Bắt quả tang đối tượng vận chuyển trái phép ma túy trong bao bì nông sản
(CLO) Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện, bắt quả tang 1 đối tượng, thu giữ số lượng lớn trái phép 12.000 viên ma túy tổng hợp tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
Theo dõi báo trên:
Cơ sở chính cho sự hợp tác giữa Nga với chính quyền mới của Syria là sự tiến triển của chính quyền này hướng tới một chính phủ dân chủ, văn minh, từ bỏ quan điểm cực đoan và tuân thủ nguyên tắc pháp quyền trong việc ra quyết định. Nếu điều kiện này được đáp ứng, cơ hội cho các hoạt động ngoại giao sẽ mở ra. Tất nhiên, ngay cả khi Syria rơi vào hỗn loạn, Nga vẫn có những quân bài chủ chốt nhằm bảo vệ lợi ích của mình.
Vào cuối tháng 1, cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý đến các cuộc tiếp xúc ngoại giao rất chặt chẽ giữa Nga và chính quyền mới của Syria. Đầu tiên, Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Bogdanov và Đại phái viên của Tổng thống Nga về Syria Alexander Lavrentyev đã đến Damascus, sau đó ông Bogdanov đã có cuộc gặp Đại sứ Syria tại Moscow.
Mặc dù thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nga về vấn đề Syria cho đến nay vẫn còn tương đối chung chung, nhưng nhiều khả năng các nhà ngoại giao Nga đã thảo luận về số phận của các căn cứ quân sự của nước này và khả năng hỗ trợ tái thiết Syria.
Một cơ sở hải quân của Nga ở Tartus, Syria. Ảnh: Google Maps
Căn cứ hải quân ở Tartus và căn cứ không quân Khmeimim là những trụ cốt chính bảo đảm sự hiện diện quân sự-chính trị của Nga tại Syria và là một trong những công cụ quan trọng thể hiện ảnh hưởng của Nga trong khu vực, đóng vai trò bảo đảm mối quan hệ ngay cả với những quốc gia thân phương Tây nhất ở Trung Đông, như Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Không phải ngẫu nhiên cho đến hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ và Israel vẫn duy trì quan điểm, lập trường trung lập trong vấn đề Ukraine.
Bất chấp những lời đề nghị rõ ràng từ một số quốc gia phương Tây, chính quyền mới ở Syria, vốn được hình thành từ những nhóm vũ trang đối lập, vẫn cần sự hỗ trợ ngoại giao đáng kể. Điều này mở ra không gian cho việc xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi, cho phép Nga giữ lại các căn cứ của mình và chính phủ Syria mới (nếu có sự thay đổi) đạt được tính hợp pháp quốc tế cần thiết và có khả năng được xóa khỏi danh sách đen quốc tế.
Trong trường hợp chính quyền mới ở Damascus không thể đạt được thỏa thuận (và tất nhiên là nếu có căn cứ pháp lý), về mặt lý thuyết, Nga cũng có thể cân nhắc phương án sử dụng quyền phủ quyết của mình tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để duy trì các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Syria dưới thời Bashar al-Assad.
Yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay đối với Damascus là cần nguồn lực để xây dựng lại đất nước sau thời gian dài chìm trong khói lửa chiến tranh. Trong vấn đề này, Nga sẽ là một trong những đối tác mà chính phủ mới ở Damascus không thể bỏ qua.
Vài năm trước đây, Tổng thống Syria khi đó Bashar al-Assad đã nói rằng, công cuộc tái thiết Syria sẽ tốn khoảng 400 tỷ USD. Mới đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đưa ra con số 500 tỷ USD cần thiết để xây dựng lại Syria. Rõ ràng, Ankara sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu tự mình thực hiện dự án này, hay thậm chí là các bên liên quan khác ở Trung Đông.
Điều này mở ra cơ hội cho Nga để tham gia vào công cuộc tái thiết, qua đó mở rộng ảnh hưởng ở Syria mặc dù nước này cũng đang phải “sa lầy” vào cuộc chiến ở Ukraine. Việc Bộ trưởng Bộ Y tế Syria, Maher al-Sharaa (anh trai của nhà lãnh đạo Syria hiện tại, Ahmed al-Sharaa), cũng có mặt tại cuộc họp với phái đoàn Nga ở Damascus cho thấy chính phủ Syria không chỉ cần tiền, mà còn cần kinh nghiệm quản lý (trong trường hợp này là quản lý y tế).
Hình ảnh hoang tàn ở Ghouta, Syria. Ảnh: FP
Ngoài ra, rõ ràng là chính quyền Syria đang cân nhắc phương án thu hút các chuyên gia Nga và cũng cần nhiên liệu, nguyên liệu thô. Đối với Điện Kremlin, lựa chọn này sẽ là tối ưu nhất vì nó cho phép nước này không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền mà vẫn đạt được mục tiêu.
Một lựa chọn khác mà Nga có thể tính đến là xóa bỏ các nghĩa vụ tài chính của Damascus - theo Ngân hàng Thế giới, Nga chiếm khoảng 15% tổng số nợ của Syria - nhiều hơn Đức, Nhật Bản, những đồng minh thân cận của Washington. Nhiều ý kiến cho rằng, việc xóa bỏ các món nợ này sẽ mang lại nhiều lợi ích chiến lược hơn cho Nga nếu cố gắng đòi nợ.
Một điểm quan trọng khác là hầu như bất kỳ chính phủ mới nào cũng cố gắng trở nên độc lập và được thừa nhận, vì chính trị là cơ chế phổ quát để lựa chọn những người có tham vọng và quyền lực. Nhiều ý kiến cho rằng, chính quyền Syria hiện nay bản chất là lực lượng ủy nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Damascus sẽ không từ chối việc giảm sự phụ thuộc vào Ankara nếu có cơ hội. Và để làm được điều này, họ cần càng nhiều đối tác bên ngoài có nguồn lực càng tốt.
Trong trường hợp mâu thuẫn chính trị nội bộ ở Syria tiếp tục leo thang và quốc gia này trượt vào con đường nội chiến đẫm máu, Nga có thể tìm kiếm, tài trợ cho một nhóm chính trị-tôn giáo hoặc dân tộc-chính trị nào đó để bảo đảm lợi ích, ảnh hưởng của mình trong đời sống chính trị Syria như một số nước lớn trong và ngoài khu vực đã từng làm trước đây ở Syria.
Trong trường hợp này, sự lựa chọn rõ ràng nhất là Alawite, một nhánh của dòng Hồi giáo Shitte, đã kiểm soát đời sống chính trị của Syria dưới thời Tổng thống Bashar al-Assad, và hiện đang thực sự lo lắng về số phận của mình sau khi chế độ Assad sụp đổ. Hơn nữa, khu vực phía tây Syria, nơi chủ yếu người Alawite sinh sống, tức là Latakia và Tartus, cũng chính là nới có các căn cứ quân sự của Nga.
Trong trường hợp hỗn loạn gia tăng ở Syria - một kịch bản rất có thể xảy ra do đặc thù của khu vực - Nga luôn có thể đàm phán trực tiếp với người Alawite, bỏ qua chính quyền trung ương. Kịch bản này không phải là tối ưu hay mong muốn nhất, nhưng không phải là không thể xảy ra.
Do đó, Nga có thể hỗ trợ chính phủ mới của Syria giành được tính hợp pháp (với điều kiện tuân thủ luật chơi), cung cấp nguồn lực và đóng vai trò đối trọng với các thế lực lớn khác. Và nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn, vẫn còn phương án đàm phán với các nhà lãnh đạo khu vực Alawite để bảo đảm lợi ích, ảnh hưởng cho Nga ở Syria.
(CLO) Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện, bắt quả tang 1 đối tượng, thu giữ số lượng lớn trái phép 12.000 viên ma túy tổng hợp tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
(CLO) Khoảng 14 giờ 30 ngày 15/3, trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 1 người tử vong.
(CLO) Tỉnh ủy Long An vừa ban hành Đề án hợp nhất 2 cơ quan, gồm: Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An. Sau hợp nhất có tên gọi mới là: Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Long An.
(CLO) Ngày 15/3, tại Hà Nội, Hội Điện ảnh Việt Nam đã tổ chức tri ân, tôn vinh nhiều nghệ sỹ, các nhà hoạt động điện ảnh nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2025). Đây cũng là hoạt động của Hội Điện ảnh hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
(CLO) Sau 20 năm bị lãng quên trong garage, chiếc Mitsubishi Colt Galant 2000 Turbo hiếm nhất nước Anh hồi sinh, vẫn đạt 204 km/h đầy ấn tượng.
(CLO) Sinopec và Zhenhua Oil tạm dừng nhập dầu Nga tháng 3, trong khi PetroChina, CNOOC cắt giảm mua do lo ngại trừng phạt.
