Nga có thành công trong việc kéo dầu thô Iran khỏi phương Tây?

Thứ tư, 14/09/2022 06:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc khủng hoảng liên quan đến Iran, Nga và phương Tây về các vấn đề liên quan đến hạt nhân và dầu mỏ đã trở nên tồi tệ hơn trong những ngày gần đây.

Vì sao Nga muốn cùng phe với Iran?

Khi cuộc chiến tại Ukraine bùng nổ, Nga đã và đang chuẩn bị các biện pháp “trả đũa” đối với những gì họ coi là hành động khiêu khích của phương Tây. Quốc gia này đã đưa ra một vòng tối hậu thư mới, hy vọng sẽ làm suy yếu tinh thần đoàn kết của châu Âu và đe dọa sẽ ngay lập tức ngừng cung cấp dầu và khí đốt cho châu lục này, để đáp lại đề xuất của khối về việc áp đặt trần giá đối với xuất khẩu năng lượng của Nga.

Sau bài phát biểu gần đây tại hội nghị ở Vladivostok, Tổng thống Nga ngầm thúc đẩy “sự nhiệt tình” của Moscow đối với thỏa thuận hạt nhân và dầu mỏ có thể xảy ra giữa phương Tây và Iran.

nga co thanh cong trong viec keo dau tho iran khoi phuong tay hinh 1

Ảnh minh hoạ. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Nga Putin dự kiến sẽ gặp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) bắt đầu vào thứ Năm tuần này tại thành phố Samarkand của Uzbekistan để thoả luận về một số vấn đề.

Trong đó, Iran muốn gia nhập SCO chủ yếu vì lý do an ninh và Moscow tin rằng điều đó có thể thành hiện thực. Đổi lại, Nga hy vọng động thái này có thể ảnh hưởng đến chính sách dầu mỏ của Iran nếu đạt được thỏa thuận giữa Tehran - phương Tây và các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ đối với xuất khẩu năng lượng của Iran.

Về cơ bản, Nga muốn Iran chỉ bán một phần nhỏ dầu của mình cho châu Âu, trong khi mở rộng bán hàng sang “các quốc gia thân thiện hơn” ở phương Đông. Điều này, một phần sẽ không gây nguy hiểm đến vị thế của Nga trên thị trường năng lượng, cụ thể là dầu thô.

Bên cạnh đó, các cường quốc châu Âu thực sự tin rằng Iran sẽ chọn đứng về khối thay vì Nga trong kỷ nguyên chiến tranh năng lượng.

Cụ thể, Liên minh châu Âu muốn đạt được một thỏa thuận với Iran ngay cả khi  phải nhượng bộ đáng kể trong các cuộc đàm phán hạt nhân. Trên thực tế, Iran sẽ không bao giờ chọn châu Âu thay vì Nga, đặc biệt là với quan hệ đồng minh chiến lược lâu dài với quốc gia này.

Trong khi đó, một vấn đề khác vẫn có thể gây nguy hiểm cho các cuộc đàm phán: Iran từ chối cam kết kiểm tra bổ sung các hoạt động hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Gần đây, IAEA đã tuyên bố họ không thể đảm bảo tính chất hòa bình của chương trình hạt nhân của Iran và cho biết không có tiến triển nào về vấn đề an toàn hạt nhân.

Một số người tin rằng một thỏa thuận là không thể tránh khỏi bất chấp những trở ngại và nhu cầu của châu Âu đối với dầu Iran sẽ thúc đẩy Tổng thống Mỹ Joe Biden đảm bảo một thỏa thuận hạt nhân bằng bất cứ giá nào.

Hệ quả của cuộc đàm phán hạt nhân: thất bại hoặc thành công?

Cho đến nay, Iran vẫn “lặng im như tờ” sau khi Israel gần đây ném bom các địa điểm quan trọng của họ ở Syria. Thứ nhất, bởi vì quốc gia này đã quan tâm đến việc bảo vệ các cuộc đàm phán hạt nhân. Thứ hai, vì Nga đã yêu cầu Iran không đáp trả các hành động khiêu khích của Israel ở Syria. Thứ ba, bởi vì các cuộc đàm phán đằng sau hậu trường nhằm đảm bảo các thỏa thuận bí mật giữa Iran và Israel.

Trong khi đó, Iran tiếp tục bán dầu thô của mình cho Trung Quốc, Ấn Độ và những nước khác vào thời điểm giá dầu cao, cho phép nước này bù đắp cho phần ngân sách thâm hụt do các trừng phạt của Mỹ.

Bên cạnh đó, Iran thậm chí có thể quyết định rằng việc không làm gián đoạn các cuộc đàm phán biên giới Lebanon-Israel sẽ có lợi về mặt kinh tế, vì nguồn thu từ dầu và khí đốt từ Lebanon có thể làm giảm dự luật hỗ trợ Hezbollah.

Người châu Âu đang rất nhạy cảm với cuộc khủng hoảng Ukraine. Họ khó có được nguồn cung dầu của Iran cho dù có thỏa thuận hay không. Và họ lo sợ rằng Nga có thể ‘cầm chuôi” trong cuộc chiến tranh khí đốt khi mùa đông lạnh giá đến gần.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là đây là con đường kết thúc cho các cuộc đàm phán hạt nhân. Việc tiếp tục các lệnh trừng phạt chống lại Iran là một lựa chọn và một quyết định mà Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn có thể sử dụng để có lợi cho mình, để tránh sa vào một cuộc đối đầu quân sự và cho phép Israel tự do hành động nếu cần.

Lê Na (Theo HSNW)

Bình Luận

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp