NASA dùng tàu vũ trụ đâm vào một tiểu hành tinh trong sứ mệnh bảo vệ trái đất

Thứ tư, 24/11/2021 14:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một tàu vũ trụ sẽ được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng ra ngoài không gian để làm chệch hướng một tiểu hành tinh có nguy cơ đâm vào trái đất. Đây từng chỉ là câu chuyện trong các bộ phim viễn tưởng về vũ trụ, nhưng giờ trở thành một nhiệm vụ trong việc bảo vệ trái đất.

Tàu vũ trụ DART, hay Sứ mệnh Chuyển hướng Tiểu hành tinh đôi, sẽ cất cánh lúc 10h20 giờ địa phương vào ngày 23/11 tới đây với một tên lửa SpaceX Falcon 9 được phóng từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở California, Mỹ. Sự kiện này sẽ được tường thuật trực tiếp trên NASA TV, cũng như trang web của cơ quan này.

nasa dung tau vu tru dam vao mot tieu hanh tinh trong su menh bao ve trai dat hinh 1

Minh họa của NASA khi tàu vũ trụ DART đâm vào “mặt trăng” của tiểu hành tinh Didymos

Dẫu vậy, chỉ đến vào tháng 9/2022, sứ mệnh này mới có thể biết sẽ thành công hay không, khi tàu vũ trụ DART đến được đích của nó là một tiểu hành tinh gần trái đất.

Cụ thể, mục tiêu là Dimorphos - một mặt trăng nhỏ quay quanh tiểu hành tinh Didymos. Theo các chuyên gia, đây chính sẽ là sự thử nghiệm toàn diện đầu tiên của công nghệ bảo vệ trái đất trước các vụ va chạm trong không gian. Đây cũng là lần đầu tiên con người thực hiện một nỗ lực thay đổi động lực học của một thiên thể trong vũ trụ.

Các vật thể gần trái đất như các tiểu hành tinh và sao chổi đều có nguy cơ đâm vào trái đất. Phát hiện mối đe dọa từ các vật thể có khả năng gây hại nghiêm trọng cho trái đất thực ra là nhiệm vụ chính của NASA và nhiều tổ chức không gian khác trên thế giới.

Trong tiếng Hy Lạp, Didymos có nghĩa là “song sinh”, là một từ ngữ chỉ về các tiểu hành tinh có chiều ngang gần 1km và gắn liền với tiểu hành tinh nhỏ hơn nữa, hoặc có thể gọi là mặt trăng của nó.

Đây là thời điểm hoàn hảo để sứ mệnh DART diễn ra. Didymos và Dimorphos sẽ đến tương đối gần trái đất, với cự ly 11 triệu km vào tháng 9/2022. Tàu vũ trụ sẽ di chuyển với tốc độ khoảng 24.140 km/h kể từ khi được phóng lên, để làm sao kịp đâm vào Dimorphos ở thời điểm đó.

nasa dung tau vu tru dam vao mot tieu hanh tinh trong su menh bao ve trai dat hinh 2

Các hệ tiểu hành tinh trong không gian là mối nguy rất lớn với trái đất - Ảnh: NASA

Một camera trên tàu vũ trụ, được gọi là DRACO, và phần mềm điều hướng tự động sẽ giúp tàu vũ trụ phát hiện và va chạm với Dimorphos. Mục đích của nhiệm vụ là thay đổi chuyển động của tiểu hành tinh này.

Các nhà thiên văn có thể quan sát từ kính thiên văn trên trái đất trước và sau vụ va chạm, để xác định chu kỳ quỹ đạo của Dimorphos sẽ thay đổi như thế nào. Đó là phép đo quan trọng cho chúng ta biết cách tiểu hành tinh phản ứng với nỗ lực làm chệch hướng của chúng ta.

Dimorphos được chọn cho nhiệm vụ này vì kích thước của nó tương đương với các tiểu hành tinh có thể gây ra mối đe dọa cho trái đất, nhưng bản thân nó không phải là mối đe dọa với trái đất.

Tàu vũ trụ nhỏ hơn Dimorphos khoảng 100 lần, vì vậy nó sẽ không xóa sổ được Dimorphos. Nancy Chabot, người đứng đầu dự án DART giải thích: “Điều này sẽ không phá hủy tiểu hành tinh, mà chỉ là tạo cho nó một cú thúc nhỏ và làm chệch hướng đường đi của nó xung quanh tiểu hành tinh lớn hơn của nó”.

Vụ va chạm sẽ chỉ làm thay đổi 1% tốc độ của Dimorphos khi nó quay quanh Didymos. Điều này nghe có vẻ không nhiều, nhưng nó sẽ thay đổi chu kỳ quỹ đạo của “mặt trăng” này. Sự thay đổi có thể được quan sát và đo lường từ các kính thiên văn trên mặt đất.

Dữ liệu quý giá mà sứ mệnh DART thu thập được sẽ đóng góp cho nhân loại vào các chiến lược bảo vệ trái đất trong tương lai, đặc biệt là hiểu được loại lực nào cần thiết để thay đổi quỹ đạo của một tiểu hành tinh, để ngăn nó va chạm với hành tinh của chúng ta.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h