Tên lửa dưới quỹ đạo có thể nhìn thấy trong thời gian ngắn vài giây sau khi phóng, và di chuyển 300km vào không gian.

Trụ sở NASA. Ảnh: TV
Nhà vật lý thiên văn của Đại học Quốc gia Úc Brad Tucker, người có mặt cách bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Arnhem 400m, cho biết cảnh quan khô hạn của Úc và vị trí gần với đường xích đạo tạo điều kiện tối ưu cho các vụ phóng vào không gian. "Bạn không có nhiều nơi gần xích đạo hơn Arnhem", ông nói.
Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, 3 vụ phóng từ Trung tâm Vũ trụ Arnhem vào tháng 6 và tháng 7 có nhiệm vụ khám phá cách ánh sáng của một ngôi sao có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sống của hành tinh.
Theo NASA, nhiệm vụ hôm Chủ nhật mang theo các máy dò để đo loại tia X được tạo ra bởi các khí nóng lấp đầy không gian giữa các ngôi sao, qua đó giúp nghiên cứu cách chúng ảnh hưởng đến sự tiến hóa của các thiên hà.
Ông Tucker cho biết, nhiệm vụ thứ hai và thứ ba trong tháng 7 sẽ quan sát Alpha Centauri, ngôi sao gần Trái đất nhất và gần nhất với chòm sao Nam Thập Tự (Southern Cross) có trên lá cờ Úc. Chỉ có thể nhìn thấy chòm sao Nam Thập Tự và Alpha Centauri trên bầu trời phía Nam.
Ông nói rằng “mục tiêu lớn là xem liệu có những hành tinh giống Trái đất xung quanh ngôi sao này hay không” và cho biết thêm các nhà khoa học đã chờ đợi một thập kỷ để phóng một tên lửa từ Nam bán cầu.
"100 giây sau khi phóng, các nhóm khoa học sẽ bắt đầu làm việc và họ sẽ điều khiển kính thiên văn trên tàu vũ trụ. Họ sẽ biết nhiệm vụ có thành công không theo thời gian thực", ông cho hay.
Hoàng Nam (theo CNA)