(CLO) Ngày 15/3, UBND xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ đề xuất UBND huyện xử lý ông N.V.K (SN 1985, trú tại thôn 3, xã Hải Yang) về hành vi khám chữa bệnh không phép.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 16/3, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới khu vực Bắc Bộ, trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực Nam Bộ nhiều mây, ngày nắng nóng.
(CLO) Hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (07/9/1945 - 07/9/2025) và 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), ngày 15/3, Đoàn Thanh niên Đài TNVN tổ chức Giải bóng đá VOV 2025 nhằm tạo sân chơi thể thao lành mạnh, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giao lưu giữa các đơn vị.
(CLO) Ngày 15/3, Cục Hải quan (Bộ Tài Chính) đã thông tin về vụ việc bắt giữ một hành khách có hành vi vận chuyển hàng hóa nghi là cần sa, từ Thái Lan về Việt Nam thông qua Cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng.
(CLO) Theo cử tri tỉnh Bình Thuận, giá vắc xin sốt xuất huyết hiện 1,3 triệu/mũi, cần có chính sách trợ giá để người dân được tiêm phòng.
(CLO) Mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh 2 người phụ nữ liều mình chụp ảnh tạo dáng trên đường ray khi tàu đang đến khiến dư luận không khỏi bức xúc.
(CLO) Ngày 15/3, buổi lễ công trang phục thi đấu mới của đội tuyển Việt Nam đã diễn ra tại TP.HCM. Các mẫu áo đấu mới được công bố gồm áo polo di chuyển, áo suvec mùa đông; trang phục tập luyện, trang phục thi đấu 2 màu đỏ - trắng.
(CLO) Ngày 15/3, Công an xã Xuyên Mộc (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) tạm giữ Bùi Chí Bình (quê Tiền Giang) để điều tra vụ cướp giật tài sản.
(CLO) Tháng ba đến, những gánh hoa bưởi trắng muốt xuất hiện trên từng con đường, thu hút biết bao người dừng chân ngắm nhìn, thưởng thức hương thơm dịu nhẹ của mùa xuân.
(CLO) Ngày 15/3, Hoa hậu Hòa bình Quốc tế Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên một lần nữa lên tiếng về những "lùm xùm" liên quan đến việc quảng cáo kẹo rau củ Kera trong thời gian qua.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.
(CLO) Cuộc họp tại Jeddah, Ả Rập Xê Út giữa phái đoàn ngoại giao Mỹ và Ukraine ngày 11/3 đã kết thúc với việc Ukraine đồng ý các điều khoản của Mỹ về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Liệu điều này có phải là một bước tiến lớn hướng tới việc chấm dứt giao tranh hay con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai.
(CLO) Tuần trước, nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC+ đã quyết định tăng sản lượng dầu thô của các quốc gia thành viên lần đầu tiên kể từ năm 2022.
(CLO) Châu Âu đang đối mặt với một thực tế đầy thách thức khi vai trò trụ cột của Mỹ trong NATO - liên minh quân sự đảm bảo an ninh cho lục địa này suốt gần 80 năm - không còn là điều chắc chắn.
(CLO) Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân là loại tàu chiến phức tạp nhất và có khả năng răn đe cực kỳ mạnh mẽ. Nhân việc Triều Tiên vừa gia nhập các nước sở hữu loại tàu này, cùng điểm mặt 5 cường quốc đang đầu tư mạnh nhất cho tàu ngầm hạt nhân.
(CLO) Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ukraine tại Nhà Trắng vào hôm 28/2 và việc Mỹ đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine đã đẩy Liên minh châu Âu (EU) vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".
(CLO) Việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine đồng nghĩa Kiev sẽ không được tiếp nhận thêm những loại vũ khí đang có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc xung đột với Nga.
(CLO) Trung Quốc đang mở rộng đáng kể ảnh hưởng kỹ thuật số của mình tại châu Phi, tập trung vào tăng trưởng cơ sở hạ tầng và hợp tác công nghệ, đặc biệt là thông qua sáng kiến “Con đường tơ lụa kỹ thuật số”.
(CLO) Với nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, Ukraine đã trở thành địa bàn khai thác rầm rộ của các cường quốc phương Tây từ gần 2 thế kỷ trước.
(CLO) Trong khi nhiều nước đang tăng cường trấn áp tình trạng nhập cư bất hợp pháp, những người có ý định di cư vẫn có thể tìm kiếm quyền cư trú hợp pháp ở một quốc gia khác - với số tiền phù hợp. Đó là lý do xuất hiện cái gọi là “thị thực vàng” và “hộ chiếu vàng”.