Nên có "cơ chế riêng" đối với người đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin ngừa Covid-19

Chủ nhật, 05/09/2021 06:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều chuyên gia khuyến nghị, Chính phủ và các địa phương cần có cơ chế riêng đối với nhóm người lao động, người dân đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin ngừa Covid-19.

Nên có "cơ chế riêng" đối với người đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin ngừa Covid-19

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có khoảng 2,73 triệu người đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin ngừa Covid-19. Thế nhưng, nhóm đối tượng này vẫn chưa có “cơ chế riêng” trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và 16+, nhóm người đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin vẫn phải “nằm nhà”, chờ xin giấy phép đi đường, theo quy định của từng địa phương.

nen co co che rieng doi voi nguoi da tiem du 2 lieu vac xin ngua covid 19 hinh 1

Trao đổi riêng với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, PGS.TS Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, Đại học Kinh tế - Quốc dân cho rằng: Hiện nay, tại nhiều quốc gia đã chấp nhận nguồn lao động an toàn, tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hóa và cho phép họ tự do đi lại trong cộng đồng.

Theo PGS.TS Tạ Văn Lợi, có 2 yếu tố xác định nguồn lao động an toàn, thứ nhất là người đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin ngừa Covid-19, thứ hai là người có xét nghiệm âm tính PCR trong 72 giờ.

PGS.TS Tạ Văn Lợi phân tích: Đối với nhóm người lao động đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, tùy thuộc vào loại vắc-xin được tiêm, có tỷ lệ miễn dịch tới 80% - 90%, đây là nguồn lao động an toàn nhất trong giai đoạn hiện nay. 

Cũng có một số trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, nhưng vẫn phơi nhiễm với Covid-19, song tỷ lệ này không cao, một phần cũng là do chưa đủ thời gian tạo ra hệ miễn dịch.

Trong khi đó, đối với nhóm người lao động có kết quả xét nghiệm PCR với virus SARS-COV-2, nếu không may bị “dương tính”, thì trong 72 giờ đầu tiên, virus chưa đủ mạnh để lây nhiễm ra bên ngoài.

“Nhiều quốc gia đã cho phép 2 nhóm người lao động này được tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, nhưng tại Việt Nam thì chưa thừa nhận việc và cũng chưa có cơ chế riêng đối với người đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin. Nguyên nhân là do hệ thống y tế của ta chưa tốt và tâm lý lo sợ các đợt bùng phát mới, ngay cả khi đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin”, PGS.TS Tạ Văn Lợi nói.

Tuy nhiên, PGS.TS Tạ Văn Lợi đề nghị Chính phủ và các địa phương nên có cơ chế riêng đối với 2 nhóm đối tượng này, cho phép họ tham gia vào lực lượng an toàn, bất kể ngành nghề gì.

“Nếu Việt Nam muốn đạt được “mục tiêu kép”, Chính phủ cần phải gỡ bỏ một phần đối với người đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần duy trì xét nghiệm âm tính PCR, để người lao động cân nhắc giữa chi phí xét nghiệm trong 3 ngày và lợi ích khi đi làm mang lại. Nếu lợi ích mang lại nhiều hơn, Chính phủ nên tạo điều cho họ hoạt động kinh doanh sản xuất”, PGS.TS Tạ Văn Lợi nói.

Đồng tình với nhận định này, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin có nguy cơ mắc Covid-19 thấp hơn nhiều lần so với người chưa tiêm, nếu có mắc thì tải lượng virus cũng thấp hơn và tình trạng lâm sàng cũng nhẹ hơn, nguy cơ làm lây lan cho người khác cũng thấp hơn.

"Do đó, nếu tiêm đủ 2 mũi vắc-xin rồi lại về ngồi ở nhà thì rất phí, vì họ có thể tham gia lao động, làm việc bình thường. Tuy nhiên, người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn cần thực hiện đầy đủ khuyến cáo 5K để bảo vệ sức khỏe cho người khác", TS Nguyễn Huy Nga nhận xét.

Vì sao phải tiêm đủ 2 liều vắc-xin?

TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, vắc-xin không đem lại sự bảo vệ tức thì.

nen co co che rieng doi voi nguoi da tiem du 2 lieu vac xin ngua covid 19 hinh 2

Nhiều chuyên gia khuyến nghị, Chính phủ và các địa phương cần có cơ chế riêng đối với nhóm người lao động, người dân đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin ngừa Covid-19.

Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng trở ra thì vắc xin mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%-90% tùy theo loại vắc xin.

Chuyên gia này nhấn mạnh, vắc-xin ngừa Covid-19 không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng bảo vệ cơ thể không mang mầm bệnh. Điều này có nghĩa là khi đã tiêm vắc-xin, chúng ta có thể không mắc Covid-19, nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus và lây bệnh cho người khác.

Tuy nhiên, khi cảnh báo nguy cơ này, TS. Phạm Quang Thái cũng đồng thời đưa ra kết quả nghiên cứu cụ thể những ca nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương hay ở Điện Biên trước đây, cũng có những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 khi đã được tiêm vắc xin Covid-19. Kết quả cho thấy, khả năng lây nhiễm thứ cấp từ những người này hầu như không có, tỷ lệ lây truyền virus là rất thấp.

TS Thái cũng cho biết: Việc tiêm đủ 2 liều vắc-xin sẽ bảo vệ người được tiêm khỏi rơi vào thể nặng và phải nhập viện. Cho đến thời điểm này, vắc xin được sử dụng tại Việt Nam đã được chứng minh trên thực địa khi chưa có trường hợp tiêm đủ 2 mũi nào bị bệnh nặng hay tử vong. 

“Dù đã được tiêm vắc-xin, người được tiêm vắc xin vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng”, GS.BS Phạm Quang Thái cho biết.

Triệu Minh

Bình Luận

Tin khác

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp