm chí có thể ngay trong thập kỷ tới", ông chia sẻ. 

Các quan chức Mỹ cho biết lời kêu gọi đầu tư 65 tỷ đô la của chính quyền là "khiêm tốn" khi đại dịch hiện nay đã khiến Mỹ thiệt hại 16 nghìn tỷ đô la. Họ nói rằng con số này cũng nhỏ hơn những gì quốc gia chi cho các chương trình khác, chẳng hạn như phòng thủ tên lửa và chống khủng bố.

“Nếu các đại dịch lớn tương tự như COVID-19, gây thiệt hại cho Mỹ khoảng 16 nghìn tỷ đô la, xảy ra với tần suất 20 năm một lần, thì tác động kinh tế hàng năm đối với Mỹ sẽ là 800 tỷ đô la mỗi năm. Ngay cả đối với những đại dịch nhẹ hơn một chút, chi phí hàng năm có thể sẽ vượt quá 500 tỷ đô la", các quan chức viết trong tài liệu.

Theo tài liệu, khoản đầu tư được đề xuất lớn nhất của chính quyền ông Biden là vào việc phát triển vắc xin. Mỹ sẽ chi tổng cộng 24,2 tỷ đô la để phát triển và thử nghiệm các loại vắc xin mới cho nhiều loại virus và cải tiến việc phân phối và sản xuất vắc xin.

Kế hoạch này cũng kêu gọi chi 11,8 tỷ đô la cho nghiên cứu phương pháp điều trị, điều sẽ cho phép các nhà khoa học và nhà sản xuất thuốc Mỹ phát triển thuốc kháng virus mới và các loại thuốc khác, đồng thời đảm bảo năng lực sản xuất quy mô lớn cho các phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng.

Khoảng 3,1 tỷ đô la đã được phân bổ để thúc đẩy sự phát triển của đồ bảo hộ thế hệ tiếp theo. Vào đỉnh điểm của đại dịch năm ngoái, các nhân viên y tế ở tuyến đầu đã phải vật lộn khi họ gặp phải tình trạng thiếu khẩu trang, đồ bảo hộ và găng tay.

Chính quyền ông Biden cho biết họ đang chuẩn bị bắt đầu phân phối rộng rãi các mũi tiêm nhắc lại kể từ ngày 20/9 trong khi chờ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cho phép, sau khi dữ liệu cho thấy khả năng bảo vệ của vắc xin chống lại Covid đang suy yếu.

Hôm thứ Sáu (3/9), ông Biden cho biết vào tuần tới, ông sẽ thảo luận về "các bước tiếp theo" để chống lại biến thể Delta.

Trung Kiên

Bình Luận

Tin khác

Thảm họa cầu Baltimore và số phận mong manh của người nhập cư ở Mỹ

Thảm họa cầu Baltimore và số phận mong manh của người nhập cư ở Mỹ

(CLO) Với hy vọng có cuộc sống tốt hơn, những người nhập cư đến Mỹ đảm nhận công việc lấp hố trên cầu Francis Scott Key vào lúc nửa đêm, và cuối cùng công việc đó khiến họ bỏ mạng ở bến cảng Baltimore.

Thế giới 24h
Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin bác bỏ khả năng Nga tiến hành một cuộc tấn công vào một thành viên NATO, song cảnh báo rằng bất kỳ căn cứ không quân nào của phương Tây có máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất dự kiến ​​triển khai ở Ukraine sẽ trở thành “mục tiêu hợp pháp” của Nga.

Thế giới 24h
Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

(CLO) Một máy bay chiến đấu Su-35 Flanker của Nga hôm 28/3 đã rơi xuống biển ngoài khơi cảng Sevastopol của Crimea và phát nổ.

Thế giới 24h
Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

(CLO) Hôm thứ Năm (28/3), Nga đã phủ quyết việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Thế giới 24h