Mỹ vật lộn với khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong gần 5 thập kỷ

Chủ nhật, 31/07/2022 06:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nước Mỹ đang trải qua cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất trong gần 5 thập kỷ, với giá cao và nguồn cung hạn chế.

Một cuộc khủng hoảng năng lượng đang lan tràn khắp nước Mỹ: khai thác dầu và khí đốt từ đá phiến sét - dẫn đến nguồn cung cấp trong nước rẻ hơn, trong khi năng lượng sạch do các trang trại năng lượng mặt trời và gió tạo ra trở nên hợp lý nhưng thời gian thực hiện lâu, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại.

Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, người lái xe phải trả ~5 USD/Gallon, trong khi đó, giá khí đốt tự nhiên được sử dụng để sưởi ấm nhà ở và văn phòng đạt mức cao nhất trong 14 năm.

my vat lon voi khung hoang nang luong toi te nhat trong gan 5 thap ky hinh 1

Một công nhân kiểm tra cánh quạt tại một trang trại gió ở Reading. Ảnh: WSJ.

Được biết, tình trạng thiếu hụt năng lượng hiện đang bùng phát khi kho dự trữ của Mỹ từ dầu thô đến các sản phẩm dầu mỏ đều giảm. Các đơn vị vận hành lưới điện đã cảnh báo tình trạng mất điện có kiểm soát để cân đối cung cầu trong những ngày nắng nóng nhất.

Hàng loạt các thỏa thuận tại nước này dự kiến sẽ chi khoảng 369 tỷ USD cho các chương trình khí hậu và năng lượng, bao gồm cả các khoản tín dụng thuế để mua xe chạy bằng điện và hydro. Đây chính là động lực đẩy nhanh việc xây dựng các trang trại năng lượng mặt trời và gió, cũng như các loại pin mặt trời quy mô lớn

Tuy nhiên, để tranh thủ xuất khẩu năng lượng kiếm thêm lợi thuận từ thị trường năng lượng, việc đóng cửa các nhà máy điện cũ gây ra nhiều khó khăn.

Mặc dù Tổng thống Biden đã yêu cầu tăng cường sản xuất trong thời gian ngắn, nhưng ông vẫn phản đối các khoản đầu tư dài hạn vào nhiên liệu hóa thạch sẽ khiến nước này khó đạt được các mục tiêu giảm carbon.

Khai thác dầu khí đá phiến bằng “fracking”

Công nghệ “fracking” - tiến trình theo đó công nhân bơm những dòng nước mạnh và các chất liệu khác vào cấu trúc đá để giải thoát trữ lượng dầu và dùng giàn khoan hút lên.

Cuộc khủng hoảng khai thác dầu bằng phương pháp thuỷ lực “fracking” là điều không tưởng trước năm 2020, khi các nhà đầu tư thi nhau đổ hàng trăm tỷ USD vào các cơ sở hóa dầu mới và các nhà máy điện khí tự nhiên để tận dụng nguồn năng lượng giá rẻ của Mỹ.

Sau công nghệ “fracking” đã biến Mỹ từ một nhà nhập khẩu ròng thành một nhà xuất khẩu ròng xăng dầu và khí đốt.

Hàng loạt các nhà đầu tư đã đổ về Mỹ, khiến nước này trở thành nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới, vượt qua cả Ả Rập Xê-út. Giá dầu của Mỹ giảm từ khoảng 78 USD/thùng xuống còn 58 USD từ năm 2010 - 2020, làm giảm giá xăng.

Một nhà sản xuất đá phiến ban đầu được hưởng lợi là Bonanza Creek Energy, thu hút hàng trăm triệu đô la từ các nhà đầu tư Phố Wall. Từ năm 2012 đến 2019, công ty đã tăng gần gấp đôi sản lượng dầu và khí đốt từ khoảng 12.000 thùng/ngày lên gần 24.000 thùng/ngày. Nhưng chiếc máy khoan Colorado đã đốt cháy quá nhiều tiền mặt đến nỗi buộc phải tuyên bố phá sản khiến cho Mỹ phải một lần nữa đau đầu lên kế hoạch chuyển sang khai thác năng lượng xanh.

Hạn chế của năng lượng xanh

Đã có lúc việc thay thế nhiều nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng tái tạo và pin quy mô lớn dự trữ năng lượng gió và năng lượng mặt trời để sử dụng là tương đối dễ dàng.

Trong nhiều thập kỷ qua, nguồn năng lượng tái tạo đã trở nên ít tốn kém, ưu việt hơn do cung cấp hiệu quả cũng như các khoản trợ cấp của chính phủ khiến năng lượng tái tạo trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, năng lượng tái tạo, bao gồm năng lượng thủy điện, vào năm 2020 đã trở thành nguồn thứ hai sau khí đốt tự nhiên như một nguồn sản xuất điện ở quốc gia này.

Nhưng khi nguồn cung cấp điện của Mỹ bị thắt chặt, các nhà phát triển đang vật lộn để xây dựng nhanh chóng các dự án năng lượng sạch để bù đắp cho việc đóng cửa các nhà máy điện nhiệt cũ hơn - một phần do những khó khăn trong chuỗi cung ứng.

Một lý do khác: Phải mất nhiều thời gian hơn để kết nối khả năng tiếp cận với lưới điện hiện có.

Một nhà phát triển năng lượng tái tạo, Recurrent Energy, đã đệ trình hơn 20 yêu cầu kết nối lưới điện này vào năm ngoái ở California, một tiểu bang cần nhiều năng lượng sạch hơn để thay thế một số nhà máy điện chạy bằng khí đốt cũng như một nhà máy hạt nhân dự kiến đóng cửa vào năm tới. Công ty đã mất bảy năm để được phê duyệt và xây dựng một dự án lưu trữ pin riêng biệt ở tiểu bang đó.

Trong thời gian đợi phê duyệt các dự án cũng có thể làm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt năng lượng, chẳng hạn như đường dây điện cao thế để vận chuyển điện giữa các vùng, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên và các trang trại gió ngoài khơi có khả năng tạo ra một lượng lớn năng lượng sạch.

Những nghiên cứu này đòi hỏi các nghiên cứu về đất đai và sinh thái mà nhiều bên liên quan cho là rất quan trọng để bảo vệ động vật hoang dã, các ngành công nghiệp lân cận và các lợi ích khác.

Một loạt các thách thức xảy đến: làm thế nào để thay thế các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than và khí có thể sản xuất điện theo yêu cầu bằng các trang trại năng lượng gió và mặt trời, nơi sản lượng thay đổi theo thời tiết và thời gian trong ngày.

Được biết, trong tuần trước, nước này đã thông qua kế hoạch xây dựng các đường dây điện cao áp để giúp cân bằng nguồn cung cấp, mặc dù các dự án này dự kiến sẽ hoàn thành cho đến năm 2030.

Sự chậm trễ của dự án - cùng với giá khí đốt cao hơn - cũng tạo ra những thách thức mới cho Mỹ. Khi nước này đang trả nhiều tiền hơn để sản xuất hoặc mua điện trong khi lập kế hoạch tăng chi tiêu lớn để nâng cấp cơ sở hạ tầng cũ kỹ và chuẩn bị cho nhu cầu năng lượng mới.

Trong khi đó, các hành động của chính phủ Mỹ cũng góp phần vào cuộc khủng hoảng hiện nay. Các quyết định của liên bang được đưa ra trong ba thập kỷ qua nhằm khuyến khích cạnh tranh, giảm chi phí cho người tiêu dùng, bán dầu và khí đốt cho người mua nước ngoài và khuyến khích phát triển nhiều nguồn tái tạo đang gây ra những hậu quả không lường trước được khi thị trường năng lượng đang hỗn loạn.

Lê Na (Theo WSJ)

Bình Luận

Tin khác

36 năm tô đậm dấu ấn vì 'Tam nông'

36 năm tô đậm dấu ấn vì "Tam nông"

(CLO) Dù bất kể chính sách, chương trình lớn nào của Đảng, Nhà nước, của Ngành, cần sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống ngân hàng, Agribank luôn là ngân hàng tiên phong chủ động triển khai và ghi dấu ấn đậm nét trong bức tranh kinh tế đất nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

(CLO) Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp