Năm 2022 là năm công tác chấn chỉnh xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí được tăng cường

Thứ bảy, 24/12/2022 20:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 24/12, tại TP HCM, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Công tác báo chí đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật

Phát biểu báo cáo tóm tắt và đề dẫn tại Hội nghị, ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, năm 2022, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường, khó dự báo với các yếu tố rủi ro ngày càng gia tăng, tác động lớn trên quy mô toàn cầu. Trong nước, năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, năm có ý nghĩa quan trọng tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.

nam 2022 la nam cong tac chan chinh xu ly vi pham trong hoat dong bao chi duoc tang cuong hinh 1

Ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu. Ảnh: Vietnamnet

Bài liên quan

Trong bối cảnh đó, bám sát sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tình hình thực tiễn đất nước, công tác báo chí đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật. Ông Trần Thanh Lâm đánh giá, báo chí đã thể hiện rõ nét vai trò dẫn dắt, chủ động, kịp thời, đạt hiệu quả trong tuyên truyền về những vấn đề, sự kiện quan trọng của đất nước góp phần tạo sự đồng thuận xã hội.

Cụ thể, báo chí đã đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII; các nghị quyết, kết luận, quy định của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương lần thứ 5 và 6; các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng trong cả nước; các kế hoạch, chương trình hành động của Chính phủ, Quốc hội…. 

Thông tin, tuyên truyền đậm nét, có chiều sâu những chỉ đạo, điều hành của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, thực thi pháp luật; của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19; đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thông tin, tuyên truyền về xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được tăng cường, có chiều sâu. Phân tích, nêu bật kết quả các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước được đẩy mạnh, tạo thành phong trào, là một điểm sáng trong năm 2022.

Công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch tiếp tục được duy trì với nhiều hình thức, nội dung thông tin phong phú, sắc nét. 

Các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý, cơ quan hội tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành và chủ động ban hành các văn bản nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, tạo điều kiện cho cơ quan báo chí hoạt động, phát triển, đồng thời có những quy định về xử lý nghiêm minh các sai phạm trong hoạt động báo chí: Sửa đổi Quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí; ban hành Kế hoạch về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay; ban hành Tiêu chí nhận diện “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí; chiến lược chuyển đổi số báo chí; ban hành Tiêu chí cơ quan báo chí văn hóa, cấp hội văn hóa và văn hóa của người làm báo Việt Nam…

Các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý, cơ quan hội tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành và chủ động ban hành các văn bản nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, tạo điều kiện cho cơ quan báo chí hoạt động, phát triển, đồng thời có những quy định về xử lý nghiêm minh các sai phạm trong hoạt động báo chí.

Công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh hoạt động báo chí tiếp tục được tiến hành một cách bài bản, quyết liệt, giữ kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động báo chí.

Năm 2022 đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 32 lượt cơ quan báo chí với tổng số tiền phạt hơn 1,873 tỷ đồng, tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn 03 tháng đối với 02 cơ quan báo chí, thu hồi thẻ nhà báo đối với 01 tổng biên tập báo.

Ngoài ra, nhiều cơ quan báo chí đã đổi mới, tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại đưa thông tin lên các hạ tầng, nền tảng truyền thông khác nhau để tăng khả năng tiếp cận cho người dân; thực hiện chuyển đổi số báo chí.

nam 2022 la nam cong tac chan chinh xu ly vi pham trong hoat dong bao chi duoc tang cuong hinh 2

Các đại biểu xem phim thời sự và nghe thảo luận tại hội nghị. Ảnh: Quang Phong

Tỷ lệ giữa thông tin tích cực và thông tin về mặt trái chưa cân đối

Mặc dù đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của báo chí trong năm qua.

Theo đó, việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn thực hiện kéo dài, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội. Một số Sở Thông tin & Truyền thông chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm, e dè, né tránh trong xử lý vi phạm hoạt động báo chí trên địa bàn…

Bên cạnh đó, vai trò, trách nhiệm của nhiều cơ quan chủ quản đối với cơ quan báo chí còn hạn chế, mờ nhạt, đặc biệt đối với cơ quan chủ quản là các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp... Công tác đào tạo, quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ quan báo chí chưa được chú trọng thường xuyên.

