Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam - thế giới lần thứ 5:

Nâng tầm thương hiệu tơ lụa, thổ cẩm Đất Việt

Thứ ba, 06/08/2019 17:25 PM - 0 Trả lời

CLO) Diễn ra từ ngày 7 - 9/8, tại Làng lụa Hội An, Quảng Nam, Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam - thế giới lần thứ 5, năm 2019 là sự kiện có ý nghĩa thiết thực, góp phần giới thiệu, tôn vinh, quảng bá nghề ươm tơ dệt lụa, thổ cẩm truyền thống của Việt Nam.

Vải lụa tơ tằm Việt Nam nổi tiếng mềm mịn và mượt mà. Ảnh: Báo quangnam

Vải lụa tơ tằm Việt Nam nổi tiếng mềm mịn và mượt mà. Ảnh: Báo quangnam

Vải lụa tơ tằm Việt Nam nổi tiếng mềm mịn và mượt mà, tương truyền có từ thời đại các vua Hùng, còn dệt thổ cẩm gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số trên khắp cả nước.

Từ những gia đình đơn lẻ làm lụa tơ tằm dần dần dẫn đến có những làng nghề trồng dâu nuôi tằm, chuyên sản xuất lụa phục vụ nhu cầu của vua chúa, quan lại thời phong kiến, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, ở Việt Nam vẫn còn một số làng lụa đang hoạt động và phát triển như Vạn Phúc - Hà Nội, Nha Xá - Hà Nam, Mã Châu - Quảng Nam, Tân Châu - An Giang, Bảo Lộc - Lâm Đồng…

Lụa tơ tằm được đông đảo người Việt Nam yêu thích sử dụng bởi chất vải mềm mịn, mượt mà và hoàn toàn tự nhiên. Lụa Vạn Phúc được vua chúa thời phong kiến Việt Nam ưa thích vì màu sắc tươi sáng, hoa văn đặc sắc. Ngay từ thời Pháp thuộc, lụa Vạn Phúc đã có mặt ở châu Âu. Ngày nay, lụa Vạn Phúc được dùng để may đủ các loại trang phục khác nhau, kể cả đồ hiện đại được giới trẻ ưa chuộng.

Lụa Tân Châu tỉnh An Giang khi dệt xong được nhuộm màu bằng trái mặc nưa, làm cho lụa Tân Châu đen tuyền, óng ả. Lụa Tân Châu có sự mềm mại, dai, bền và hút ẩm cao. Hiện nay, người làng lụa Tân Châu không ngừng học hỏi, đổi mới công nghệ và ý tưởng mới, tạo ra nhiều mẫu mã mới, đẹp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng…

Kéo tơ tằm dệt lụa tại Làng lụa Vạn Phúc, Hà Nội. Ảnh: Báo vanhoa

Kéo tơ tằm dệt lụa tại Làng lụa Vạn Phúc, Hà Nội. Ảnh: Báo vanhoa

Với mong muốn được trở thành “hạt nhân” phục hưng nghề ươm tơ dệt lụa, Làng lụa Hội An đang cùng với các làng nghề trên cả nước nâng tầm thương hiệu tơ lụa đất Việt. Khách đến Làng lụa Hội An sẽ thêm dịp tiếp nhận, trải nghiệm, khám phá nghề ươm tơ dệt lụa một cách bài bản nhất với nhiều công đoạn truyền thống. Nơi đây còn có phòng trưng bày bộ sưu tập 100 bộ trang phục áo dài lụa Việt cổ truyền. Với những gì đang có cộng với nền tảng đã gầy dựng qua 4 mùa festival, làng lụa ở đây được kỳ vọng sẽ trở thành hạt nhân của trung tâm sản xuất tơ lụa của Việt Nam.

Còn dệt thổ cẩm thường gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam khắp các vùng miền của đất nước.

Đồng bào các dân tộc dệt thổ cẩm chủ yếu dùng trong đời sống hằng ngày như may trang phục váy, áo cho phụ nữ; khố, áo cho đàn ông; khăn đội đầu, tấm đắp, tấm địu con, túi đựng đồ dùng…

Chất liệu cũng như hoa văn độc đáo của dệt thổ cẩm các vùng miền đã được nhiều nhà thiết kế thời trang ứng dụng vào các bộ sưu tập thời trang trình diễn trong nước và quốc tế. Ảnh: BTC

Chất liệu cũng như hoa văn độc đáo của dệt thổ cẩm các vùng miền đã được nhiều nhà thiết kế thời trang ứng dụng vào các bộ sưu tập thời trang trình diễn trong nước và quốc tế. Ảnh: BTC

Các sản phẩm thổ cẩm đã thể hiện sự khéo léo, sự sáng tạo, thẩm mỹ của người dệt cùng với nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc thể hiện trên hoa văn, kỹ thuật dệt được đồng bào lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Đến nay, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của nhiều đồng bào dân tộc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Đó là nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Hrê, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi; dệt Dèng - một loại thổ cẩm truyền thống lâu đời của dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế); Nghề dệt thổ cẩm và Vũ điệu Tâng Tung Ya Yă của đồng bào Cơ Tu tỉnh Quảng Nam…

Chất liệu cũng như hoa văn độc đáo của dệt thổ cẩm các vùng miền đã được nhiều nhà thiết kế thời trang ứng dụng vào các bộ sưu tập thời trang trình diễn trong nước và quốc tế.

