Nắng nóng kỷ lục toàn cầu: Giải pháp tạm thời và sứ mệnh lâu dài

Chủ nhật, 17/07/2022 06:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nắng nóng khắc nghiệt đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, từ Trung Quốc cho đến lục địa vốn mát mẻ châu Âu. Sau lũ lụt, mất mùa và rồi hạn hạn, những cái nóng thiêu đốt hiện tại cho thấy nhân loại không chỉ cần những giải pháp tạm thời cho hôm nay, mà cả cho tương lai.

Không còn nơi nào an toàn

Lũ lụt và nhiệt độ cực cao đã khiến nhiều người thiệt mạng ở miền đông Trung Quốc, nơi nhiệt độ cao kỷ lục trên 42 độ C đã được ghi nhận trong mùa hè này. Trong khi đó, hàng nghìn lính cứu hỏa trên khắp Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng đang phải chiến đấu với các đám cháy rừng trong điều kiện thời tiết lên trên 45 độ C. Thậm chí, đã có những chiếc máy bay chữa cháy bị rơi và gây thiệt hại về người ở Bồ Đào Nha.

nang nong ky luc toan cau giai phap tam thoi va su menh lau dai hinh 1

Nắng nóng đã hoành hành trên khắp các lục địa trong mùa hè này, từ châu Á, châu Phi cho đến châu Âu. Ảnh minh họa: Reuters

nang nong ky luc toan cau giai phap tam thoi va su menh lau dai hinh 2

Nhiệt độ được đo ở mức 44 độ C tại Tây Ban Nha vào lúc 18h21 ngày 13/7/2022. Ảnh: GI

nang nong ky luc toan cau giai phap tam thoi va su menh lau dai hinh 3

Người dân Ấn Độ tranh nhau các xô nước trong điều kiện thời tiết nắng nóng khắc nghiệt. Ảnh: AP

Tất nhiên, nắng nóng không chỉ mới đến trong mùa hè này. Ngay đầu mùa xuân năm nay, Ấn Độ đã phải chịu những đợt nắng nóng khủng khiếp. Nó chỉ là một trong hàng chục đợt nắng nóng đã bao trùm hầu hết các khu vực ở quốc gia này. Nhiệt độ lên tới 40 độ C khiến hàng triệu người có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nắng nóng, cây trồng tàn lụi, gia tăng khủng hoảng điện năng và cũng như ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường, gồm cả việc trẻ nhỏ đến trường.

Hiển nhiên, Ấn Độ không đơn độc. Nước láng giềng Pakistan cũng đang phải chống chọi với nhiệt độ nóng như thiêu như đốt ngay trước khi mùa hè chưa bắt đầu. Trong khi đó, hồi đầu năm nay, Nam Mỹ đã tuyên bố họ đã trở thành nơi nóng nhất hành tinh, trước khi miền tây nước Úc tuyên bố giành danh hiệu không ai muốn này.

Có thể nói, giờ câu hỏi trước mắt được đặt ra không phải là chúng ta phải làm gì để ngăn nắng nóng - đây là vấn đề vĩ mô cần sự hợp tác ở quy mô toàn cầu trong hàng thập kỷ, mà là các quốc gia phải làm gì để sống được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hiện tại?

Với nhiều người, câu trả lời khá đơn giản: Hãy bật mạnh điều hòa và chấp nhận trả thêm tiền điện, cũng như cố gắng làm việc trong nhà. Tuy nhiên, những lựa chọn này chỉ dành cho một số ít. Thực tế, chúng đang hoàn toàn nằm ngoài tầm với của phần lớn người dân trên toàn cầu.

Tamma Carleton, trợ lý giáo sư kinh tế tại Trường Quản lý và Khoa học Môi trường Bren (Mỹ) cho biết: “Câu chuyện về biến đổi khí hậu là một trong những sự bất bình đẳng khủng khiếp nhất mà chúng ta đang phải chứng kiến. Nó gây tác động nặng nề nhất cho những khu vực nghèo nhất và nóng nhất trên thế giới, dù họ chính là những người ít phải chịu trách nhiệm nhất”.

Tiền bạc có giúp một quốc gia hoặc một thành phố bảo vệ người dân của mình trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt, như tình trạng nắng nóng hiện tại. Tuy nhiên, các quốc gia nghèo, như tại châu Phi hay rất nhiều các nước đang rơi vào khủng hoảng kinh tế và năng lượng, mà trường hợp của Sri Lanka mới đây là một ví dụ điển hình, thì rõ ràng người dân của họ gần như đang không được bảo vệ. Những người nghèo đang ngày càng nghèo hơn, những vùng đất khô cằn đang càng khô căn hơn.

Tuy nhiên, sự bảo vệ ở các quốc gia, thành phố hay cụ thể hơn nữa là một gia đình sung túc cũng chỉ ở mức cơ bản; chỉ giúp họ tránh khỏi nguy cơ về sức khỏe. Thực tế, họ vẫn phải chịu nhiều thiệt hại khi thời tiết trở nên cực đoan hơn. Người dân ở các quốc gia Tây Âu hẳn đang cảm nhận được điều này hơn bao giờ hết.

Cái nóng đã luôn ở mức trên dưới 40 độ C ở khắp khu vực này trong nhiều tuần qua, từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Ý cho đến Pháp. Ngoài cháy rừng, các con sông băng cũng đang tan chảy, từng gây ra sự cố chết người ở Ý hồi đầu tháng này. Ít nhất, các hoạt động du lịch trong kỳ nghỉ hè của những người dân giàu có ở châu Âu đã bị hạn chế rất nhiều.

Như vậy, không chỉ các quốc gia ở châu Phi, Nam Á hay Trung Đông, mà đến lúc này người dân châu Âu cũng đang phải khốn khổ với cái nóng mỗi khi mùa hè đến gần. Thậm chí, sự bất thường của thời tiết sẽ gây ra những thiên tai khó có thể báo trước ở các khu vực này.

Ngoài vụ sụt lở sông băng ở Ý khiến ít nhất 6 người leo núi thiệt mạng và hàng chục người mất tích kể trên, một thảm họa bất ngờ khác cũng đã xảy ra ở phía tây Thái Bình Dương của nước Mỹ - một khu vực giàu có nổi tiếng với khí hậu ôn hòa. Cái nóng bấp ngờ ập đến nơi này hồi năm ngoái đã khiến hơn 100 người thiệt mạng. Như vậy, ngay cả những khu vực có khí hậu “ôn hòa” nhất trên trái đất cũng không còn an toàn, không thể đứng ngoài cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Những giải pháp tạm thời và sứ mệnh lâu dài

Dù thế nào, các nước nghèo và đang phát triển vẫn sẽ là những nơi chịu nhiều thiệt hại nhất bởi biến đổi khí hậu. Ahmedabad, một thành phố ở miền tây Ấn Độ, đã từng chứng kiến tới hơn 1344 người thiệt mạng khi nhiệt kế chạm mức 47 độ C vào năm 2010.

Bởi vậy, trước khi tính tới các giải pháp lâu dài và vĩ mô để ngăn trái đất nóng lên, thì công việc trước mắt của những người có trách nhiệm là tìm ra giải pháp tạm thời để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người dân của mình, đặc biệt những người trong nhóm có nguy cơ cao.

nang nong ky luc toan cau giai phap tam thoi va su menh lau dai hinh 4

Mọi quốc gia cần phải cùng hành động để ngăn trái đất ấm lên. Ảnh minh họa: GI

Ví như sau vụ việc hồi năm 2010, thành phố Ahmedabad kể trên đã sớm có kế hoạch hành động trước mỗi đợt nắng nóng, bao gồm một hệ thống cảnh báo sớm, tiếp cận những nhóm dân cư dễ bị tổn thương và huấn luyện cho nhân viên y tế kiến thức về các bệnh do nắng nóng gây ra.

Họ cũng tổ chức các trung tâm làm mát trong các tòa nhà như đền thờ và trung tâm thương mại, cũng như giảm thời gian làm việc cho những người lao động ngoài trời. Mô hình này đang dần được lan rộng ở Ấn Độ, hiện đã xuất hiện ở 23 trong tổng số 28 bang của quốc gia này.

Các ý tưởng bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao trong điều kiện nắng nóng đang bắt đầu chớm nở và dần lan rộng trên thế giới. Thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã giới thiệu các loại vỉa hè mát mẻ, hoạt động với lớp phủ cản nhiệt, để bảo vệ những người lao động phải làm việc ngoài trời. Hay thành phố Medellin của Colombia đã trồng "hành lang xanh", những lối đi bằng các thảm thực vật để mang lại nhiều bóng mát hơn trong không gian công cộng. Trong khi đó, thành phố Toronto của Canada đã tài trợ cho người dân lắp đặt các loại mái nhà chống nóng.

Một số thành phố đã thiết lập các đội ngũ nhân viên có nhiệm vụ ứng phó với nhiệt độ tăng. Eugenia Kargbo là một trong những nhân viên nhiệt đầu tiên của châu Phi ở Freetown, Sierra Leone. Công việc hàng ngày của cô là cung cấp các tấm che phủ phản nhiệt để bảo vệ những phụ nữ bán hàng ở ngoài trời.

Ngoài ra, chương trình có tên EcoAfrica này cũng đã giới thiệu những công việc trồng cây xanh mang tính bền vững và trực tiếp giúp người dân có thêm thu nhập. "Đây là tương lai mà tôi hình dung cho các con tôi và tất cả trẻ em ở Freetown: Một môi trường an toàn trước nguy cơ nắng nóng khắc nghiệt", cô cho biết.

Tất nhiên, những biện pháp nói trên không ngăn chặn được cái nóng, chúng chỉ giúp người dân được bảo vệ tạm thời trước cái nóng. Ngay cả khi một số khu vực tìm cách giảm bớt một số tác động của các đợt nắng nóng, thì nhiều nhà khoa học vẫn nhấn mạnh rằng các chính phủ không nên quên nguyên nhân sâu xa của nhiệt độ tăng cao.

Đó chính là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu do trái đất ấm lên. Cho đến nay, giải pháp có thể nói duy nhất là các nước phát thải cao ngừng phát thải và ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch, nhằm đạt được sự trung hòa về khí thải nhà kính muộn nhất là trước năm 2050 như mục tiêu mà Liên Hợp Quốc đề ra.

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế