Kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào cuối tháng 2, các quốc gia phương Tây và các đồng minh, bao gồm cả Nhật Bản, đã lên tiếng trừng phạt tài chính và áp đặt hàng loạt các lệnh cấm vận lên Nga.
Để đáp trả hành động này, Nga đã tìm cách gây khó khăn cho các tập đoàn phương Tây và các đối tác kinh doanh của họ sau khi rời khỏi Nga, và trong một số trường hợp là trưng dụng tài sản.

Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì một cuộc họp về sự phát triển của lĩnh vực luyện kim. Ảnh: Reuters.
Hôm qua (5/8), Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh nhằm nghiêm cấm các nhà đầu tư từ các quốc gia bị trừng phạt bán lại tài sản trong các thỏa thuận chia sẻ sản xuất (PSA), các ngân hàng, thực thể chiến lược, các công ty sản xuất thiết bị năng lượng và các dự án khác từ sản xuất dầu khí đến than đá và niken.
Bên cạnh đó, sắc lệnh nêu rõ Nga có thể đưa ra một khoảng thời gian đặc biệt trong một số tình huống nhất định để cho phép các giao dịch được tiến hành, đồng thời chính phủ và ngân hàng trung ương phải lập danh sách các ngân hàng để Điện Kremlin phê duyệt. Chỉ thị không đưa ra tham chiếu cụ thể về bất kỳ khoản đầu tư nào.
Theo hãng tin Reuters, các công ty và đối tác kinh doanh của phương Tây sẽ không được rút khỏi hoặc bán lại cổ phần của hầu hết các dự án tài chính và năng lượng lớn trong thời gian hiện hành, vẫn còn cổ phần, bao gồm cả dự án dầu khí Sakhalin-1.
Hôm thứ Năm (4/8), công ty dầu khí quốc gia của Nga (Rosneft) đã đổ lỗi cho gã khổng lồ năng lượng ExxonMobil (Mỹ) vì giảm hoạt động tại nhóm mỏ Sakhalin-1, sau khi công ty năng lượng Mỹ tuyên bố họ đang trong quá trình chuyển giao 30% cổ phần "cho một bên khác."
Ngoài ra, vào ngày 2/8, chính phủ Nga đã ban bố một nghị định nhằm cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trước đó tham gia đóng góp và đầu tư vào dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Sakhalin-2, bao gồm công ty Royal Dutch Shell (Hà Lan) và các công ty thương mại Nhật Bản, nội trong một tháng phải tìm được thực thể mới thay thế dự án hiện có.
Được biết, tập đoàn năng lượng Shell đang tìm kiếm các phương án để rút khỏi dự án khí đốt này, trong khi, chính phủ Nhật Bản tái khẳng định rằng các công ty Nhật Bản vẫn sẽ duy trì cổ phần của họ ở đó.
Ngoài ra, hàng loạt các ngân hàng UniCredit (Ý), Intesa, (Mỹ) và ngân hàng Raiffeisen (Áo) tiếp tục tìm kiếm các cách để thoát khỏi Nga, trong khi đó, các tổ chức tài chính khác như Societe Generale (Pháp), ngân hàng đa quốc gia HSBC đã tìm ra lối thoát cho riêng mình.
Lê Na (Theo Reuters)