Tiên phong và mạnh mẽ nhất trong sử dụng chất liệu thổ cẩm phải kể đến nhà thiết kế Minh Hạnh.

Vừa qua, Minh Hạnh đã mang 70 bộ trang phục thổ cẩm, 35 bộ áo dài tới trình diễn một buổi duy nhất trong chương trình "Sắc màu Việt Nam" tại Bảo tàng Quốc gia nghệ thuật các dân tộc phương Đông của Liên bang Nga nhân Quốc khánh Nga…

Các nghệ nhân dệt Dèng- một loại thổ cẩm truyền thống của đồng bào Tà - Ôi (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) trình diễn nghề . Ảnh: Báo vanhoa

Các nghệ nhân dệt Dèng- một loại thổ cẩm truyền thống của đồng bào Tà - Ôi (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) trình diễn nghề . Ảnh: Báo vanhoa

Trong Tuần lễ thời trang Thu đông 2019 vừa qua, nhiều nhà thiết kế đã mang lụa Việt Nam, thổ cẩm miền Trung vào trang phục kết hợp với in, thêu 3D trên lụa hay các phương pháp wash (giặt mài) hóa chất, đá... để làm mới các chất liệu này.

Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam - thế giới dự kiến có sự tham dự của 8 quốc gia và đại diện 5 thành phố cùng hàng chục đơn vị sản xuất, làng nghề tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam.

Đặc biệt, Festival năm nay sẽ thu hút sự tham gia nhiệt tình của những làng nghề trong cả nước như Vạn Phúc, Nha Xá, Mã Châu, Mỹ Đức, Nam Cao, Tân Châu, Chăm Ninh Thuận với sự có mặt của gần 80 nghệ nhân đến từ miền núi cao phía Bắc như thổ cẩm Hà Giang, nghệ nhân Khơme ở biên giới Tây Nam tỉnh An Giang, nghệ nhân Cơtu của vùng núi miền Trung Quảng Nam và Đà Nẵng.

Bên cạnh đó là các đối tác làng nghề truyền thống sẽ mang máy móc và sản phẩm về Làng lụa Hội An để trình diễn kỹ thuật dệt và nhuộm truyền thống cho công chúng thưởng lãm.\

Vì thế, Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam - thế giới lần thứ 5 chính là cơ hội lớn để tôn vinh văn hóa nghề ươm tơ lụa, thổ cẩm truyền thống của Việt Nam tại Hội An…; góp phần khôi phục, phát triển nghề truyền thống dâu, tằm, tơ lụa và thổ cẩm Việt Nam, phục hồi và bảo tồn lịch sử phát triển thương cảng Hội An nằm trên “Con đường Tơ lụa trên biển”; kết nối giao thương các trung tâm sản xuất tơ lụa khác để phát huy thế mạnh chung của ngành tơ lụa Việt Nam.

Ảnh: BTC

Ảnh: BTC

Đặc biệt, Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm năm nay còn có mục tiêu chào đón những nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước hội ngộ, thảo luận các dự án mới cho ngành sản xuất tơ lụa tại Việt Nam và Quảng Nam nói riêng; từng bước đưa các đơn vị sản xuất tơ lụa đến với các tổ chức và thị trường quốc tế, nâng tầm thương hiệu tơ lụa Đất Việt.

PV

Tin khác

Chuẩn bị cẩn trọng, chu đáo lễ kỷ niệm 10 năm Tràng An là Di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới

Chuẩn bị cẩn trọng, chu đáo lễ kỷ niệm 10 năm Tràng An là Di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới

(CLO) Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc nhấn mạnh, lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới là sự kiện quan trọng, mang tầm quốc gia, quốc tế, nên cần phải chuẩn bị cẩn trọng, chu đáo, tỉ mỉ.

Đời sống văn hóa
Nhã Nam tạm ngừng công tác Tổng Giám đốc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Nhã Nam tạm ngừng công tác Tổng Giám đốc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

(CLO) Công ty sách Nhã Nam quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác của Tổng Giám đốc Nguyễn Nhật Anh sau cáo buộc "quấy rối nhân viên nữ".

Đời sống văn hóa
Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Sáng 19/4 (tức ngày 11 tháng 3 năm Giáp Thìn), tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, đại diện già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín, đồng bào các dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đời sống văn hóa
12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

(CLO) Hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách với nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức công bố di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.

Đời sống văn hóa