(CLO) Theo Báo cáo GII 2024, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với năm 2023, từ vị trí 57 lên 53; Đáng chú ý, năm 2024, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số về nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.
Tối ngày 26/9 (giờ Việt Nam), tại Geneva (Thụy Sĩ), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII) 2024.
Đầu ra đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với 2023
Theo Báo cáo GII 2024, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023. Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với năm 2023, từ vị trí 57 lên 53 (đầu vào đổi mới sáng tạo gồm 5 trụ cột: Thể chế, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Trình độ phát triển của thị trường, Trình độ phát triển của doanh nghiệp).
Đầu ra đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với 2023, từ vị trí 40 lên 36 (đầu ra đổi mới sáng tạo gồm 2 trụ cột: Sản phẩm tri thức và công nghệ, Sản phẩm sáng tạo).
Việt Nam duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp. Quốc gia thu nhập trung bình thấp xếp trên Việt Nam là Ấn Độ với thứ hạng 39.
Ngoài ra, có 5 quốc gia có thu nhập trung bình cao xếp trên Việt Nam là (Trung quốc xếp hạng 11, Malaysia xếp hạng 33, Thổ Nhĩ Kỳ xếp hạng 37 Bulgari xếp hạng 38 và Thái Lan xếp hạng 41), còn lại tất cả các quốc gia xếp trên Việt Nam đều là các quốc gia có nền công nghiệp phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4 (sau Singapore, Malaysia và Thái Lan).
Trong Báo cáo GII 2024 của WIPO, Việt Nam được WIPO ghi nhận là một trong 8 quốc gia thu nhập trung bình cải thiện thứ hạng nhiều nhất tính từ năm 2013 (gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Iran và Marocco). Việt Nam cũng là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 14 năm liên tiếp (gồm Ấn Độ, Moldova và Việt Nam).
Trong 14 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển, cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra đổi mới sáng tạo.
Điểm số các trụ cột của Việt Nam cao hơn các quốc gia ở nhóm thu nhập trung bình thấp và thậm chí còn cao hơn nhóm thu nhập trung bình cao, ngoại trừ trụ cột 2 về Nguồn nhân lực và nghiên cứu.
Đáng chú ý, năm 2024, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số về nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo. Có 3 chỉ số thuộc nhóm 10 quốc gia dẫn đầu thế giới là: Tốc độ tăng năng suất lao động (xếp hạng 3); số lượng ứng dụng điện thoại thông minh được tạo ra (xếp hạng 7) và phần chi nghiên cứu và phát triển do doanh nghiệp trang trải/tổng chi nghiên cứu và phát triển (xếp hạng 9).
Đổi mới sáng tạo phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, đề cao chủ nghĩa đa phương, kêu gọi sự hợp tác quốc tế
Phát biểu ghi hình tại sự kiện công bố Báo cáo GII 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của các nước trong quá trình phát triển nhanh, bền vững và không để ai bị bỏ lại phía sau.
Trong quá trình đổi mới sáng tạo, Việt Nam xác định quan điểm lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, người dân phải thực sự được hưởng thụ thành quả của đổi mới sáng tạo.
Theo Thủ tướng, đổi mới sáng tạo tác động đến toàn dân, toàn diện và toàn cầu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy chúng ta phải có cách tiếp cận toàn cầu, cách tiếp cận toàn dân, đề cao chủ nghĩa đa phương, kêu gọi sự hợp tác quốc tế trong quá trình thúc đẩy tiến trình đổi mới sáng tạo.
"Việt Nam xác định giáo dục đào tạo, KH&CN là quốc sách hàng đầu trong đó lấy đổi mới sáng tạo, vừa là động lực, vừa là nguồn lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển và góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần thúc đẩy để xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ngày càng được hạnh phúc và ấm no. Chúng tôi rất cảm ơn, trân trọng và đánh giá cao sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, trong đó có WIPO cũng như các nhà khoa học, các chuyên gia đến hợp tác giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển đất nước nhanh và bền vững", Thủ tướng nói.
Chỉ số GII là một bộ công cụ đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia có uy tín trên thế giới, phản ánh mô hình phát triển kinh tế-xã hội dựa trên KHCN và đổi mới sáng tạo của các quốc gia. Qua đó, các quốc gia thấy được bức tranh tổng thể cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Vì lý do này mà GII hiện được chính phủ nhiều quốc gia sử dụng như một công cụ tham chiếu quan trọng cho quản lý nhà nước về KHCN và đổi mới sáng tạo, cũng như để xây dựng các chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Columbia, Brazil…).
Thời gian qua, Chính phủ đã sử dụng bộ chỉ số này như một trong các công cụ quản lí điều hành quan trọng và đã phân công các bộ, cơ quan, địa phương cùng có trách nhiệm cải thiện chỉ số. Trong đó, Bộ KH&CN được giao nhiệm vụ là đầu mối theo dõi, điều phối chung. Từ năm 2017 đến nay, chỉ số GII của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên 44 năm 2024.