Ngoài ra, tỷ lệ giữa thông tin tích cực và thông tin về mặt trái chưa cân đối ở một số cơ quan báo chí; tính định hướng, tính dẫn dắt của báo chí trong một số vụ việc, trường hợp cụ thể còn chậm, thiếu nhạy bén. Tình trạng "báo hóa” tạp chí, các biểu hiệu “tư nhân hóa” báo chí vẫn chưa được khắc phục triệt để…

Việc quản lý văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, cộng tác viên còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, vượt quá chức năng, nhiệm vụ được giao, gây phiền hà, nhũng nhiễu doanh nghiệp, chính quyền tại địa phương; có trường hợp vi phạm luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp.

Cần những giải pháp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số báo chí

Với những vấn đề còn hạn chế trên, ông Trần Thanh Lâm đã gợi mở thảo luận các giải pháp trong việc tuyên truyền các nghị quyết, kết luận, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước.

Thứ nhất, việc tuyên truyền các nghị quyết, kết luận, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, gương điển hình tiên tiến, được coi là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các cơ quan báo chí cần có những phương thức thông tin, tuyên truyền một cách phong phú, sinh động, để người đọc, người xem dễ tiếp cận, dễ tiếp thu, dễ hiểu, dễ làm theo là trách nhiệm của các cơ quan báo chí…

Thứ hai, chuyển đổi số báo chí là một xu hướng tất yếu, nhu cầu tự thân, không thể đảo ngược. “Chúng ta sẽ bị tụt hậu, đào thải nếu không có những quyết tâm thay đổi mạnh mẽ về phương thức làm báo hiện đại. Nhưng làm thế nào để chuyển đổi số báo chí thành công không phải là điều dễ dàng. Từ nhận thức đến hành động thực tiễn là cả một quá trình đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì, dám làm, dám chịu trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan báo chí. Tôi đề nghị quý vị, từ kinh nghiệm thực tiễn của cơ quan mình, đề xuất những giải pháp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số báo chí” - Ông Trần Thanh Lâm nhấn mạnh.

nam 2022 la nam cong tac chan chinh xu ly vi pham trong hoat dong bao chi duoc tang cuong hinh 3

Các đại biểu tham dự sự kiện. Ảnh: Vietnamnet

Thứ ba, liên kết trong hoạt động báo chí là một trong những giải pháp để tăng nguồn thu, huy động được các nguồn lực xã hội, tạo nên những sản phẩm báo chí thực sự chất lượng. Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động liên kết có những dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về báo chí. Không ít các cơ quan báo chí, do buông lỏng quản lý hoạt động liên kết, nên bị đối tác chi phối nội dung thông tin, lịch phát sóng; sản xuất và phát sóng, xuất bản nhiều sản phẩm báo chí thiếu tính định hướng, thiếu tính giáo dục và nhân văn. Đây là một biểu hiện của “tư nhân hóa báo chí”.

Trước vấn đề này, ông Trần Thanh Lâm đặt ra rằng, làm thế nào để xử lý mối quan hệ giữa thực hiện nhiệm vụ chính trị với đáp ứng nhu cầu độc giả? Làm thế nào để nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí, tăng nguồn thu đồng thời trên cơ sở đó quay lại đầu tư cho nội dung tuyên truyền nhiệm vụ chính trị là vấn đề khó, cần có giải pháp tháo gỡ...

Thứ tư, lâu nay công tác thông tin, tuyên truyền về văn hóa được các cơ quan báo chí quan tâm triển khai. Tuy nhiên, ông Lâm cho rằng, vẫn chưa có nhiều sản phẩm báo chí về văn hóa thật sự chất lượng và có chiều sâu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Tuyên truyền về văn hóa chưa thực sự tương xứng với tuyên truyền về kinh tế, chính trị, xã hội. Báo chí, truyền thông cần nhìn nhận đúng trách nhiệm của mình trong công tác thông tin, tuyên truyền về văn hóa để khắc phục hạn chế này. Chúng ta phải có giải pháp để thông tin, tuyên truyền hiệu quả…

Thứ năm, năm 2022 là năm mà công tác chấn chỉnh xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí được tăng cường, đạt được những tín hiệu tích cực bước đầu. Việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong việc xử lý sai phạm về hoạt động báo chí trên địa bàn đã được quy định rõ ràng. Tuy nhiên, việc áp dụng, thực thi quy định này ở các địa phương còn thiếu thống nhất. Có địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, có địa phương vẫn còn nể nang, e dè, thậm chí đùn đẩy việc xử lý sai phạm lên cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí ở Trung ương đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương.

Thứ sáu, Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 là chủ trương lớn, quan trọng, tác động mạnh mẽ đối với hoạt động báo chí. Về cơ bản, công tác sắp xếp quy hoạch đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1. Đánh giá kết quả sắp xếp; chỉ ra những vấn đề cần quan tâm, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sắp xếp giai đoạn 1 để có cơ sở triển khai hiệu quả việc thực hiện quy hoạch báo chí là việc làm rất cần thiết...

AV

Bình Luận

Tin khác

Đoàn cán bộ Báo Quân đội nhân dân tri ân các nhà báo lão thành

Đoàn cán bộ Báo Quân đội nhân dân tri ân các nhà báo lão thành

(CLO) Ngày 16/5, đoàn cán bộ Báo Quân đội nhân dân do Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ - Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Đại tá Nguyễn Khắc Tiếp và thắp hương tưởng nhớ cố nhà báo, Đại tá Phạm Phú Bằng. Đây là hoạt động tri ân các cựu chiến binh, nhà báo lão thành của Báo Quân đội nhân dân tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Nhà báo Đỗ Minh Thu: Có lẽ phải hàng nghìn chữ mới nói hết được cảm xúc của tôi…

Nhà báo Đỗ Minh Thu: Có lẽ phải hàng nghìn chữ mới nói hết được cảm xúc của tôi…

(NB&CL) “Đề cương loạt bài thì đã vạch ra rõ ràng, nhưng diễn giải ngần ấy câu chuyện, thông tin thì không đơn giản, lựa chọn từng câu chữ, mào đầu như thế nào, dẫn dắt như thế nào để độc giả bắt nhịp cảm xúc với mình, để rồi hòa vào cùng câu chuyện của các nhân chứng lịch sử, sống lại bầu không khí Điện Biên năm xưa. Tôi cứ trăn trở như vậy, nhiều lần viết lại xóa…”- Nhà báo Đỗ Minh Thu- Báo điện tử Vietnamplus, đã chia sẻ như vậy khi kể lại câu chuyện tác nghiệp loạt bài công phu trong sự kiện 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa qua.

Nghề báo
Tăng cường hợp tác tuyên truyền giữa Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam và tỉnh Thái Bình

Tăng cường hợp tác tuyên truyền giữa Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam và tỉnh Thái Bình

(CLO) Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình Nguyễn Tiến Thành mong muốn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tăng cường tuyên truyền các chủ trương, kết quả của Thái Bình trên tất cả các lĩnh vực, qua đó lan tỏa, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, nhất là tuyên truyền về gương tập thể, cá nhân tiêu biểu.

Nghề báo
Tổng biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh tiếp Đoàn công tác Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia

Tổng biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh tiếp Đoàn công tác Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia

(CLO) Chiều 15/5, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã tiếp Đoàn công tác Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia do ông Puy Kea, Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia làm Trưởng đoàn, tới thăm và làm việc tại Báo Nhân Dân.

Nghề báo
Giải pháp truyền thông để nâng cao nhận thức về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Giải pháp truyền thông để nâng cao nhận thức về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

(CLO) Ngày 15/5, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Học viện Chính trị Khu vực IV tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ”.

Nghề báo