Nếu DN bảo hiểm đầu tư vào bất động sản: Đưa tiền của người dân vào thế nguy hiểm

Thứ bảy, 18/06/2022 11:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi Quốc hội thông qua Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), với quy định mới “cấm” các doanh nghiệp bảo hiểm dùng tiền nhàn rỗi đầu tư vào bất động sản, nhiều ý kiến cho rằng “cấm” là điều hiển nhiên.

"Cấm" doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư bất động sản là đúng!

Sau khi Quốc hội thông qua Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), với quy định mới “cấm” các doanh nghiệp bảo hiểm dùng tiền nhàn rỗi đầu tư vào bất động sản, nhiều ý kiến cho rằng “cấm” là điều hiển nhiên.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Nguyễn Trung Tuấn, chuyên gia bất động sản cho rằng: Người dân khi bỏ tiền ra mua bảo hiểm, tức là họ mua sự an toàn cho chính mình khi xảy ra các tình huống rủi ro như tai nạn, bệnh tật,... Vì vậy, dòng tiền của ngành bảo hiểm phải tuyệt đối an toàn.

neu dn bao hiem dau tu vao bat dong san dua tien cua nguoi dan vao the nguy hiem hinh 1

"Cấm" doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư bất động sản là đúng.

“Bảo hiểm không phải là một kênh đầu tư, người mua bảo hiểm cũng không phải là đầu tư. Vì vậy, dòng tiền khi rót vào bảo hiểm sẽ không phải đối mặt với rủi ro thắng hay lỗ”, ông Tuấn nói.

Do đó, trong trường hợp Quốc hội cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trực tiếp vào thị trường bất động sản, điều này đồng nghĩa với việc đưa tiền của người dân vào thế rủi ro, có thể lỗ. Như vậy là trái nguyên tắc của ngành bảo hiểm.

“Trên thực tế, tại Việt Nam, trước đây cũng đã có doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào bất động sản, lợi nhuận thì không thấy đâu, chỉ thấy toàn lỗ. Thậm chí, cho tới nay, nhiều dự án bất động sản của doanh nghiệp này vẫn đắp chiếu, chưa triển khai, khiến dòng tiền của người dân khi rót vào bảo hiểm bị lãng phí rất lớn”, ông Tuấn nói.

Đồng tính với nhận định này, TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế nhận định: Không chỉ ở Việt Nam, mà trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm không chú tâm vào ngành nghề chính, mà đưa dòng tiền đi đầu tư bất động sản. 

Nhiều trường hợp, lãi thì ít, nhưng lỗ thì nhiều, gây ra một hệ quả rất lớn cho cả thị trường tài chính lẫn thị trường bất động sản.

“Tôi cho rằng, nếu để các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư bất động sản sẽ làm thị trường bát nháo”, ông Hiển nói.

Theo TS Đinh Thế Hiển, tiền của doanh nghiệp bảo hiểm giữ của người dân nên họ chỉ được khai thác ở những lĩnh vực tài chính an toàn và luôn luôn có thanh khoản. Khi các doanh nghiệp này bước vào thị trường bất động sản có thể sẽ "làm méo" nguồn vốn vào lĩnh vực này, dòng tiền của công ty bảo hiểm rất lớn nhưng tiền này lại không phải tiền của họ.

Thêm vào đó bất động sản không phải là lĩnh vực chuyên môn của các công ty bảo hiểm nên họ không thể có năng lực kinh doanh hiệu quả.

Thực tế, có các tập đoàn bảo hiểm của nước ngoài không tham gia vào lĩnh vực bất động sản vì họ biết tính rủi ro của thị trường này. 

"Thường các công ty bảo hiểm nước ngoài như là Manulife, Prudential không tham gia vào lĩnh vực bất động sản. Họ làm đúng dịch vụ quản lý tiền của họ trong vấn đề bảo hiểm", ông Hiển nêu.

Các doanh nghiệp bảo hiểm kiếm từ đâu?

Hiện nay, một số quan điểm vẫn cho rằng nên cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư bất động sản, để tạo ra nhiều lợi nhật. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, đầu tư bất động sản đang là xu hướng, và hầu hết các doanh nghiệp đầu tư bất động sản đều có lời.

neu dn bao hiem dau tu vao bat dong san dua tien cua nguoi dan vao the nguy hiem hinh 2

Thực tế, ngành bảo hiểm vẫn có thể tham gia bất động sản nhưng đó là trái phiếu, trong đó được phép mua trái phiếu có tính an toàn và có tính thanh khoản.

Về vấn đề này, ông Hiển nhấn mạnh: Nhiều người nghĩ kinh doanh bất động sản sẽ chỉ sinh lời chứ không lỗ nhưng mọi người quên rằng có những giai đoạn bất động sản đã làm sụp đổ rất nhiều tập đoàn lớn, làm khó khăn nhiều hệ thống kinh tế cả khu vực và thế giới.

Đơn cử, chúng ta có thể quan sát vào những năm 1997, 1998 nhiều nền kinh tế châu Á đã suy sụp; đến năm 2008 cũng vì bất động sản tăng giá và các doanh nghiệp tài chính đầu tư đổ tiền vào đã gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, sụp đổ rất nhiều tập đoàn lớn.

Nói riêng ở Việt Nam, giai đoạn năm 2008 đến năm 2012 không riêng gì công ty bảo hiểm, có rất nhiều tập đoàn tài chính ở Việt Nam gặp khó khăn lớn chính vì đã bỏ ngành nghề chính mà đầu tư bất động sản.

"Như vậy, lĩnh vực bất động sản có thể giúp sinh lời rất lớn nhưng ngược lại có những giai đoạn có thể gây ra một sự đổ vỡ quy mô lớn, thậm chí là lớn hơn những lĩnh vực khác. Vì vậy, những công ty bảo hiểm hay các công ty tài chính là những công ty dịch vụ tài chính với định hướng an toàn chứ không phải định hướng đi tìm lợi nhuận cao. Việc họ phải rút ra khỏi lĩnh vực bất động sản là phù hợp để tránh những rủi ro có thể xảy ra", ông Hiển nói

Theo TS Đinh Thế Hiển, thực tế, ngành bảo hiểm vẫn có thể tham gia bất động sản nhưng đó là trái phiếu, trong đó được phép mua trái phiếu có tính an toàn và có tính thanh khoản.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

(CLO) Những căn biệt thự hạng sang tại phân khu đóng The Miyabi là tài sản đặc biệt hiếm có trong lòng thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, nơi mang tới trải nghiệm sống “xa xỉ thầm lặng” độc bản khiến giới doanh nhân thành đạt sẵn sàng mở hầu bao.

Bất động sản
Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

(CLO) Mới đây, Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở liên quan và TP Đà Lạt yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt toàn bộ việc kinh doanh, khai thác tại dự án Dinh I, yêu cầu đơn vị đang khai thác bàn giao tài sản trước ngày 30/4.

Bất động sản
Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

(NB&CL) Dù Luật Đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng Chính phủ đã có đề xuất trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 5 tháng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản
Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì 'lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó'

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì "lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó"

(CLO) Ngay cả sau khi Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý tốt hơn mong đợi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn quyết định giữ nguyên ước tính tăng trưởng GDP cả năm đối với nước này.

Bất động sản
Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

(CLO) Trong giai đoạn quý I/2024, với các dấu hiệu ấm lên của thị trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng như lực lượng môi giới đã bắt đầu hoạt động trở lại. Đánh dấu bước đệm cho một chu kỳ mới của thị trường sắp bắt đầu.

Bất động sản