(CLO) Ngày 11/11, Văn phòng UBND TP HCM cho biết UBND TP HCM vừa ban hành Quyết định về thành lập Tổ công tác và Tổ giúp việc .Tổ công tác giải quyết các vướng mắc trong việc rà soát, báo cáo nguồn vốn hình thành quỹ nhà ở, đất ở thuộc sở hữu Nhà nước phục vụ tái định cư.
(CLO) Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát kỹ các phương án, tập trung, khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang trí tổng thể phục vụ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, sớm có chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi vay, hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng ổn định sản xuất, kinh doanh sau bão, lũ, sạt lở đất.
(CLO) Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, trước những vấn đề tiếp quản thuốc, vaccine thì ngành y tế cũng nên tạo điều kiện cho các đơn vị được tự chủ trong việc cung ứng thuốc cho bệnh nhân; Tạo điều kiện cho bệnh viện nhập vaccine cho người dân, đáp ứng nguồn thuốc. Tất nhiên, Bộ Y tế vẫn đứng ra để quản lý chất lượng.
(CLO) Chính sách kinh tế "theo ý thích" của ônh Donald Trump đang khiến thị trường biến động mạnh, khi nhà đầu tư tập trung vào các ngành hưởng lợi từ thuế, dầu mỏ và tiền điện tử.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận nghiêm túc thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ứng trực 24/24 giờ.
(CLO) Chiều 11/11/2024, tại Hà Nội, Ban tổ chức cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội năm 2024 đã chính thức công bố sự trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 12/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù rải rác, ngày nắng. Trung Trung Bộ có mưa, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 11/11, BCH Công đoàn Báo Tuyên Quang phối hợp với Chi hội Nhà báo Báo Tuyên Quang, Chi đoàn Báo Tuyên Quang tổ chức Lễ Phát động thi đua đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số báo đầu tiên (3/2/1965 – 3/2/2025), 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).
(CLO) Trong tháng 10/2024, Sở TT&TT Hà Nội đã tiến hành xử phạt 5 tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 57,5 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu xoay quanh việc không tuân thủ các quy định về thương mại và truyền thông, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh của thành phố.
(CLO) Ngày 11/11, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng tổ chức Lễ phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54.
(CLO) Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 – 2025, với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối của 100% đại biểu có mặt.
(CLO) Năm học 2024-2025, tỉnh Lào Cai quyết định không thu học phí đối với trẻ em học mầm non, học sinh phổ thông công lập và học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh này.
(CLO) Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát kỹ các phương án, tập trung, khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang trí tổng thể phục vụ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, sớm có chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi vay, hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng ổn định sản xuất, kinh doanh sau bão, lũ, sạt lở đất.
(CLO) Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, trước những vấn đề tiếp quản thuốc, vaccine thì ngành y tế cũng nên tạo điều kiện cho các đơn vị được tự chủ trong việc cung ứng thuốc cho bệnh nhân; Tạo điều kiện cho bệnh viện nhập vaccine cho người dân, đáp ứng nguồn thuốc. Tất nhiên, Bộ Y tế vẫn đứng ra để quản lý chất lượng.
(CLO) Chiều 11/11, giải trình làm rõ các vấn đề được Đại biểu Quốc hội nêu tại phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công Thương thống nhất với Bộ Y tế rằng, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là loại có hại cho sức khoẻ, phải cấm.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang tăng nhanh và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đặc biệt là đối với giới trẻ.
(CLO) Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 – 2025, với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối của 100% đại biểu có mặt.
(CLO) Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh: “Chúng ta là nước không sản xuất vàng, việc can thiệp hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu vàng của quốc tế, cho nên diễn biến sẽ khó lường. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát những diễn biến này, đưa ra các chính sách để ổn định thị trường vàng”.
(CLO) Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho biết, Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng nhưng không mua lại từ thị trường, khiến người dân phải bán vàng ở “thị trường đen”. Đại biểu đề nghị ngân hàng xem xét mua lại vàng miếng từ người dân để tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi cần bán vàng.
(CLO) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước khi Ngân hàng Nhà nước tổ chức can thiệp vàng, Ngân hàng đã họp, mời đại diện của các cơ quan, đặc biệt là Bộ Công an để hỗ trợ, theo dõi quá trình triển khai để tránh các hành vi trục lợi, gian lận trong quá trình can thiệp.
(CLO) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, các tổ chức tín dụng cấp tín dụng vào lĩnh vực nào và tỉ lệ là bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của tổ chức tín dụng trên cơ sở nguồn vốn được huy động. Trong đó, đối với lĩnh vực bất động động sản, bà Hồng khẳng định: Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm cho vay bất động sản.