Nền kinh tế "đầu tàu" châu Âu có quá phụ thuộc vào Trung Quốc?

Thứ bảy, 24/09/2022 10:27 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chính phủ Đức kỳ vọng sẽ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp đây không phải là “câu chuyện trên bàn giấy”.

Cảng Hamburg, cảng biển lớn nhất của Đức, được coi là nơi giao lưu trọng điểm của quốc gia này với thế giới. Nhưng trên hết, đây là cửa ngõ cho Trung Quốc, khách hàng tiềm năng nhất của cảng. Chỉ trong nửa đầu năm 2022, ước tính có hơn 1,3 triệu container từ Trung Quốc đến đây.

Giờ đây, hãng vận tải khổng lồ COSCO của Trung Quốc muốn nắm 35% cổ phần của cảng và các nhà khai thác của hãng cũng muốn điều đó. Họ nói rằng điều này sẽ biến khu cảng container trở thành trung tâm trung chuyển hàng đầu ở châu Âu cho công ty vận tải biển lớn nhất thế giới.

nen kinh te dau tau chau au co qua phu thuoc vao trung quoc hinh 1

Cảng Hamburg và công ty vận tải biển khổng lồ COSCO của Trung Quốc là một ví dụ về mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ giữa Đức và Trung Quốc. Ảnh: DW.

Tuy nhiên, Bộ Kinh tế ở Berlin có thể không chấp thuận vụ đầu tư này. Tranh chấp bắt đầu nảy sinh khiến các nhà phân tích đều băn khoăn liệu mối quan hệ với Trung Quốc tác động đến nền kinh tế Đức như thế nào.

Trong khi đó, việc Đức phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt của Nga đã được chứng minh là một điểm yếu sau khi Nga tấn công Ukraine. Nhận thức này đã khiến Chính phủ nước này phải xem xét khi “qua lại” với Trung Quốc - hiện tuyên bố có mối quan hệ khăng khít với Nga.

Hiện tại, có khoảng 5.000 công ty Đức đang hoạt động tại Trung Quốc.

Đức tung nhiều chính sách thương mại mạnh mẽ

Bộ trưởng Kinh tế Đức kiêm Phó Thủ tướng Robert Habeck từ Đảng Xanh, đã công bố một "chính sách thương mại mạnh mẽ hơn" đối với Trung Quốc.

"Thời kỳ ngây thơ đối với Trung Quốc đã qua", Habeck tuyên bố vào giữa tháng 9 sau cuộc họp của các bộ trưởng các nền kinh tế G7.

Hồi tháng 5, ông Habeck đã từ chối các yêu sách của Tập đoàn đa quốc gia sản xuất ô tô VW cho các khoản đầu tư vào Trung Quốc. Đây là một cú sốc: Trong nhiều thập kỷ, hoạt động kinh doanh của các công ty Đức tại Trung Quốc đã được Chính phủ hỗ trợ bởi sự đảm bảo về cả đầu tư và xuất khẩu.

“Trong tương lai gần, nếu các công ty Đức muốn đầu tư, giao dịch với Trung Quốc, có thể phải tự chịu rủi ro và sẽ không còn có thể dựa vào các bảo lãnh và biện pháp bảo vệ của Chính phủ nữa”, chuyên gia nhiên cứu về Trung Quốc Tim Rühlig cho hay.

Động thái trên cho thấy, Chính phủ Đức đang "không còn muốn cung cấp các ưu đãi cho các công ty Đức mở rộng kinh doanh ở Trung Quốc", một nhà phân tích nhận định.

Tuy nhiên, “những lời đe doạ” trên dường như chưa đủ sức nặng. Theo nghiên cứu của Jürgen Matthes, một nhà kinh tế của Viện Kinh tế Đức (IW), ngành công nghiệp Đức đã đầu tư khoảng 10 tỷ euro vào Trung Quốc chỉ trong nửa đầu năm nay - một con số kỷ lục.

nen kinh te dau tau chau au co qua phu thuoc vao trung quoc hinh 2

Volkswagen là một trong những nhà đầu tư lớn của Đức tại Trung Quốc. Ảnh: DW.

Các nhà sản xuất ô tô và các công ty hóa chất nói riêng đang tiếp tục tìm kiếm chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc. Theo một nghiên cứu do Tập đoàn Rhodium công bố vào giữa tháng 9, bốn gã khổng lồ công nghiệp của Đức - hãng sản xuất ô tô VW, BMW, Mercedes và công ty hóa chất BASF - đã chiếm 1/3 đầu tư trực tiếp của châu Âu vào Trung Quốc.

Sự phụ thuộc được đánh giá quá cao?

Theo Jörg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc, 80% các khoản đầu tư của châu Âu vào quốc gia đông dân nhất thế giới đều được thực hiện bởi chỉ 10 công ty lớn.

Tuy nhiên, mười công ty hàng đầu của châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, sự phụ thuộc này để nhập khẩu các nguyên tố đất hiếm, các sản phẩm sơ chế cho ngành dược phẩm và cho các hệ thống quang điện.

nen kinh te dau tau chau au co qua phu thuoc vao trung quoc hinh 3

Quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng: Pin mặt trời từ Trung Quốc. Ảnh: DW.

Nhưng sự phụ thuộc vào Trung Quốc về cơ bản khác với sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Hầu hết những sản phẩm trên - khoảng 90% trong số đó - có thể dễ dàng sao chép ở những nơi khác, Jörg Wuttke cho biết.

Nhiều nguồn phân tích cho rằng khoảng 3% của Đức phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc. "Đó là một con số đáng kể, tuy nhiên, ở cấp độ kinh tế vĩ mô, sự phụ thuộc vào Trung Quốc như một thị trường xuất khẩu là có liên quan, nhưng không quá lớn như các báo cáo phương tiện truyền thông thường đưa tin”.

Trong Chính phủ Liên minh Trung tả mới của Đức gồm Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Đảng Dân chủ Tự do tân tự do (FDP) và nhà bảo vệ môi trường Greens, đặc biệt là Chính phủ nước này đều đang gây áp lực buộc các công ty phải xem xét lại mối quan hệ của họ với Trung Quốc.

Bộ Kinh tế đang xem xét các biện pháp để khuyến khích các công ty chuyển sang các nước châu Á khác, thay vì Trung Quốc. Đầu tư của Chính phủ và bảo lãnh xuất khẩu đang được đánh giá lại.

Ngân hàng KfW thuộc sở hữu của Chính phủ đang kiểm tra có thể thu hẹp quy mô chương trình Trung Quốc của mình và thay vào đó cung cấp nhiều khoản vay hơn cho hoạt động kinh doanh ở các nước bao gồm Indonesia hay không.

Năm ngoái, Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI) đã tranh luận về các quy tắc hợp tác chính sách ngoại thương với các nước khác. Gợi ý một "khái niệm về sự chung sống có trách nhiệm trong chính sách kinh tế đối ngoại và ranh giới rõ ràng cho bất kỳ sự hợp tác nào".

"Về nguyên tắc, sự hỗ trợ của Chính phủ và bảo vệ hoạt động kinh doanh của các công ty Đức tại Trung Quốc đã đi quá xa", Friedolin Strack, giám đốc điều hành của Ủy ban Kinh doanh Đức châu Á - Thái Bình Dương (APA), nói với hãng tin Reuters.

Ông nhấn mạnh: Các khoản đầu tư của Trung Quốc nên được chào đón ở Đức và châu Âu. Tuy nhiên, liệu điều này có nên áp dụng cho trường hợp cụ thể về việc COSCO vào Cảng Hamburg hay không, vẫn còn nhiều ẩn số.

Lê Na (Theo DW)

Bình Luận

Tin khác

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp