(CLO) Thông tin từ Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình cho biết tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội (KTXH) tỉnh Ninh Bình năm 2023 diễn ra vào hôm nay (29/12).
Theo đó, năm 2023 là năm có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. UBND tỉnh Ninh Bình đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tập trung duy trì sản xuất, kinh doanh, nâng cao tăng trưởng kinh tế.
Do vậy, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh đã đạt kết quả tích cực và toàn diện, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra.
Cụ thể, tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn toàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 53.389,8 tỷ đồng, tăng 7,27% so với năm 2022. Trong đó, Giá trị tăng thêm khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) ước đạt 4.693,9 tỷ đồng, tăng 2,86%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; khu vực II (công nghiệp - xây dựng) ước đạt 18.969,3 tỷ đồng, tăng 2,95%, đóng góp 1,09 điểm phần trăm (riêng công nghiệp ước đạt 14.404,8 tỷ đồng, tăng 1,51%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm); khu vực III (dịch vụ) ước đạt 20.402,2 tỷ đồng, tăng 13,23%, đóng góp 4,79 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 9.324,4 tỷ đồng, tăng 6,38%, đóng góp 1,13 điểm phần trăm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Khu vực dịch vụ dần trở thành thế mạnh của tỉnh khi ngành Du lịch được quan tâm đầu tư phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Với những chủ trương, định hướng ưu tiên phát triển du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2023 tiếp tục khởi sắc và phát triển mạnh mẽ. Tổng số lượt khách đến các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt 6.598,3 nghìn lượt khách, tăng 77,7% so với năm 2022 và vượt 23,3% so với kế hoạch năm. Tổng số khách đến các cơ sở lưu trú ước đạt 1.368,8 nghìn lượt khách, tăng 58,1%, đạt 94,% kế hoạch năm; số ngày khách lưu trú ước đạt 1.881,7 nghìn khách, tăng 54,8%. Doanh thu du lịch ước thực hiện gần 6.516,3 tỷ đồng; vượt 26,5% so với kế hoạch năm.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh (chưa bao gồm hoàn thuế GTGT) năm 2023 ước thực hiện 16.431 tỷ đồng, đạt 73,4% dự toán HĐND tỉnh giao và giảm 32,3% so với năm 2022. Trong đó: Thu nội địa ước đạt 13.556 tỷ đồng (chiếm 82,5% tổng thu), đạt 75,1% dự toán năm; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 2.875 tỷ đồng (chiếm 17,5% tổng thu), đạt 66,4% dự toán.
Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2023 là 16.112,2 tỷ đồng, đạt 91% dự toán, giảm 0,8% so với năm 2022. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn toàn tỉnh năm 2023 ước đạt 32.155,8 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2022.
Năm 2023, thời tiết diễn biến thất thường đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, bên cạnh đó giá nguyên vật liệu đầu vào ở mức cao, giá sản phẩm chăn nuôi thấp. Tuy nhiên, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, đưa sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt những kết quả quan trọng.
Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2023 ước đạt 455,6 nghìn tấn, giảm 0,2% (- 0,7 nghìn tấn) so với năm 2022 và đạt 102,9% kế hoạch năm 2023. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2023 ước đạt 66,5 nghìn tấn, tăng 5,7% (+ 3,6 nghìn tấn) so với năm 2022 và đạt 111,4% kế hoạch năm.
Diện tích rừng trồng mới sơ bộ đạt 315ha, tăng 64,1% (+ 123 ha) so với năm 2022. Sản lượng thủy sản năm 2023 ước đạt 69,3 nghìn tấn, tăng 5,5% (+ 3,6 nghìn tấn).
Công tác xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tiếp tục đạt kết quả tích cực, toàn diện, vượt chỉ tiêu đề ra.
Trong khi đó, hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng. Hoạt động xuất khẩu vẫn duy trì được như mọi năm, riêng hoạt động nhập khẩu khó khăn hơn. Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa phục hồi tích cực, đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Trong năm 2023, toàn tỉnh Ninh Bình đã giải quyết việc làm cho 20,5 nghìn lao động; tổ chức đào tạo nghề cho 17,6 nghìn lao động; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 35,6 nghìn lao động; giải quyết cho 6,1 nghìn lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp; 9 nghìn lao động được vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm.
Công tác an sinh xã hội, giảm nghèo luôn được quan tâm thực hiện; chất lượng khám, chữa bệnh được cải thiện; chất lượng giáo dục được đảm bảo và nâng cao. Hoạt động văn hóa, thể thao phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững.
(CLO) Theo báo cáo công bố tuần này của Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải, Trung Quốc đang dần mất đi sức hấp dẫn như một điểm đến đầu tư cho các công ty phương Tây.
(CLO) Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) sẽ phân cấp nhiều hơn thẩm quyền cho UBND, những phân cấp này phù hợp với các chính sách pháp luật trong nước.
(CLO) Nga có thể áp đặt các hạn chế đối với nguồn cung một số nguyên liệu thô quan trọng về mặt chiến lược cho thị trường toàn cầu, theo tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin. Trong đó, xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân, kim loại và khoáng sản đều có thể bị ảnh hưởng.
(CLO) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh vừa thống nhất tờ trình về việc ký kết biên bản ghi nhớ phát triển dự án mới của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam tại khu công nghiệp Yên Phong.
(CLO) Khi xung đột Ukraine - Nga làm cạn kiệt lực lượng lao động, các doanh nghiệp đang cố gắng bù đắp tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng bằng cách tuyển thêm phụ nữ vào các vị trí vốn do nam giới đảm nhiệm, hơn nữa họ cũng tăng tuyển dụng thanh thiếu niên, sinh viên và người lao động lớn tuổi.